trường phổ thông hiện nay.
1.1. Điều kiện pháp lý:
Các văn bản pháp lý đã đề cập về vai trò của các bộ, ban ngành trong việc thực hiện công tác YTTH cũng như điều kiện, biên chế, kinh phí, hướng dẫn thực hiện công tác này. Tuy nhiên văn bản hiện tại chưa khuyến khích việc tuyển dụng cán bộ y tế làm công tác YTTH và khuyến khích sự phối hợp liên ngành trong công tác YTTH (chưa có văn bản cụ thể, chưa rõ ai là cơ
quan đầu mối), chưa đề cập rõ nguồn kinh phí cho YTTH (nguồn kinh phí hiện tại chủ yếu trích từ nguồn kinh phí BHYT)
1.2. Điều kiện thực hiện:
Điều kiện thực hiện công tác YTTH còn rất hạn chế, chưa đủ tạo điều kiện
để các cán bộ thực hiện công tác này (thiếu cơ sở vật chất (phòng y tế riêng), trang thiết bị và thuốc thiết yếu cho YTTH; thiếu hướng dẫn thực hiện các hoạt động YTTH và thiếu các vật liệu cho truyền thông GDSK tại trường)
1.3. Người thực hiện:
• 71% cán bộ YTTH là kiêm nhiệm. Nguồn nhân lực chủ yếu là các giáo viên, ít chuyên môn y. Thời gian dành cho hoạt động YTTH ít (vì kiêm nhiệm)
• Cán bộ YTTH chưa hiểu rõ 5 nội dung và 8 nhiệm vụ của mình, ít hoặc chưa được đào tạo về YTTH. Chỉ có 3,7% và 1,1% cán bộ
YTTH trả lời đầy đủ 5 nhiệm vụ và 8 nhiệm vụ YTTH
• Hầu hết các cán bộ không có đủ khả năng thực hiện các hoạt động YTTH, đặc biệt là các hoạt động có liên quan tới phòng chống các bệnh trường học (cận thị và cong vẹo cột sống). Dưới 10% cán bộ
YTTH tự đánh giá thực hiện được các hoạt động này.
1.4. Các hoạt động đã thực hiện:
• Các hoạt động triển khai chưa đồng bộ và thống nhất giữa các trường phổ thông. Các nội dung hoạt động về YTTH đã được thực hiện theo như hướng dẫn của Quyết định số 73 của Bộ GD&ĐT. Các hoạt động
đã và đang thực hiện là giáo dục sức khỏe (chủ yếu lồng ghép ở các bài giảng chính khóa, hoạt động ngoại khóa), tổ chức các hoạt động
91
YTTH (khám sức khỏe định kỳ, sơ cấp cứu ban đầu, triển khai các chương trình CSSK ban đầu) tuy nhiên các hoạt động này không thường xuyên nên mới đạt ở hiệu quả nhất định (mới có hơn một phần ba học sinh điều tra được khám sức khỏe định kỳ hàng năm và có hồ
sơ theo dõi sức khỏe tại trường)
• Hoạt động về tuyên truyền, khám và phát hiện cận thị và cong vẹo cột sống còn ít được thực hiện. Chỉ có 13,2% và 19,7% cán bộ YTTH tham gia hoạt động phòng chống CVCS và phòng chống cận thị học
đường
• ¼ học sinh bịốm có nhu cầu chăm sóc sức khỏe và 1/3 trong sốđó tự
chữa, không có HS nào điều trị tại phòng y tế trường