Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số các ý kiến đều thống nhất hiện tại chỉ có ngành y tế, nhà trường là tham gia chủ yếu vào công tác YTTH, còn chính quyền, đoàn thể ít tham gia. Các đối tượng cũng cho biết ngành y tế tham gia khám sức khỏe cho học sinh, tiêm phòng (trạm y tế xã), cấp cứu và khám chữa bệnh cho học sinh (bệnh viện), phối hợp và tham gia công tác vệ sinh môi trường tại trường học (đội Y tế dự phòng) còn ngành giáo dục chủ yếu tổ chức, phối hợp cụ thể bằng các văn bản, chỉ đạo. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng chưa có sự liên hệ giữa trường học với y tế địa phương, đặc biệt là y tế xã trong công tác YTTH.
Kết quả phân tích ở trên cho thấy sự phối hợp liên ngành trong công tác y tế
trường học còn thiếu và yếu. Khó khăn lớn nhất cho các trường khi thực hiện công tác YTTH là không có hành lang pháp lý thực hiện. Hiện chưa có chính sách cụ thể thực hiện YTTH và chưa có “kế hoạch riêng” để triển khai công tác YTTH ở các cấp (PVS lãnh đạo sở GD&ĐT tỉnh).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với báo cáo tổng kết quả Bộ
Giáo dục và đào tạo năm 2008 [11]. Do thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành và các cấp nên việc triển khai các hoạt động YTTH luôn gặp nhiều khó khăn. Việc phân công trách nhiệm chưa rõ ràng làm cho một số
hoạt động bị chồng chéo, một số vấn đề bị bỏ ngỏ [11].
Cũng theo báo cáo này, tại một số địa phương chưa nhận được sự quan tâm
đầy đủ của chính quyền, các ban ngành liên quan và không có được phương hướng, nội dung hoạt động cụ thể. Từ đó dẫn đến tình trạng sức khỏe học sinh đang có chiều hướng giảm sút [11]. Bệnh tật trong lứa tuổi học đường
đang có xu hướng gia tăng. Một số bệnh mới phát hiện gần đây ở lứa tuổi học trò như xơ hóa cơ Delta, dịch Tay-chân-miệng, cúm gia cầm H1N1…nếu không có sự can thiệp mạnh, kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả xấu trong quá trình phát triển thể chất của các em học sinh
Theo thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-BYT-BGD&ĐT ngày 1/3/2000 về
việc hướng dẫn thực hiện công tác y tế trường học [5] đã đề cập đến công tác tổ chức, quản lý hoạt động y tế trường học trong ngành giáo dục đào tạo và ngành y tế phân tuyến chức năng/nhiệm vụ theo ngành dọc cũng như quy
định về việc phối kết hợp giữa 2 ngành chức năng. Qua phỏng vấn sâu các
đối tượng, chúng tôi thấy sự chỉ đạo hoạt động YTTH chủ yếu căn cứ trên văn bản chỉđạo từ trên xuống. Cụ thể theo hai ngành dọc như sau:
- Bộ Y tế -> Sở Y tế -> TT YTDP tỉnh –> TT YTDP huyện –> TYT xã –> trường
86
- Bộ Giáo dục đào tạo –> Sở GD ĐT tỉnh–> Phòng GD&ĐT huyện –> trường
Chính vì vậy, việc thực hiện hoạt động này rất phụ thuộc vào từng ngành (y tế, giáo dục) có chủ động làm việc này hay không. Cụ thể ở tỉnh Phú Thọ, công tác YTTH chủ yếu dựa vào nguồn BHYT của học sinh nên hiện tại do ngành giáo dục thực hiện, ngành y tế chỉ thực hiện khi ngành giáo dục “mời” hoặc “hợp đồng”
Bên cạnh thiếu văn bản chỉ đạo, ban chỉ đạo về công tác YTTH ở tất cả các cấp (đặc biệt là cấp xã) còn chưa kiện toàn. Cụ thể:
Tuyến tỉnh: 2 tỉnh Phú Thọ và Quảng Bình đã có ban chỉđạo về công tác YTTH. Ban chỉ đạo bao gồm các đơn vị: Sở Giáo dục, Sở Y tế - TTYTDP tỉnh, UBND tỉnh, Tài chính. Trong đó ngành giáo dục và y tế đóng vai trò chính trong ban chỉđạo.
