Với đề tài về hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh, nhóm nghiên cứu áp dụng thuyết hành vi dự định và mở rộng lý thuyết này bằng cách đưa vào thêm 4 nhân tố bao gồm Sự quan tâm đến môi trường, Kiến thức về dịch vụ ngân hàng xanh, Sự sẵn có của dịch vụ ngân hàng xanh và Sự tin tưởng vào ngân hàng cung cấp dịch vụ cho khách hàng trẻ tuổi. Cơ sở để đưa ra thêm 4 nhân tố mới này là do trước khi xây dựng mô hình nghiên cứu, nhóm tác giả đã thực hiện phỏng vấn đối với 30 khách hàng trẻ đang sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh để hỏi họ về việc vì sao họ lại lựa chọn sử dụng dịch vụ đó. Thông qua các câu trả lời, nhóm đã phân tích và đúc kết ra 4 nhân tố này bên cạnh các nhân tố đã có sẵn trong mô hình TPB.
Cụ thể nhóm đề xuất xây dựng mô hình nghiên cứu như sau:
Mã Thang đo Thang đo gốc Tác giả
Nguồn: Đề xuất của nhóm tác giả
Dựa trên nền tảng của lý thuyết đã nêu, nhóm nghiên cứu đưa ra mô hình nghiên cứu kèm theo các giả thuyết từ H1 đến H7. Đối với việc xây dựng các thang đo, nhóm đã tham khảo thang đo do Maichum và các cộng sự (2016) sử dụng trong đề tài “Áp dụng mô hình Lý thuyết hành vi dự định để điều tra về ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng Thái Lan”. Các sản phẩm xanh ở đây là những sản phẩm được làm từ những nguyên liệu thân thiện với môi trường hoặc là những sản phẩm đáp ứng được những quy định về giảm phát khí thải hay chất độc hại ra môi trường. Lợi ích mà sản phẩm xanh đem lại cho người tiêu dùng và môi trường có phần tương tự với dịch vụ ngân hàng xanh, đó là đáp ứng được những nhu cầu cơ bản, thiết thực của khách hàng đồng thời tác động tích cực tới hành vi của họ, từ đó góp phần giữ gìn và bảo vệ môi trường sống.