Kết quả nghiên cứu định tính: 67

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở việt nam hiện nay và đề xuất mô hình quản lý phù hợp (Trang 67 - 68)

a) Đề xuất nhằm đẩy mạnh cơ chế quản lý và phối hợp trong triển khai thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh:

Nhìn chung các ý kiến đề xuất tập trung vào 4 nội dung chính như sau:

− Cần có cán bộ chuyên trách có chuyên môn nhiệm vụ về YTTH

− Bồi dưỡng chuyên môn, tập huấn cho cán bộ YTTH chuyên trách cũng như kiêm nhiệm.

− Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trường.

− Cần đưa nội dung YTTH vào chỉ tiêu để đánh giá hoạt động của các trường học hàng năm

Lãnh đạo TTYTDP nói: “nên để y tế chủ động về kế hoạch và chuyên môn, phối hợp với bên giáo dục cùng thực hiện”.

Hiệu trưởng trường tiểu học đề xuất: “phải có nhân viên y tế trường học, mỗi trường có một người, đảm bảo kinh phí đủ hoạt động khám chữa bệnh ban đầu cho học sinh….Văn bản chỉ đạo cụ thể hơn về nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên y tế trường học”.

Chuyên gia Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất (tại hội thảo chia sẻ kết quả

nghiên cứu): “Nên kiến nghị hai bộ tổ chức thống nhất về mô hình quản lý công tác YTTH…cần có đào tạo chính qui tối thiểu 3 tháng về YTTH cho bác sĩđa khoa

b) Cần có những hoạt động YTTH nào để nâng cao sức khỏe cho học sinh? Tổng hợp chung kết quả phỏng vấn các đối tượng được nghiên cứu tại 3 tỉnh như sau:

+ Tăng cường cải thiện công trình vệ sinh cho các trường học.

+ Khám sức khỏe định kì thường xuyên, có khám phát hiện cận thị, cong vẹo cột sống và khám chuyên sâu hơn.

+ Cần có những hoạt động giáo dục thể chất, ngoại khóa cho học sinh: văn nghệ, thể dục thể thao.

+ Tăng cường công tác tuyên truyền cho học sinh về phòng chống các bệnh học đường.

68

+ Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và thuốc phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh trong nhà trường.

+ Tiến hành tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về YTTH và cung cấp tài liệu cho cán bộ chuyên trách cũng như là các giáo viên kiêm nhiệm hàng năm (1-2 lần). Giáo viên nên tổ chức tập huấn vào thời gian nghỉ hè. Hiệu phó trường THPT đề xuất: “trường học chỉ sơ cứu bệnh thông thường nên chỉ cần 1 khóa bồi dưỡng ngắn hạn trong dịp hè, hướng dẫn lại các hoạt động YTTH”.

Phía giáo viên:

- Cần có thêm kinh phí và phương tiện cho hoạt động ngoại khoá nâng cao GDSK.

- Trang bị thêm tài liệu để giáo dục sức khoẻ cho học sinh: tranh ảnh minh họa, tài liệu truyền thông về bệnh học đường.

- Tập huấn thêm về nội dung nâng cao sức khoẻ học đường, có thể cho giáo viên tham dự tập huấn 1-2 lần/năm.

Phía cán bộ YTTH chuyên trách:

- Cần được đào tạo và bồi dưỡng thêm về YTTH.

- Đầu tư thêm trang thiết bị và dụng cụ y tế phục vụ công tác sơ cấp cứu cho phòng y tế của nhà trường.

- Cần có thêm kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng làm công tác y tế trường học, mong muốn được vào biên chế của nhà trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở việt nam hiện nay và đề xuất mô hình quản lý phù hợp (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)