Tuyến huyện: Chỉ có huyện Tam Nông đã thành lập ban chỉ đạo (ý kiến của cán bộ giáo dục và y tế huyện đồng nhất). Tại Tp Việt Trì và huyện Thanh Sơn, ý kiến về thành lập ban chỉđạo còn chưa rõ ràng và không thống nhất. Các địa phương còn lại của cả 3 tỉnh đều chưa có ban chỉ đạo về
YTTH.
Tuyến xã: Không có ban chỉ đạo YTTH, mà chỉ có ban chỉ đạo CSSKND do phó chủ tịch xã/phường làm trưởng ban.
Kết quả này cũng phù hợp với báo cáo tổng hợp tình hình y tế trường học năm 2002 của Bộ Y tế, trong báo cáo này chỉ ra rằng hiện chỉ có 44/61 tỉnh thành phố có báo cáo về y tế trường học, trong đó 40/61 tỉnh thành có ban chỉ đạo cấp tỉnh theo hướng dẫn của liên Bộ Y Tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo, 30/61 tỉnh có văn bản liên ngành y tế – giáo dục hướng dẫn các cấp thực hiện [79]. Chưa có tỉnh nào có đủ ban chỉ đạo y tế trường học cấp huyện.
Đây là vấn đề rất nan giải trong công tác YTTH khi không rõ ràng đơn vị
nào là đơn vị thực hiện, đơn vị nào là đơn vị tổ chức và đơn vị nào là đơn vị
phối hợp. Chính thực trạng này dẫn tới cơ chế điều hành từ trên xuống thiếu đồng bộ và nhất quán. Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, thì việc kiện toàn cán bộ YTTH trong trường học là rất quan trọng và việc chủ động thực hiện nên là các nhà trường và ngành giáo dục (trong đó đã có các cán bộ có trình độ chuyên môn Y chuyên thực hiện công tác YTTH) [Tổ
chức Y tế thế giới, 1995, 1998]. Trên thực tế, nhiều nước việc phối hợp liên ngành là công tác chủ chốt nhất trong việc thực hiện các hoạt động YTTH [98, 110-113, 128].
87
Quyết định số 73 của Bộ GD&ĐT đã đề cập đến công tác tổ chức, thực hiện hoạt động y tế trường học, do ủy bân nhân dân tỉnh, ngành giáo dục đào tạo, ngành y tế kết hợp cùng thực hiện. Nghiên cứu tại 3 tỉnh chúng tôi thấy, công tác chỉ đạo đều được thực hiện thông qua các văn bản ban hành từ cấp trên xuống:
- Bộ Giáo dục đào tạo – Sở GD ĐT tỉnh– Phòng GD ĐT huyện – trường học.
- Bộ Y tế-Sở Y tế - TTYTDP tỉnh – TT YTDP huyện/thành phố – Trạm y tế xã – trường.
Các đơn vị có nhận được văn bản chỉ đạo không?
Tuyến tỉnh: cán bộ ngành Giáo dục, TTYTDP của 3 tỉnh đều cho biết họ có nhận được văn bản hướng dẫn việc thực hiện công tác YTTH.
Tuyến huyện: Các cán bộ phòng GD cũng như TTYTDP các huyện đều cho biết họ có nhận được văn bản hướng dẫn thực hiện. Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn chỉ đạo còn chưa cụ thể. Tại tỉnh Đồng Nai, theo ý kiến của một cán bộ phòng GD huyện cho biết: có những văn bản xuống thẳng huyện, lẽ ra tỉnh nên cụ thể hóa văn bản đó để dễ thực hiện hơn.
Tại các trường học: Hiệu trưởng/hiệu phó cho biết họ cũng nhận được văn bản chỉ đạo từ phòng giáo dục (đối với các trường THCS, tiểu học) hoặc từ
Sở GD (đối với các trường PTTH). Hàng năm các trường học đều nhận được văn bản hướng dẫn chỉđạo thực hiện nhiệm vụ năm học chung (bao gồm cả
hoạt động YTTH).
Tại các trạm y tế: Trạm trưởng các trạm y tế đều cho biết họ chỉ nhận được văn bản hướng dẫn của TTYTDP huyện về thực hiện các chương trình hoạt
động thường xuyên của ngành y tế: tiêm chủng mở rộng, truyền thông phòng chống dịch bệnh, tẩy giun…
Có ra văn bản chỉđạo và phổ biến ra sao?
