Xuất mô hình quản lý nâng cao sức khỏe trường học 66

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở việt nam hiện nay và đề xuất mô hình quản lý phù hợp (Trang 66)

3.3.1. Kết quả phỏng vấn cán bộ YTTH: Bảng 3.15: Đề xuất của cán bộ YTTH về các hoạt động YTTH Tổng cộng Thành thị Đồng bằng Miền núi Tổng cộng 127 129 66 322 Tham gia khám sức khỏe định kỳ 93.4% 88.4% 90.4% 90.7% 124 129 53 306 Sơ cấp cứu ban đầu* 91.2% 88.4% 72.6% 86.2% 113 102 45 260 Lập hồ sơ theo dõi sức khỏe học sinh* 83.1% 69.9% 61.6% 73.2% 115 118 56 289 Thực hiện các chương trình CSSKHS 84.6% 80.8% 76.7% 81.4% 108 104 44 256 Tư vấn giáo dục sức khỏe cho học sinh* 79.4% 71.2% 60.3% 72.1% 114 125 51 290 Giáo dục sức khỏe cho học sinh 83.8% 85.6% 69.9% 81.7% 99 109 47 255 Các hoạt động

ngoại khóa nâng

cao SKHS 72.8% 74.7% 64.4% 71.8% 96 91 42 229 Khám và phát hiện bệnh CVCS cho HS 70.6% 62.3% 57.5% 64.5% 111 100 45 256 Khám và phát hiện bệnh cận thị cho HS* 81.6% 68.5% 61.6% 72.1% 121 108 52 281 VSATTP trong trường học* 89.0% 74.0% 71.2% 79.2% 123 126 57 306 VS an toàn lớp học/trường học 90.4% 86.3% 78.1% 86.2%

Kết quả ở bảng trên cho thấy năm hoạt động YTTH được cán bộ đề xuất qua phỏng vấn nhiều nhất là KSK định kỳ (90,7%), sơ cứu ban đầu (86,2%), vệ

sinh an toàn lớp học/trường học (86,2%), giáo dục sức khỏe (81,7%) và thực hiện các chương trình CSSKHS (81,4%). Có sự khác biệt về các hoạt động

67

đề xuất về YTTH theo vùng. Ví dụ có tới 81,6% cán bộ ở thành thị đề xuất hoạt động khám và phát hiện bệnh cận thị cho học sinh trong khi tỷ lệ này ở

khu vực đồng bằng và miền núi chỉ có 68,5% và 61,6% (p<0,05). Xu hướng này cũng tương tự cho hoạt động lập hồ sơ theo dõi sức khỏe và vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trong trường học (p<0,05)

3.3.2. Kết quả nghiên cứu định tính:

a) Đề xuất nhằm đẩy mạnh cơ chế quản lý và phối hợp trong triển khai thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh:

Nhìn chung các ý kiến đề xuất tập trung vào 4 nội dung chính như sau:

− Cần có cán bộ chuyên trách có chuyên môn nhiệm vụ về YTTH

− Bồi dưỡng chuyên môn, tập huấn cho cán bộ YTTH chuyên trách cũng như kiêm nhiệm.

− Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trường.

− Cần đưa nội dung YTTH vào chỉ tiêu để đánh giá hoạt động của các trường học hàng năm

Lãnh đạo TTYTDP nói: “nên để y tế chủ động về kế hoạch và chuyên môn, phối hợp với bên giáo dục cùng thực hiện”.

Hiệu trưởng trường tiểu học đề xuất: “phải có nhân viên y tế trường học, mỗi trường có một người, đảm bảo kinh phí đủ hoạt động khám chữa bệnh ban đầu cho học sinh….Văn bản chỉ đạo cụ thể hơn về nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên y tế trường học”.

Chuyên gia Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất (tại hội thảo chia sẻ kết quả

nghiên cứu): “Nên kiến nghị hai bộ tổ chức thống nhất về mô hình quản lý công tác YTTH…cần có đào tạo chính qui tối thiểu 3 tháng về YTTH cho bác sĩđa khoa

b) Cần có những hoạt động YTTH nào để nâng cao sức khỏe cho học sinh? Tổng hợp chung kết quả phỏng vấn các đối tượng được nghiên cứu tại 3 tỉnh như sau:

+ Tăng cường cải thiện công trình vệ sinh cho các trường học.

+ Khám sức khỏe định kì thường xuyên, có khám phát hiện cận thị, cong vẹo cột sống và khám chuyên sâu hơn.

+ Cần có những hoạt động giáo dục thể chất, ngoại khóa cho học sinh: văn nghệ, thể dục thể thao.

+ Tăng cường công tác tuyên truyền cho học sinh về phòng chống các bệnh học đường.

68

+ Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và thuốc phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh trong nhà trường.

