2.2 Tình hình xây dựng và phát triển dịch vụ ngân hàng xanh của các ngân hàngViệt Nam Việt Nam
Nguyễn Minh Loan (2019) cho rằng những chiến lược tăng trưởng xanh sẽ có thể được thực hiện thành công hay không là phải dựa vào nguồn động lực quan trọng đó là ngân hàng xanh, bởi lẽ hệ thống ngân hàng có khả năng đóng góp cao vào việc giảm thiểu nhiều rủi ro liên quan đến khía cạnh xã hội và môi trường, bằng việc thực hiện sự hạn chế cung cấp các khoản vay đối với những dự án gây hại cho môi trường hoặc gây ra ảnh hưởng xấu tới hệ sinh thái và cuộc sống hàng ngày của nhân dân. Ngân hàng Nhà nước đã thể hiện sự đóng góp của mình bằng việc tạo lập kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh thông qua việc ban hành Chỉ thị số 03/CT-NHNN năm 2015, mục đích là nhằm quản lý rủi ro môi trường, xã hội và thúc đấy phát triển tín dụng xanh khi ngành ngân hàng thực hiện hoạt động cung cấp tín dụng.
Đầu tiên phải kể đến sự phát triển của các sản phẩm, dịch vụ xanh. Ngày nay, nhiều ngân hàng đã và đang không ngừng cải thiện chất lượng của các dịch vụ ngân hàng điện tử, hiện là hành động phổ biến nhất mang các hoạt động ngân hàng lại gần hơn với sự xanh hóa. Theo thống kê, hiện tại dịch vụ internet banking đã được hơn 65 ngân hàng thương mại triển khai đưa vào sử dụng, dịch vụ mobile banking được hơn 35 ngân hàng cung cấp và nhiều doanh nghiệp, tổ chức trung gian khác cũng cung ứng các dịch vụ thanh toán điện tử tới các khách hàng. Mặc dù vậy, người dân Việt Nam còn chưa bỏ được thói quen sử dụng tiền mặt. Theo một thống kê trước đây, số lượng các giao dịch đơn giản bằng thẻ là rút tiền tại máy ATM chiếm đếm 90% và còn lại là 10% số lượng giao dịch sử dụng POS để thực hiện thanh toán.
Trong Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng tới năm 2030 đã lấy tăng cường sự phát triển của thanh toán hạn chế sử dụng tiền mặt và tối ưu hóa mạng lưới POS và ATM làm mục tiêu. Tới khi hết năm 2020, trên tổng phương tiện thanh toán, tỷ trọng tiền mặt phải đạt mức dưới 10%, đến hết năm 2025 tỷ lệ này phải được hạ xuống chỉ là 8%.
Chính tại lý do đó, các ngân hàng nên cải tiến, nâng cấp sản phẩm, dịch vụ làm sao cho hiện đại hơn, gây dựng nền móng nhằm phát triển năng lực tiếp cận và tiêu dùng dịch vụ ngân hàng xanh của người dân Việt Nam... Điển hình là xu thế “ngân hàng không giấy” phải ngày càng bao phủ rộng rãi, hướng đến lược bớt chức năng vốn có của các chi nhánh ngân hàng. Có thể khẳng định rằng trong cuộc CMCN 4.0, kênh
giao dịch, phân phối đem đến nhiều lợi nhuận nhất trong những năm tiếp theo không phải là các chi nhánh ngân hàng.
Một trường hợp điển hình là Sacombank không những thiết kế và đưa vào sử dụng dịch vụ thanh toán hóa đơn điện tử từ vài năm trước đó, mà còn trở thành ngân hàng Việt Nam tiên phong trong vấn đề bỏ hoàn toàn việc in ra giấy khi cấp mã PIN của thẻ nhằm mục đích thực hiện bảo vệ môi trường, thêm vào đó còn giảm thiểu được thời gian, chi phí đồng thời hạn chế nhiều rủi ro.
Không nằm ngoài xu hướng ngân hàng 4.0, Sacombank còn cho ra đời ứng dụng mCard. Khi được phát hành, đây được coi như là một hình thức ví thẻ tạo nên nhiều trải nghiệm độc đáo với sự tiện lợi, hợp thời và bảo mật vô cùng chặt chẽ trong các giao dịch ngân hàng, hỗ trợ khách hàng tiết kiệm thời gian và dần dần giảm thiểu rồi loại bỏ nhiều thủ tục bằng giấy tờ trước kia.