Tại tuyến tỉnh và tuyến huyện, trên cơ sở văn bản chỉđạo của cấp trên gửi xuống, các đơn vị này đều ra văn bản chỉ đạo thực hiện công tác YTTH cho các cơ sở tuyến dưới.
Tại các cơ sở cấp trường học và trạm y tế, sau khi nhận được văn bản hướng dẫn thực hiện các hoạt động YTTH, hầu hết các đơn vị này đều không xây dựng văn bản hướng dẫn phương thức thực hiện, phối hợp với
đơn vị y tếđịa phương để phổ biến tới giáo viên và cán bộ phụ trách YTTH. Giám sát thực hiện các hoạt động YTTH ra sao?
Rất ít đơn vị/cá nhân được giám sát việc thực hiện công tác YTTH. Hầu hết các trường học, ban giám hiệu chỉ kiểm tra và nhắc nhở cán bộ
88
Kết quả này cũng phù hợp với Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2008. Sự phối hợp của liên ngành Y tế- Giáo dục và các ngành hữu quan tại một số địa phương còn chưa chặt chẽ, thiếu sự chỉ đạo từ UBND các cấp, các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn không còn đáp ứng
được yêu cầu của thực tế, các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành nhiều nội dung không còn phù hợp nên công tác YTTH hiện này còn gặp nhiều khó khăn và đòi hỏi cần có sự phối hợp liên ngành tốt hơn nữa [11]
Cơ chế quản lý như vậy đã phù hợp chưa?
Nhìn chung cơ chế quản lý hiện nay như sau:
+ Ngành Giáo dục: Chịu trách nhiệm quản lý việc tổ chức và thực hiện.
+ Ngành Y tế: Chỉđạo về chuyên môn.
+ UBND các cấp đóng vai trò hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt động.
Đánh giá về cơ chế quản lý: Tại Đồng Nai, cán bộ của ngành giáo dục và y tế đều cho rằng cơ chế quản lý công tác YTTH tại địa phương đã phù hợp. Còn tại 2 tỉnh Phú Thọ và Quảng Bình, vẫn còn một số ý kiến cho rằng công tác quản lý chưa phù hợp, cơ chế quản lý chồng chéo. Bà Nguyễn Thị
Kim Thanh (trưởng phòng Y tế thành phố Việt Trì): “Trung tâm y tế thành phố thuộc uỷ ban nhân dân thành phố quản lý, trung tâm y tế dự phòng hiện tại trực thuộc Sở Y tế nên không tham mưu được gì cho thành phố” …hoặc như ý kiến của Giám đốc TTYTDP huyện “nên đưa y tế trường học thuộc ngành y tế quản lý – dọc, còn ở trường họ nhiều việc, cán bộ hợp đồng làm việc khác, không chuyên tâm…Y tế làm sẽ tốt hơn”.
Nhìn chung các kết quả nghiên cứu đã chứng minh mô hình quản lý YTTH hiện tại đã bám sát thông tư 23/2006/CT-TTG của Thủ Tướng chính phủ về tăng cường công tác YTTH tuy nhiên nguồn nhân lực, kinh phí và
điều kiện thực hiện (phòng y tế, cơ sở vật chất, phương tiện truyền thông..) vẫn còn hạn chế và cần được giải quyết hơn nữa trong thời gian tới. Hơn nữa, về lâu dài, các cán bộ YTTH nên để ngành Y tế chủ động quản lý thì mô hình quản lý YTTH sẽ bền vững hơn.
Các kết quả nghiên cứu này cũng chứng minh các giả thuyết mà chúng tôi đưa ra ngay từđầu là đúng, bao gồm:
1. Hệ thống y tế trường học hiện nay chưa rõ ràng về cơ chế quản lý 2. Hiệu quả của công tác y tế trường học chưa được đo lường
3. Chưa có số liệu về nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho học sinh tại các trường phổ thông
89
4. Khả năng phối hợp liên ngành trong công tác y tế trường học chưa
đồng bộ, chưa rõ ràng
5. Chưa có mô hình quản lý công tác trường học ở Việt Nam có hiệu quả
Những vấn đề này cần được giải quyết trong xây dựng chương trình hoạt động YTTH tại Việt Nam.