Dựa vào các phần phân tích ở trên, mô hình quản lý hiện tại về công tác YTTH như sau:
• Y tế (cục YTDP -> Trung tâm YTDP tỉnh -> Trung tâm YTDP huyện -> TYT xã): hỗ trợ về chuyên môn, biên soạn hướng dẫn, tập huấn, giám sát, theo dõi và đánh giá công tác YTTH (chưa có báo cáo). • Giáo dục (Bộ GD và ĐT-> Sở-> Phòng-> Trường): quản lý nhân sự,
lập kế hoạch, tổ chức thực hiện hoạt động, theo dõi, hệ thống báo cáo • Khác (UBND): hỗ trợ thực hiện phối hợp liên ngành (văn bản)
Nhìn chung, mô hình hiện tại đã bám sát thông tư 23/2006/CT-TTG của Thủ
Tướng Chính Phủ về tăng cường công tác YTTH. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các ban ngành trong công tác YTTH còn hạn chế. Mô hình này có những ưu và nhược điểm như sau:
69
• Ưu điểm: Ngành giáo dục chủ động tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho chính học sinh trong trường học (do quản lý cán bộ thực hiện, chủ động kinh phí, quản lý đối tượng hưởng thụ là học sinh)
• Nhược điểm: Nguồn lực thực hiện YTTH hạn chế (khó bố trí cán bộ
chuyên trách về YTTH). Hơn nữa, cán bộ thực hiện công tác YTTH không được khuyến khích về quyền lợi như các cán bộ y tế khác, không đủ khả năng chuyên môn độc lập để thực hiện các hoạt động YTTH, ít có điều kiện bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Các hoạt
động YTTH tùy thuộc vào sự năng động của từng trường (nguồn kinh phí và điều kiện thực hiện).
Chính vì vậy mà chúng tôi đề xuất mô hình quản lý YTTH như sau:
Bảng 3.16: Đề xuất mô hình quản lý công tác YTTH
Vấn đề Hiện tại Trước mắt Lâu dài
Cơ chế quản lý Do ngành giáo dục quản lý, còn thụ động, không đồng đều giữa các vùng, miền Ngành giáo dục (chủ động cho trường về quản lý nhân sự và tài chính) Ngành y tế (chủ động được nguồn nhân lực thực hiện) Cán bộ YTTH Thuộc biên chế ngành giáo dục, cán bộ YTTH có chuyên môn kém, ít được cập nhật kiến thức, làm việc khác là chính Chưa có chiến lược đào tạo nguồn cán bộ thực hiện nên số cán bộ vừa thiếu và yếu, không chủ động huy động được nguồn lực thực hiện Ngành giáo dục phối hợp với các trường cao đẳng và trung cấp y của tỉnh đào tạo cán bộ YTTH Ngành y tế phối hợp đào tạo trình độ cho các cán bộ YTTH Thuộc ngành y tế (Y tế cơ sở) chịu trách nhiệm tại trường, cán bộ YTTH có chuyên môn sẽ làm đúng nghề, được cập nhật Trang thiết bị, cơ sở vật chất
Thiếu trang thiết bị, cơ sở
vật chất, điều kiện thực hiện Chính quyền, giáo dục và cha mẹ học sinh Chính quyền, giáo dục, y tế và cha mẹ học sinh Điều kiện pháp lý Đã có biên chế cán bộ YTTH nhưng được xếp vào khối “nhân viên văn phòng”, chưa rõ kinh phí thực hiện YTTH
Cần nêu rõ nguồn kinh phí thực hiện công tác YTTH (bao nhiêu % ngân sách) Cán bộ YTTH được xếp hạng như các cán Kinh phí và cán bộ YTTH do ngành y tế quản lý
70
bộ y tế khác
Như vậy, trong thời gian tới cần đẩy mạnh mô hình đang áp dụng (trước mắt), tập trung vào giải quyết khâu nhân lực (cán bộ chuyên trách YTTH), kinh phí và cơ sở vật chất cho công tác YTTH. Tuy nhiên mô hình này đã bộc lộ một số nhược điểm nhất định khi nguồn nhân lực không được giải quyết bền vững. Chính vì vậy, về lâu dài, nguồn nhân lực thực hiện YTTH nên để cho ngành y tế chủ động thực hiện. Tuy nhiên việc áp dụng mô hình nào cần phải có sự thống nhất của hai Bộ. Theo ý kiến của các chuyên gia là cần tổ chức hội thảo thống nhất mô hình quản lý này, còn nghiên cứu chỉ đề
71
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN 4.1. Hoạt động y tế trường học