+ Tiến hành tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về YTTH và cung cấp tài liệu cho cán bộ chuyên trách cũng như là các giáo viên kiêm nhiệm hàng năm (1-2 lần). Giáo viên nên tổ chức tập huấn vào thời gian nghỉ hè. Hiệu phó trường THPT đề xuất: “trường học chỉ sơ cứu bệnh thông thường nên chỉ cần 1 khóa bồi dưỡng ngắn hạn trong dịp hè, hướng dẫn lại các hoạt động YTTH”.

Phía giáo viên:

- Cần có thêm kinh phí và phương tiện cho hoạt động ngoại khoá nâng cao GDSK.

- Trang bị thêm tài liệu để giáo dục sức khoẻ cho học sinh: tranh ảnh minh họa, tài liệu truyền thông về bệnh học đường.

- Tập huấn thêm về nội dung nâng cao sức khoẻ học đường, có thể cho giáo viên tham dự tập huấn 1-2 lần/năm.

Phía cán bộ YTTH chuyên trách:

- Cần được đào tạo và bồi dưỡng thêm về YTTH.

- Đầu tư thêm trang thiết bị và dụng cụ y tế phục vụ công tác sơ cấp cứu cho phòng y tế của nhà trường.

- Cần có thêm kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng làm công tác y tế trường học, mong muốn được vào biên chế của nhà trường.

3.3.3. Đề xuất mô hình quản lý công tác YTTH

Dựa vào các phần phân tích ở trên, mô hình quản lý hiện tại về công tác YTTH như sau:

• Y tế (cục YTDP -> Trung tâm YTDP tỉnh -> Trung tâm YTDP huyện -> TYT xã): hỗ trợ về chuyên môn, biên soạn hướng dẫn, tập huấn, giám sát, theo dõi và đánh giá công tác YTTH (chưa có báo cáo). • Giáo dục (Bộ GD và ĐT-> Sở-> Phòng-> Trường): quản lý nhân sự,

lập kế hoạch, tổ chức thực hiện hoạt động, theo dõi, hệ thống báo cáo • Khác (UBND): hỗ trợ thực hiện phối hợp liên ngành (văn bản)

Nhìn chung, mô hình hiện tại đã bám sát thông tư 23/2006/CT-TTG của Thủ

Tướng Chính Phủ về tăng cường công tác YTTH. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các ban ngành trong công tác YTTH còn hạn chế. Mô hình này có những ưu và nhược điểm như sau:

69

• Ưu điểm: Ngành giáo dục chủ động tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho chính học sinh trong trường học (do quản lý cán bộ thực hiện, chủ động kinh phí, quản lý đối tượng hưởng thụ là học sinh)

• Nhược điểm: Nguồn lực thực hiện YTTH hạn chế (khó bố trí cán bộ

chuyên trách về YTTH). Hơn nữa, cán bộ thực hiện công tác YTTH không được khuyến khích về quyền lợi như các cán bộ y tế khác, không đủ khả năng chuyên môn độc lập để thực hiện các hoạt động YTTH, ít có điều kiện bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Các hoạt

động YTTH tùy thuộc vào sự năng động của từng trường (nguồn kinh phí và điều kiện thực hiện).

Chính vì vậy mà chúng tôi đề xuất mô hình quản lý YTTH như sau:

Bảng 3.16: Đề xuất mô hình quản lý công tác YTTH

Vấn đề Hiện tại Trước mắt Lâu dài

Cơ chế quản lý Do ngành giáo dục quản lý, còn thụ động, không đồng đều giữa các vùng, miền Ngành giáo dục (chủ động cho trường về quản lý nhân sự và tài chính) Ngành y tế (chủ động được nguồn nhân lực thực hiện) Cán bộ YTTH Thuộc biên chế ngành giáo dục, cán bộ YTTH có chuyên môn kém, ít được cập nhật kiến thức, làm việc khác là chính Chưa có chiến lược đào tạo nguồn cán bộ thực hiện nên số cán bộ vừa thiếu và yếu, không chủ động huy động được nguồn lực thực hiện Ngành giáo dục phối hợp với các trường cao đẳng và trung cấp y của tỉnh đào tạo cán bộ YTTH Ngành y tế phối hợp đào tạo trình độ cho các cán bộ YTTH Thuộc ngành y tế (Y tế cơ sở) chịu trách nhiệm tại trường, cán bộ YTTH có chuyên môn sẽ làm đúng nghề, được cập nhật Trang thiết bị, cơ sở vật chất

Thiếu trang thiết bị, cơ sở

vật chất, điều kiện thực hiện Chính quyền, giáo dục và cha mẹ học sinh Chính quyền, giáo dục, y tế và cha mẹ học sinh Điều kiện pháp lý Đã có biên chế cán bộ YTTH nhưng được xếp vào khối “nhân viên văn phòng”, chưa rõ kinh phí thực hiện YTTH

