Công tác BHYT học sinh: 83

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở việt nam hiện nay và đề xuất mô hình quản lý phù hợp (Trang 83 - 85)

27/27 trường học được nghiên cứu trên địa bàn 3 tỉnh Phú Thọ, Quảng Bình và Đồng Nai đều đã triển khai thực hiện bảo hiểm y tế học đường. Tuy nhiên tỉ lệ học sinh tham gia BHYT có sự khác nhau giữa khối trường PTTH so với khối tiểu học và THCS; đồng thời có sự khác nhau giữa các khu vực vùng miền (chi tiết xem kết quả ở phụ lục 2.7-trang 180). Nhìn chung, các

84

trường học được nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có tỉ lệ học sinh tham gia BHYT cao hơn so với các cơ sở khác tại 2 tỉnh Quảng Bình và Đồng Nai.

ƒ Lý do không tham gia BHYT:

Tỉ lệ học sinh tham gia BHYT còn thấp tại một số trường có những lí do chung:

o Điều kiện kinh tế gia đình khó khăn không đủ tiền mua.

o Nhận thức của phụ huynh về việc mua BHYT cho các em còn hạn chế.

o Học sinh tại những địa phương thuộc diện 1351 hoặc là con em của các gia đình thuộc diện chính sách (con công an, bộ đội) đã

được cấp thẻ bảo hiểm y tế.

o Thủ tục BHYT rườm rà khiến cho các phụ huynh có tâm lý lo ngại khi cho con em mình đi khám bệnh bằng BHYT.

Mặc dù vậy, tại tỉnh Đồng Nai, qua phỏng vấn hiệu trưởng, giáo viên và phụ huynh các trường học trên địa bàn, họ còn cho biết một số học sinh không tham gia BHYT do:

+ BHYT tham gia theo hình thức tự nguyện, không có tính bắt buộc. Chị Nguyễn Thị Bích Hằng phụ huynh học sinh trường tiểu học Trịnh Hoài Đức – Biên Hòa nhận xét: “một số trường hợp gia đình giàu có không mua bảo hiểm, vì thấy không sử dụng tới, nếu ốm lên Sài Gòn luôn”.

+ Học sinh đã tham gia bảo hiểm tai nạn, nên không tham gia mua BHYT nữa.

Kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả của tổ chức Plan tại Việt nam năm 2004 khi tiến hành điều tra ở Phú Thọ, Bắc Giang và Quảng Trị. Theo kết quả điều tra này, không phải 100% tỷ lệ học sinh tham gia BHYT mà lý do chính không tham gia là không có tiền, không biết lợi ích của BHYT [Tổ chức Plan tại Việt nam, 2004]. Theo báo cáo của Bộ giáo dục đào tạo năm 2008, chỉ có 43,29% các trường có học sinh mua bảo hiểm y tế trong cả nước [11].

Trong tình hình hiện nay, nguồn ngân sách cho hoạt động YTTH chủ yếu dựa vào số tiền trích từ BHYT nên việc huy động 100% học sinh tham gia là hết sức cần thiết để có thể duy trì hoạt động này một cách thường xuyên hơn nữa.

1 Là một trong các chương trình xóa đói giảm nghèoởViệt Nam do Nhà nước Việt Namđược bắt đầu triển khai từ năm 1998 - Theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 31/7/2008.

85

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở việt nam hiện nay và đề xuất mô hình quản lý phù hợp (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)