Thứ hai, liên quan đến việc đẩy mạnh phát triển và cung cấp tín dụng xanh. Chúng ta có thể hiểu rằng việc các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay đối với những nhu cầu về sản xuất, đầu tư kinh doanh và tiêu dùng mà không gây hại tới môi trường, góp phần cải thiện hệ sinh thái chung là tín dụng xanh. Vài năm trước kia, tín dụng xanh vẫn còn là khái niệm khá lạ lẫm đối với nền kinh tế - xã hội Việt Nam. Vậy nhưng ở hiện tại, khi đời sống nhân dân ngày càng sung túc và hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức liên tục gây ra nhiều tác động có tính tiêu cực đối với môi trường, vai trò của “tín dụng xanh” đã và đang được chú trọng rất nhiều.
Trong Chỉ thị số 03/CT-NHNN, các ngân hàng thương mại đã được Chính phủ đặt ra yêu cầu về việc tăng cường cung cấp tín dụng xanh cho tất cả những dự án chứa mục đích liên quan đến bảo vệ môi trường, kích thích các hoạt động kinh doanh ít gây tổn hại tới hệ sinh thái. Tiếp tục tới đầu năm 2017, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Chỉ thị số 01/2017/CT-NHNN, trong đó nhấn mạnh về việc tiến hành những chương trình hành động thuộc ngành ngân hàng với mục tiêu thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tới năm 2020.
Dựa vào những lý do đó, nhiều năm trở lại đây, các ngân hàng tiếp tục có thêm những chính sách ưu đãi về việc cấp tín dụng xanh để cùng chung tay xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp, có nhắc đến bao gồm: Nam Á Bank đã hợp tác cùng Quỹ hợp tác khí hậu toàn cầu (GCPF) trong dự án xây dựng Chương trình tín dụng xanh tại Việt
Nam cùng mức lãi suất hấp dẫn khoảng từ 5% đến 6% một năm. Nhiều dự án thực hiện thúc đẩy giảm thiểu khí thải CO2, những dự án không sử dụng hoang phí đến 20% nhu cầu về năng lượng thiên nhiên luôn trong trạng thái sẵn sàng được các ngân hàng cấp tín dụng xanh trung và dài hạn. Thêm nữa, HD Bank đã tung ra một gói tín dụng có trị giá tới 10.000 tỷ đồng để giúp đỡ các tổ chức, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp có thể tăng cường áp dụng công nghệ cao, tăng cường phát triển nông nghiệp sạch khắp cả nước. Nếu so với mức lãi suất thông thường, mức giảm của lãi suất cho vay ưu đãi là 1% một năm. Vốn vay hình thành nên tài sản, với mức cho vay là 80% đó sẽ là tài sản thế chấp, 10 năm là thời gian vay tối đa.
Tín dụng xanh đang dần trở thành xu hướng để vươn đến tăng trưởng bền vững, toàn diện và có khả năng còn mạnh mẽ hơn trong nhiều năm tới cùng sự hỗ trợ nhiệt tình từ chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước. Mặc dù vậy, ở thời điểm hiện tại nhiều “dòng tín dụng xanh” hầu như vẫn còn phải dựa vào các dự án tiếp nhận tài trợ, huy động vốn từ nước ngoài.
Lý do là vì ngân hàng còn nhiều trở ngại khi những dự án đầu tư xanh tuy mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng đem đến nhiều loại rủi ro. Một thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chỉ ra rằng có khoảng 24% trong tổng số các dự án xanh đã được nhiều ngân hàng triển khai quy trình đánh giá tín dụng, phần lớn được thực hiện ở một vài trụ sở cùng chi nhánh của những ngân hàng bao gồm: Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank, SHB, Sacombank, ACB, Việt Á Bank, OCB, IISBC... (Nguyễn Thị Đoan Trang, 2018).
Cuối cùng, lượng phát thải CO2 cần phải được giảm thiểu bên trong hệ thống, quy trình hoạt động tại các ngân hàng. Hiện tại, diện tích xuất hiện của các ngân hàng ngày càng nhiều từ đó khiến cho lượng khí thải CO2 phát tán rộng hơn, xa hơn ra môi trường sống xung quanh. Sự tăng lên quá nhiều của số lượng các các chi nhánh khiến cho các ngân hàng thải ra lượng CO2 khá lớn vì sử dụng nhiều nhiên liệu từ những chiếc máy điều hòa nhiệt độ, vật dụng in ấn, thiết bị. Nhằm giảm thiểu lượng CO2, các khách hàng cũng được khuyên nên chuyển dần sang thanh toán không sử dụng tiền mặt đồng thời tăng cường giao dịch bằng cách dùng ngân hàng điện tử.