Cần nêu rõ nguồn kinh phí thực hiện công tác YTTH (bao nhiêu % ngân sách) Cán bộ YTTH được xếp hạng như các cán Kinh phí và cán bộ YTTH do ngành y tế quản lý

70

bộ y tế khác

Như vậy, trong thời gian tới cần đẩy mạnh mô hình đang áp dụng (trước mắt), tập trung vào giải quyết khâu nhân lực (cán bộ chuyên trách YTTH), kinh phí và cơ sở vật chất cho công tác YTTH. Tuy nhiên mô hình này đã bộc lộ một số nhược điểm nhất định khi nguồn nhân lực không được giải quyết bền vững. Chính vì vậy, về lâu dài, nguồn nhân lực thực hiện YTTH nên để cho ngành y tế chủ động thực hiện. Tuy nhiên việc áp dụng mô hình nào cần phải có sự thống nhất của hai Bộ. Theo ý kiến của các chuyên gia là cần tổ chức hội thảo thống nhất mô hình quản lý này, còn nghiên cứu chỉ đề

71

CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN 4.1. Hoạt động y tế trường học

Câu hỏi đầu tiên mà chúng tôi quan tâm trong nghiên cứu này là có những hoạt động nào về Y tế trường học đã được tiến hành? Hoạt động nào tốt, hoạt động nào chưa tốt cần phải cải thiện? Những khó khăn, thuận lợi trong khi tiến hành? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu 144 đối tượng ở tất cả các cấp, cơ sở, bao gồm trường học, trạm y tế xã, phòng giáo dục và trung tâm YTDP huyện, sở giáo dục và trung tâm YTDP tỉnh. Bên cạnh đó chúng tôi cũng đã phỏng vấn trực tiếp 355 cán bộ YTTH và 188 giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy giáo dục công dân tại 27 trường nghiên cứu bằng cách đặt câu hỏi “Anh chị đã và đang tham gia công tác YTTH nào?” và cho các lựa chọn sẵn có. Kết quả ở hình 3.4-trang 53 cho thấy hầu hết các hoạt động YTTH đang được thực hiện nhưng chủ yếu là sơ

cấp cứu, giáo dục sức khỏe cho học sinh và khám sức khỏe định kỳ còn các hoạt động phòng chống bệnh cong vẹo cột sống và cận thị học đường còn ít

được chú ý (bảng 3.7-trang 52 và hình 3.4-trang 53). Trong số 188 giáo viên phỏng vấn thì chỉ có 1 giáo viên (ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) có tham gia công tác YTTH và chỉ tham gia hoạt động KSK định kỳ.

Kết quả ở bảng 3.7 cũng cho thấy hầu hết các chương trình chăm sóc sức khỏe học sinh đã được thực hiện tại tất cả các huyện nghiên cứu nhưng mức

độ không giống nhau. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả phỏng vấn sâu (phụ lục 2.7-trang 179).

Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới [163], trường học nâng cao sức khỏe (health-promoting school) cần có 4 nội dung cơ bản là 1) nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe trong trường học (qua lồng ghép vào các môn học chính khóa, triển khai các hoạt động truyền thông GDSK thông qua các hoạt

động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể và tài liệu truyền thông, tổ chức các hoạt

động lồng ghép giữa nhà trường-gia đình-cộng đồng), 2) tổ chức các dịch vụ

sức khỏe trường học, 3) xây dựng cơ sở vật chất và môi trường học đường và 4) thực hiện các chính sách nâng cao sức khỏe học đường (chi tiết xem trang 12-13 phần tổng quan tài liệu).

72

Bảng 4.1: So sánh giữa 4 nội dung của trường học nâng cao sức khỏe và thực tế triển khai

Nội dung theo mô hình trường học nâng cao sức khỏe của tổ

chức y tế thế giới Thực tế triển khai

1. Giáo dục sức khỏe cho học sinh

• Lồng ghép giáo dục sức khoẻ vào trong các môn học chính khoá của bậc học, cấp học, ngành học.

Đang triển khai tuy nhiên mức độ không đồng đều, còn ít về số lượng và chưa đảm bảo về chất lượng (do ít thời gian)

• Triển khai hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ qua các hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt tập thể, pano, áp phích, khẩu hiệu, tranh, ảnh…

Hoạt động ngoại khóa (ít), tổ chức nói chuyện trực tiếp, mít tinh hoặc tranh ảnh treo tường

• Tổ chức các hoạt động lồng ghép truyền thông giáo dục sức khoẻ giữa nhà trường – gia đình và cộng đồng.