Câu hỏi đầu tiên mà chúng tôi quan tâm trong nghiên cứu này là có những hoạt động nào về Y tế trường học đã được tiến hành? Hoạt động nào tốt, hoạt động nào chưa tốt cần phải cải thiện? Những khó khăn, thuận lợi trong khi tiến hành? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu 144 đối tượng ở tất cả các cấp, cơ sở, bao gồm trường học, trạm y tế xã, phòng giáo dục và trung tâm YTDP huyện, sở giáo dục và trung tâm YTDP tỉnh. Bên cạnh đó chúng tôi cũng đã phỏng vấn trực tiếp 355 cán bộ YTTH và 188 giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy giáo dục công dân tại 27 trường nghiên cứu bằng cách đặt câu hỏi “Anh chị đã và đang tham gia công tác YTTH nào?” và cho các lựa chọn sẵn có. Kết quả ở hình 3.4-trang 53 cho thấy hầu hết các hoạt động YTTH đang được thực hiện nhưng chủ yếu là sơ
cấp cứu, giáo dục sức khỏe cho học sinh và khám sức khỏe định kỳ còn các hoạt động phòng chống bệnh cong vẹo cột sống và cận thị học đường còn ít
được chú ý (bảng 3.7-trang 52 và hình 3.4-trang 53). Trong số 188 giáo viên phỏng vấn thì chỉ có 1 giáo viên (ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) có tham gia công tác YTTH và chỉ tham gia hoạt động KSK định kỳ.
Kết quả ở bảng 3.7 cũng cho thấy hầu hết các chương trình chăm sóc sức khỏe học sinh đã được thực hiện tại tất cả các huyện nghiên cứu nhưng mức
độ không giống nhau. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả phỏng vấn sâu (phụ lục 2.7-trang 179).
Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới [163], trường học nâng cao sức khỏe (health-promoting school) cần có 4 nội dung cơ bản là 1) nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe trong trường học (qua lồng ghép vào các môn học chính khóa, triển khai các hoạt động truyền thông GDSK thông qua các hoạt
động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể và tài liệu truyền thông, tổ chức các hoạt
động lồng ghép giữa nhà trường-gia đình-cộng đồng), 2) tổ chức các dịch vụ
sức khỏe trường học, 3) xây dựng cơ sở vật chất và môi trường học đường và 4) thực hiện các chính sách nâng cao sức khỏe học đường (chi tiết xem trang 12-13 phần tổng quan tài liệu).
72
Bảng 4.1: So sánh giữa 4 nội dung của trường học nâng cao sức khỏe và thực tế triển khai
Nội dung theo mô hình trường học nâng cao sức khỏe của tổ
chức y tế thế giới Thực tế triển khai
1. Giáo dục sức khỏe cho học sinh
• Lồng ghép giáo dục sức khoẻ vào trong các môn học chính khoá của bậc học, cấp học, ngành học.
Đang triển khai tuy nhiên mức độ không đồng đều, còn ít về số lượng và chưa đảm bảo về chất lượng (do ít thời gian)
• Triển khai hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ qua các hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt tập thể, pano, áp phích, khẩu hiệu, tranh, ảnh…
Hoạt động ngoại khóa (ít), tổ chức nói chuyện trực tiếp, mít tinh hoặc tranh ảnh treo tường
• Tổ chức các hoạt động lồng ghép truyền thông giáo dục sức khoẻ giữa nhà trường – gia đình và cộng đồng.
Chưa
2. Tổ chức các dịch vụ sức khoẻ trường học
• Khám và sơ cứu những trường hợp ốm đau hoặc tai nạn. Có nhưng không thường xuyên • Khám sức khoẻ định kỳ. Có nhưng không thường xuyên • Lập hồ sơ theo dõi sức khỏe học sinh Có nhưng không thường xuyên • Triển khai các chương trình CSSK ban đầu (tiêm chủng
mở rộng, PC giun sán, PC suy dinh dưỡng)
Có, chủ yếu ở trường tiểu học • Thực hiện chương trình nha học đường và giáo dục nha
khoa, mắt học đường và giáo dục phòng chống tật cận thị.
Có, chủ yếu chương trình nha học đường ở bậc tiểu học
• Có tủ thuốc, có thầy thuốc phục vụ thường xuyên tại phòng sức khoẻ trường học (phòng y tế nhà trường).
Có trang bị nhưng chưa có phòng riêng • Tham gia bảo hiểm sức khoẻ học sinh. Có, khác biệt giữa các vùng nghiên cứu
3. Xây dựng cơ sở vật chất và môi trường học đường
• Lớp học có trang thiết bị đúng quy cách. Có nhưng chưa đảm bảo 100% các lớp học • Có sân chơi, bãi tập, dụng cụ phương tiện luyện tập thể dục
thể thao đảm bảo an toàn.