CHƯƠNG 3
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1 Giới thiệu về mô hình nghiên cứu
Mô hình lý thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behaviour - TPB) được nhóm tác giả sử dụng để thực hiện nghiên cứu.
Theo tác giả Ajzen (1991), Thuyết hành động hợp lý (TRA) là cơ sở để triển khai Thuyết hành vi dự định (TPB), với giả sử rằng bất cứ hành vi nào cũng có khả năng được dự đoán hay diễn giải bằng những xu hướng hành vi nhằm mục đích thực hiện hành vi đó.
Những xu hướng hành vi được giả sử bao gồm các yếu tố động cơ có tác động tới hành vi, đồng thời được định nghĩa tương tự với mức độ cố gắng mà con người luôn nỗ lực nhằm thực hiện hành vi đó.
Có ba nhân tố được bao hàm trong xu hướng hành vi. Đầu tiên, các thái độ được định nghĩa tương tự như các đánh giá mang tính tích cực hoặc tiêu cực về hành vi thực hiện. Ảnh hưởng xã hội là nhân tố thứ hai, nó đề cập đến sức ép cộng đồng cảm nhận được để không thực hiện hay thực hiện hành vi đó. Thứ ba, Ajzen đã xây dựng Lý thuyết hành vi dự định (TPB) bằng biện pháp đưa thêm vào mô hình TRA yếu tố kiểm soát hành vi cảm nhận.
Yếu tố kiểm soát hành vi cảm nhận nói lên sự khó khăn hay dễ dàng khi thực hiện hành vi, và sự khó khăn hay dễ dàng đó dựa trên sự sẵn có của các cơ hội và nguồn lực khác để thực hiện hành vi. Theo Ajzen, nhân tố kiểm soát hành vi có ảnh hưởng trực tiếp tới xu hướng thực hiện hành vi, đồng thời nếu con người có cảm nhận chính xác
liên quan đến mức độ kiểm soát của mình thì sự kiểm soát hành vi có khả năng dự đoán được cả hành vi.
Ưu điểm: Mô hình TRA được coi là không tối ưu bằng mô hình TPB đối với sự dự báo
và diễn giải hành vi của người tiêu dùng với cùng một nội dung trong cùng hoàn cảnh nghiên cứu. Lý do là vì mô hình TPB giải quyết tốt những nhược điểm trong mô hình TRA bằng giải pháp đưa vào thêm yếu tố kiểm soát hành vi.
Nhược điểm: Tuy nhiên, mô hình TPB mang đến một vài hạn chế đối với việc dự đoán
hành vi (Werner, 2004). Đầu tiên là những hạn chế bao gồm nhân tố quyết định ý định không có hạn mức về thái độ, kiểm soát hành vi cảm nhận, chuẩn chủ quan (Ajzen 1991), có khả năng có nhiều yếu tố khác tác động đến hành vi. Với kinh nghiệm nghiên cứu của bản thân, hai tác giả đã tuyên bố chỉ có 40% sự biến động của hành vi có khả năng được diễn giải bằng việc sử dụng TPB (Ajzen, 1991 và Werner, 2004). Tiếp theo, có thể tồn tại một khoảng cách nhất định về thời gian giữa hành vi thực tế và các đánh giá về ý định hành vi. Trong một vài quãng thời gian, một cá nhân có khả năng sẽ thay đổi các ý định của mình. Với hạn chế cuối cùng, Thuyết hành vi dự định (TPB) là mô hình dự đoán dự báo hành vi của một cá nhân được thông qua các tiêu chí nhất định. Mặc dù vậy, cá nhân đó không phải lúc nào cũng cư xử như dự báo bởi những tiêu chí đã đề ra (Werner, 2004).
Hình 3.1 : Mô hình lý thuyết hành vi dự định gốc
Nguồn: Ajzen, I., Theory OfPlannedBehaviour, 1991, tr. 182
3.2 Mô hình nghiên cứu
Với đề tài về hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh, nhóm nghiên cứu áp dụng thuyết hành vi dự định và mở rộng lý thuyết này bằng cách đưa vào thêm 4 nhân tố bao gồm Sự quan tâm đến môi trường, Kiến thức về dịch vụ ngân hàng xanh, Sự sẵn có của dịch vụ ngân hàng xanh và Sự tin tưởng vào ngân hàng cung cấp dịch vụ cho khách hàng trẻ tuổi. Cơ sở để đưa ra thêm 4 nhân tố mới này là do trước khi xây dựng mô hình nghiên cứu, nhóm tác giả đã thực hiện phỏng vấn đối với 30 khách hàng trẻ đang sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh để hỏi họ về việc vì sao họ lại lựa chọn sử dụng dịch vụ đó. Thông qua các câu trả lời, nhóm đã phân tích và đúc kết ra 4 nhân tố này bên cạnh các nhân tố đã có sẵn trong mô hình TPB.
