Thuận lợi và khó khăn trong quá trình phối hợp giữa các ban ngành: 64

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở việt nam hiện nay và đề xuất mô hình quản lý phù hợp (Trang 64 - 66)

3.2.3. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình phối hợp giữa các ban ngành: ngành:

Thuận lợi trong quá trình phối hợp: Tổng hợp cả 3 tỉnh, kết quả cho thấy việc phối hợp giữa các đơn vị có những thuận lợi sau:

+ Y tế địa phương quan tâm, ủng hộ, phối hợp tốt với các trường học.

+ Ban giám hiệu nhà trường, thầy cô giáo quan tâm, tham gia ủng hộ

nhiệt tình hoạt động chăm sóc sức khỏe cho học sinh. + Các cán bộ nhiệt tình tham gia.

+ Chính quyền địa phương, ủng hộ và hưởng ứng cho hoạt động chăm sóc sức khỏe cho lứa tuổi học đường.

Khó khăn trong quá trình phối hợp:

- Công tác chỉ đạo của cấp tỉnh xuống cấp huyện còn chưa đồng bộ và chưa thống nhất.

- Các đơn vị không chủ động tích cực thực hiện được các hoạt động mà thường phụ thuộc vào kế hoạch của đơn vị khác. Vì vậy muốn phối hợp giữa y tế và giáo dục tuyến huyện còn chưa được như mong muốn.

- Việc chỉ đạo phối hợp thực hiện còn thiếu, chưa cụ thể, chưa rõ ràng, khiến cho việc phối hợp triển khai thực hiện giữa ngành giáo dục và y tế còn chưa đồng bộ, chưa chặt chẽ.

Sự chỉ đạo chồng chéo, ngành giáo dục bận, có sự thay đổi cán bộ phụ trách YTTH của phòng giáo dục nên phối hợp hoạt động còn khó khăn (PVS lãnh đạo TTYTDP huyện).

Cơ chế phối hợp chưa rõ ràng, thiếu khả năng thực hiện, đặc biệt là tuyến huyện y tế có đến ba đầu mối, thiếu cơ sở pháp lý, thiếu kinh phí hoạt động (PVS Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo).

“giữa y tế và giáo dục chưa có phối hợp, thiếu chỉ thị thực hiện” (PVS phó phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố).

Ngoài ra, một số ý kiến cho rằng thủ tục hành chính rườm rà, kinh phí hoạt

động cho YTTH ít nên sự phối hợp chưa được chặt chẽ. Địa bàn rộng cũng gây khó khăn cho sự phối hợp này

“các trường phân bố trên địa bàn rộng, khó liên lạc, mối liên hệ không chặt chẽ, không kiểm tra giám sát được…do tách TTYTDP và phòng y tế nên đôi

65

khi gặp khó khăn trong việc phối hợp hoạt động” (PVS cán bộ trung tâm YTDP huyện)

Nhìn chung, tại tỉnh Đồng Nai, sự phối hợp giữa các đơn vị thực hiện công tác YTTH gặp ít khó khăn hơn so với 2 tỉnh Phú Thọ và Quảng Bình.

Tóm tắt về cơ chế phối hợp liên ngành về hoạt động YTTH hiện tại

1. Chỉđạo theo ngành dọc từ trên xuống:

• Bộ Giáo dục đào tạo – Sở GD ĐT tỉnh– Phòng GD ĐT huyện – trường học.

• Bộ Y tế-Sở Y tế - TTYTDP tỉnh – TT YTDP huyện/thành phố – Trạm y tế xã – trường.

2. Cơ chế quản lý hiện tại:

• Ngành giáo dục: tổ chức và quản lý (chủ động) • Ngành y tế: hỗ trợ về chuyên môn (thụ động) • UBND: hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt động (chỉ đạo)

3. Nhận xét chung:

• Còn thiếu ban chỉ đạo YTTH, đặc biệt ở tuyến xã và huyện và chưa có ban chỉ đạo YTTH ở tuyến trung ương

• Thiếu các văn bản hướng dẫn thực hiện hoạt động YTTH cụ thể • Thiếu liên hệ, cơ chế chưa có giữa hai ngành y tế và Giáo dục và

đào tạo

• Cơ chế phối hợp hiện nay hiệu quả ở Đồng Nai nhưng chưa phù hợp ở Phú Thọ và Quảng Bình.

66

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở việt nam hiện nay và đề xuất mô hình quản lý phù hợp (Trang 64 - 66)