Chưa đảm bảo an toàn vì một số trường gần ao hồ • Có công trình vệ sinh, nước sạch đảm bảo hợp vệ sinh. Chưa đảm bảo vì một số trường thiếu nước, công
trình vệ sinh chưa đạt tiêu chuẩn (xem chi tiết phụ lục 2.6)
• Đảm bảo có đủ nước uống sạch. Có thực hiện (23/27 trường)
• Thu gom, xử lý rác và nước thải hàng ngày. Chưa đảm bảo vì còn vứt rác trong sân trường, hệ thống nước thải chưa thoát tốt
• Trồng cây ở sân, vườn trường. Có thực hiện
• Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chủ yếu nhắc nhở học sinh không ăn những thực phẩm không rõ nguồn gốc. Không có số liệu về ăn bán trú
4. Thực hiện các chính sách nâng cao sức khoẻ học đường
• Không hút thuốc lá, uống rượu bia, lạm dụng ma tuý và chất kích thích.
Chưa thực hiện • Không quan hệ tình dục sớm, lạm dụng tình dục. Chưa thực hiện • Không có hành vi bạo lực: đe doạ, đánh đập, ức hiếp học
sinh.
Không có số liệu
• Không để xẩy ra các tai nạn thương tích đáng tiếc. Có tai nạn thương tích xảy ra • Tiến hành xã hội hoá các hoạt động nâng cao sức khỏe
trường học
Chưa vì ít có sự tham gia của ban ngành đoàn thể, hội phụ huynh và cộng đồng trong công tác YTTH
73
Kết quả ở bảng trên cho thấy các hoạt động YTTH không được thực hiện như của thế giới. Mặc dù có hoạt động đã triển khai được thực hiện rất không đồng bộ, mới mang tính chất sự vụ, không thường xuyên. Điều này rất liên quan tới những khó khăn triển khai các hoạt động này được bàn luận
ở phần sau. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả phỏng vấn sâu cán bộ
ngành giáo dục và y tế các cấp cho thấy, các hoạt động y tế trường học được triển khai ở tất cả các trường với nhiều hoạt động. Tuy nhiên mức độ đồng nhất và hiệu quả khác nhau, tùy theo điều kiện từng cấp. Nhìn chung các hoạt động từ các cuộc phỏng vấn sâu cũng đồng nhất với kết quả phỏng vấn cán bộ YTTH và phỏng vấn học sinh khi hầu hết các đối tượng đề cập có những hoạt động YTTH như sau:
- Khám sức khỏe định kỳ: 1 năm/1 lần - Lập sổ theo dõi SK học sinh.
- Sơ cấp cứu ban đầu.
- Phòng chống một số bệnh tật thường gặp (chủ yếu là suy dinh dưỡng, tẩy giun sán, khám răng miệng, tiêm phòng)
- Giáo dục sức khỏe cho học sinh: thông qua các hoạt động ngoại khóa, lồng ghép trong các môn học (môn tự nhiên – xã hội ở lớp 1 đến lớp 3, khoa học ở lớp 4 và lớp 5, giáo dục sức khỏe lớp 8, sinh học, công nghệ
lớp 11). Các nội dung giáo dục sức khỏe cho học sinh bao gồm: + An toàn vệ sinh thực phẩm
+ Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, tuyên truyền vệ sinh nhà trường xanh sạch, đẹp, trồng cây xanh.
+ An toàn giao thông
+ Trường học an toàn, phòng chống cháy nổ, phòng chống tai nạn thương tích.
+ Phòng chống tệ nạn xã hội
+ Tư vấn sức khỏe vị thành niên, HIV/AIDS, bệnh xã hội. + Lồng ghép giáo dục giới tính
+ Tham gia bảo hiểm y tế học đường (bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể)
Đánh giá chung, các hoạt động trên đều phù hợp với các hoạt động YTTH được đề cập đến trong thông tư liên bộ số 03/2000/TTLT-BYT- BGD&ĐT ngày 1/3/2000 về việc hướng dẫn thực hiện công tác y tế trường học [65]. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường tại 3 tỉnh nghiên cứu đều thực hiện đồng nhất tất cả các hoạt động trên. Ngoài các hoạt động mang tính thường xuyên như sơ cấp cứu ban đầu, khám sức khỏe định kỳ, phòng chống bệnh tật thường gặp ở lứa tuổi học đường, vệ sinh môi trường, an toàn
74
thực phẩm…được triển khai ở hầu khắp các trường. Còn những hoạt động mang tính lồng ghép trong các chương trình ngoại khóa như giáo dục sức khỏe, truyền thông….tùy thuộc vào sự năng động trong cách thức triển khai của cán bộ các trường.