Cụ thể nhóm đề xuất xây dựng mô hình nghiên cứu như sau:
Mã Thang đo Thang đo gốc Tác giả
Nguồn: Đề xuất của nhóm tác giả
Dựa trên nền tảng của lý thuyết đã nêu, nhóm nghiên cứu đưa ra mô hình nghiên cứu kèm theo các giả thuyết từ H1 đến H7. Đối với việc xây dựng các thang đo, nhóm đã tham khảo thang đo do Maichum và các cộng sự (2016) sử dụng trong đề tài “Áp dụng mô hình Lý thuyết hành vi dự định để điều tra về ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng Thái Lan”. Các sản phẩm xanh ở đây là những sản phẩm được làm từ những nguyên liệu thân thiện với môi trường hoặc là những sản phẩm đáp ứng được những quy định về giảm phát khí thải hay chất độc hại ra môi trường. Lợi ích mà sản phẩm xanh đem lại cho người tiêu dùng và môi trường có phần tương tự với dịch vụ ngân hàng xanh, đó là đáp ứng được những nhu cầu cơ bản, thiết thực của khách hàng đồng thời tác động tích cực tới hành vi của họ, từ đó góp phần giữ gìn và bảo vệ môi trường sống.
3.2.1 Giả thuyết H1: Thái độ/Nhận thức về sự hữu ích của ngân hàng xanh có tác
động tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh
Việc tiêu dùng dịch vụ ngân hàng xanh sẽ tiết kiệm được vô số nguồn tài nguyên hiện tại cũng như duy trì đến tương lai. Kết quả sẽ có thể thấy rất rõ được trong tương lai khi mà con người đã dần quen với nguồn năng lượng tái tạo, quen sử dụng các dịch vụ không cần giấy tờ, các doanh nghiệp sử dụng các khoản vay có ưu đãi xanh, sử dụng các nguồn nguyên vật liệu, sản phẩm công nghệ thân thiện bảo vệ cho môi trường,... Đó là những bước đầu của sự thay đổi trong ý thức bảo vệ môi trường lâu dài.
Trong bài nghiên cứu “Áp dụng mô hình Lý thuyết hành vi dự định để điều tra về ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng Thái Lan”, Maichum và các cộng sự (2016) đã chỉ ra rằng theo Fazio (1995), Thái độ là sự tương tác trong bộ nhớ giữa một đối tượng nhất định và đánh giá tóm tắt về đối tượng này. Thái độ có khả năng tiết lộ
21
đánh giá tâm lý của một sản phẩm bởi người tiêu dùng. Cụ thể, các nghiên cứu trước đây đã tập trung vào sự liên quan giữa thái độ và hành vi có chủ ý. Ví dụ, Irland (1993) kết luận rằng ý định mua hàng của người tiêu dùng phụ thuộc vào thái độ quan tâm đến môi trường của họ. Theo Tsen và cộng sự (2006), thái độ là một trong những yếu tố đóng vai trò chính trong việc phỏng đoán ý định của người tiêu dùng sẽ trả tiền cho các sản phẩm xanh. Mostafa (2007) thấy rằng mối liên hệ tích cực giữa thái độ và ý định hành vi đã được thiết lập trong nhiều nền văn hóa. Thái độ có một vai trò rõ ràng trong quyết định chấp nhận một hành vi cụ thể.
Dựa trên mô hình TPB, Maichum và các cộng sự (2016) đã đánh giá về nhận thức và thái độ của người dân Thái Lan đối với việc tiêu dùng sản phẩm xanh bằng các yếu tố (1) có lợi, (2) là ý tưởng tốt và (3) an toàn.
Từ các lý thuyết và nghiên cứu trước, nhóm tác giả xây dựng thang đo cho biến Thái độ/Nhận thức về sự hữu ích của ngân hàng xanh (ATT) và được trình bày ở bảng 3.1.
ATT1 Tôi nghĩ rằng sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh là tiết kiệm tài nguyên
I think that purchasing green product is favorable Maichum, K., Parichatnon, S. and Peng, K., 2016 ATT2 Tôi nghĩ rằng sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh là giải pháp tuyệt vời
I think that purchasing