Chưa

2. Tổ chức các dịch vụ sức khoẻ trường học

• Khám và sơ cứu những trường hợp ốm đau hoặc tai nạn. Có nhưng không thường xuyên • Khám sức khoẻ định kỳ. Có nhưng không thường xuyên • Lập hồ sơ theo dõi sức khỏe học sinh Có nhưng không thường xuyên • Triển khai các chương trình CSSK ban đầu (tiêm chủng

mở rộng, PC giun sán, PC suy dinh dưỡng)

Có, chủ yếu ở trường tiểu học • Thực hiện chương trình nha học đường và giáo dục nha

khoa, mắt học đường và giáo dục phòng chống tật cận thị.

Có, chủ yếu chương trình nha học đường ở bậc tiểu học

• Có tủ thuốc, có thầy thuốc phục vụ thường xuyên tại phòng sức khoẻ trường học (phòng y tế nhà trường).

Có trang bị nhưng chưa có phòng riêng • Tham gia bảo hiểm sức khoẻ học sinh. Có, khác biệt giữa các vùng nghiên cứu

3. Xây dựng cơ sở vật chất và môi trường học đường

• Lớp học có trang thiết bị đúng quy cách. Có nhưng chưa đảm bảo 100% các lớp học • Có sân chơi, bãi tập, dụng cụ phương tiện luyện tập thể dục

thể thao đảm bảo an toàn.

Chưa đảm bảo an toàn vì một số trường gần ao hồ • Có công trình vệ sinh, nước sạch đảm bảo hợp vệ sinh. Chưa đảm bảo vì một số trường thiếu nước, công

trình vệ sinh chưa đạt tiêu chuẩn (xem chi tiết phụ lục 2.6)

• Đảm bảo có đủ nước uống sạch. Có thực hiện (23/27 trường)

• Thu gom, xử lý rác và nước thải hàng ngày. Chưa đảm bảo vì còn vứt rác trong sân trường, hệ thống nước thải chưa thoát tốt

• Trồng cây ở sân, vườn trường. Có thực hiện

• Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chủ yếu nhắc nhở học sinh không ăn những thực phẩm không rõ nguồn gốc. Không có số liệu về ăn bán trú

4. Thực hiện các chính sách nâng cao sức khoẻ học đường

• Không hút thuốc lá, uống rượu bia, lạm dụng ma tuý và chất kích thích.

Chưa thực hiện • Không quan hệ tình dục sớm, lạm dụng tình dục. Chưa thực hiện • Không có hành vi bạo lực: đe doạ, đánh đập, ức hiếp học

sinh.

Không có số liệu

• Không để xẩy ra các tai nạn thương tích đáng tiếc. Có tai nạn thương tích xảy ra • Tiến hành xã hội hoá các hoạt động nâng cao sức khỏe

trường học

Chưa vì ít có sự tham gia của ban ngành đoàn thể, hội phụ huynh và cộng đồng trong công tác YTTH

73

Kết quả ở bảng trên cho thấy các hoạt động YTTH không được thực hiện như của thế giới. Mặc dù có hoạt động đã triển khai được thực hiện rất không đồng bộ, mới mang tính chất sự vụ, không thường xuyên. Điều này rất liên quan tới những khó khăn triển khai các hoạt động này được bàn luận

ở phần sau. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả phỏng vấn sâu cán bộ

ngành giáo dục và y tế các cấp cho thấy, các hoạt động y tế trường học được triển khai ở tất cả các trường với nhiều hoạt động. Tuy nhiên mức độ đồng nhất và hiệu quả khác nhau, tùy theo điều kiện từng cấp. Nhìn chung các hoạt động từ các cuộc phỏng vấn sâu cũng đồng nhất với kết quả phỏng vấn cán bộ YTTH và phỏng vấn học sinh khi hầu hết các đối tượng đề cập có những hoạt động YTTH như sau:

- Khám sức khỏe định kỳ: 1 năm/1 lần - Lập sổ theo dõi SK học sinh.

- Sơ cấp cứu ban đầu.

- Phòng chống một số bệnh tật thường gặp (chủ yếu là suy dinh dưỡng, tẩy giun sán, khám răng miệng, tiêm phòng)

- Giáo dục sức khỏe cho học sinh: thông qua các hoạt động ngoại khóa, lồng ghép trong các môn học (môn tự nhiên – xã hội ở lớp 1 đến lớp 3, khoa học ở lớp 4 và lớp 5, giáo dục sức khỏe lớp 8, sinh học, công nghệ

lớp 11). Các nội dung giáo dục sức khỏe cho học sinh bao gồm: + An toàn vệ sinh thực phẩm

+ Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, tuyên truyền vệ sinh nhà trường xanh sạch, đẹp, trồng cây xanh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở việt nam hiện nay và đề xuất mô hình quản lý phù hợp (Trang 66)