Câu hỏi tiếp theo mà chúng tôi quan tâm là về số lượng và chất lượng các hoạt động đã tiến hành như thế nào? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi
đã dựa vào bảng kiểm quan sát cơ sở vật chất và điều kiện phòng y tế (cho cung cấp dịch vụ YTTH tại trường) và phỏng vấn sâu 144 đối tượng các cấp.
Về hoạt động tuyên truyền nâng cao sức khỏe của học sinh, phòng chống bệnh cận thị và cong vẹo cột sống:
Trên thực tế, nội dung giáo dục phòng chống bệnh cận thị và cong vẹo cột sống có trong bài giảng chính thức ở môn Tự nhiên-xã hội (số tiết giảng rất ít) cấp tiểu học (sách giáo khoa do Bộ GD&ĐT phát hành). Chị NTTT, giáo viên chủ nhiệm phụ trách giảng dạy môn giáo dục công dân của một trường THPT cho biết nội dung giáo dục sức khoẻ cho học sinh chỉđược “Tích hợp vào giờ ngoại khoá một năm hai tiết”. Hay như ý kiến của một giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân cho biết:“Nhiệm vụ chính là dạy văn hoá còn các nội dung khác có mời bên ngoài vào nói chuyện một buổi sau đó thày trò lại lao vào việc chính, bài tích hợp mới chỉ tích hợp qua”.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rất ít cán bộ YTTH và giáo viên thực hiện hoạt
động giáo dục phòng chống bệnh cận thị và cong vẹo cột sống (xem phụ lục 4-trang 126-128 và phụ lục 5-trang 152-153). Điều này có thể giải thích là trên thực tế, các trường học mới chỉ tập trung vào các môn học chính khóa như Toán, tiếng Việt mà chưa chú ý nhiều tới các môn khác như Tự nhiên- xã hội. Nếu học sinh không được rèn luyện ngồi đúng tư thế vệ sinh phòng chống bệnh cận thị, cong vẹo cột sống thì sẽ dễ dàng có nguy cơ mắc các bệnh này, từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe học sinh và sẽ ảnh hưởng tới tình hình học tập. Điều này dẫn tới yêu cầu cần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vấn đề này không những cho bản thân học sinh mà còn cả cho các giáo viên, là những người trực tiếp giảng dạy cho học sinh, đặc biệt những giáo viên ở cấp tiểu học.
Qua phỏng vấn sâu, về tính chất, nhìn chung hoạt động trên chưa có sự đồng
đều giữa các đơn vị trường học. Đa số các ý kiến đều cho rằng các hoạt động tuyên truyền nâng cao sức khỏe cho học sinh hiện nay còn hạn chế cả về số
lượng và chất lượng. Cụ thể hình thức giáo dục sức khỏe mới chỉ chung chung, chưa cụ thể, thông qua lồng ghép trong một số môn học hoặc gắn vào các giờ chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt đội. Nội dung tuyên truyền chủ yếu là vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp mà ít có những nội dung cụ thể liên quan đến phòng chống bệnh trường học hoặc thực hiện chính sách xây dựng
75
trường học an toàn. Điều này rất phù hợp với kết quả về 3 nội dung YTTH mà các học sinh tham gia nhiều nhất là giữ vệ sinh cá nhân, giữ gìn môi trường xanh-sạch đẹp và luyện tập thể dục thể thao trong khi các nội dung về phòng chống bệnh cận thị, cong vẹo cột sống và các bệnh khác thì không nhiều học sinh tham gia (bảng 27a và bảng 27b-phụ lục 3-trang 96).
Ngoài ra, hình thức tuyên truyền thường được các giáo viên áp dụng là nhắc nhở học sinh tư thế ngồi, hoặc đổi chỗ ngồi lên trên cho những học sinh mắt kém, đề nghị phụ huynh tham gia giáo dục, tuyên truyền cho các em (thông qua các buổi họp phụ huynh). Tuy nhiên hoạt động này cũng rất tùy thuộc vào năng lực của từng giáo viên và yêu cầu của từng trường. Ngoài lý do chú trọng vào các môn chính khóa, qua phỏng vấn sâu chúng tôi nhận thấy việc thực hiện hoạt động này chưa tốt còn có thể là do thời gian dành cho nội dung này chưa có nhiều (chỉ có 4 tiết trong một năm học), phương pháp