Nhóm nghiên cứu đã thu được 250 mẫu khảo sát, khi kiểm tra dữ liệu đã thu thập được thì có 20 người chưa biết về dịch vụ ngân hàng xanh hoặc có đánh giá giống nhau cho tất cả những thang đo (ví dụ: tất cả đều là đồng ý). Vì vậy, trong số 250 mẫu có 230 mẫu hợp lệ, chiếm 92%. Thông qua phần mềm SPSS 16.0, những mẫu hợp lệ sẽ được xử lý dữ liệu để thực hiện các bước phân tích.
32
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ 4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu
Thống kê mô tả và tần số về đặc trưng của các cá nhân thực hiện khảo sát được tổng hợp trong bảng 4.1.
Trung học phổ thông 6 2,61%
Học vấn Cao đẳng 6 2,61%
Đại học 216 93,91%
Sau đại học 2 0,87%
Dưới 2 triệu 125 54,35%
Thu nhập 2 - dưới 5 triệu 71 30,87%
Từ 10 triệu trở lên 11 4,78% Việc sử dụng dịch vụ
ngân hàng xanh Chưa dùngĐã dùng 18842 18,26%81,74% Kiểu ngân hàng mà
hiện cung cấp các loại dịch vụ đang được sử dụng Nhà nước Tư nhân 132 98 57,39% 42,61% STT
Thang đo Số biến
quan sát
Cronbach’s Alpha
1 Thái độ/ Nhận thức về sự hữu ích 3 0,854
2 Chuân chủ quan 3 0,864
3 Nhận thức về kiểm soát hành vi 4 0,850
4 Sự quan tâm đến môi trường 3 0,930
33
Nguồn: Tổng hợp từ các mẫu khảo sát của nhóm tác giả
4.2. Kiểm định thang đo
Trước khi sử dụng kết quả đo lường để kiểm định mô hình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã đánh giá mức tin cậy của thang đo. Phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để đánh giá độn tin cậy của thang đo. Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha thường được sử dụng nhằm loại bỏ các biến không thích hợp bởi các biến rác này có khả năng tạo ra các nhân tố giả (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Hệ số Cronbach’s Alpha cho thấy các đo lường có liên kết với nhau hay không, nhưng không hề chỉ ra biến quan sát nào cần phải bỏ đi và biến quan sát nào cần được giữ lại. Lúc này, sự tính toán hệ số tương quan giữa biến - tổng sẽ giúp loại bỏ những biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho việc mô tả của khái niệm cần đo lường (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Độ tin cậy thang đo được đánh giá dựa trên 2 tiêu chí sau:
- Loại bỏ các biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng < 0,4. - Chọn ngay thang đo có độ tin cậy Cronbach’s Alpha > 0,6. Độ tin cậy của thang đo được thể hiện trong bảng 4.2.
5 Kiến thức về dịch vụ ngân hàng xanh 5 0,908 6 Sự sẵn có của dịch vụ ngân hàng xanh 3 0,876
7 Sự tin tưởng vào ngân hàng 3 0,892
8 Ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh 3 0,889
Hệ số chưa chuẩn hóa Std. Error Hệ số đã chuẩn hóa t Sig.
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS 16.0 từ dữ liệu khảo sát của nhóm tác giả
Từ 8 yếu tố với 27 biến quan sát, kết quả nghiên cứu thể hiện ở Bảng 4.2 cho thấy, cả 8 yếu tố với 27 biến quan sát đều có hệ số tin cậy khá cao (trên 0,7) chứng tỏ các biến quan sát đều bảo đảm được độ tin cậy đồng thời được sử dụng cho bước kiểm định mô hình tiếp theo.
4.3 Kiểm định mô hình các nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ ngânhàng xanh hàng xanh
Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính trong đó Ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh (y_dinh) có vai trò như biến phụ thuộc và các biến gồm Thái độ về tính hữu ích của dịch vụ ngân hàng xanh (thai_do), Chuẩn chủ quan (chu_quan), Nhận thức về kiểm soát hành vi (kiem_soat), Sự quan tâm đến môi trường (moi_truong), Kiến thức về dịch vụ ngân hàng xanh (kien_thuc), Sự sẵn có của dịch vụ ngân hàng xanh (san_co) và Sự tin tưởng vào ngân hàng (tin_tuong) được mô tả ở Bảng 4.3. Cụ thể, từ mô hình phân tích hồi quy, có thể chấp nhận hoặc bác bỏ các giả thuyết thống kê với mức ý nghĩa là 5%.
Dựa vào kết quả phân tích, nhóm nghiên cứu nhận định rằng Chuẩn chủ quan và Khả năng kiểm soát hành vi không có tác động đáng kể tới ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh. Tuy nhiên, các yếu tố dựa trên lý thuyết hành vi gốc là nhận thức về tính hữu ích và cả 4 nhân tố mới thêm vào mô hình bao gồm Sự quan tâm tới môi trường, Kiến thức về dịch vụ ngân hàng xanh, Sự sẵn có của dịch vụ ngân hàng xanh và Sự tin tưởng vào ngân hàng đồng thời có tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh. Trong đó, ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh bị ảnh hưởng lớn nhất do Sự quan tâm đến môi trường, Sự sẵn có của dịch vụ ngân hàng xanh, Sự tin tưởng vào ngân hàng, sau đó là Thái độ về tính hữu ích của dịch vụ ngân hàng xanh và Kiến thức về dịch vụ ngân hàng xanh.
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định mô hình
(Constant) -0,174 0,157 -1,108 0,269 thai_do 0,107 0,05 0,113 2,124 0,035 chu_quan 0,051 0,052 0,052 0,992 0,322 kiem_soat -0,014 0,064 -0,014 -0,217 0,828 moi_truon g 0,387 0,064 0,369 6,007 <0,001 kien_thuc 0,∏ 0,052 0,104 2,127 0,034 san_co 0,249 0,058 0,249 4,324 <0,001 tin_tuong 0,144 0,053 0,^14 2,734 0,007
STT Giả thuyết Kết luận (tại mức ý nghĩa 5%)
1 Giả thuyết H1: Thái độ/Nhận thức vềsự hữu ích của Ngân hàng Xanh có tác động tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh
Chấp nhận
2 Giả thuyết H2: Chuẩn chủ quan có tác động tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh
Bác bỏ
3
Giả thuyết H3: Nhận thức về kiểm soát
hành vi có tác động tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh
Bác bỏ
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS 16.0 từ dữ liệu khảo sát của nhóm tác giả
Sau đây là bảng tổng hợp việc kiểm định các giả thuyết thống kê (Bảng 4.4). Bảng 4.4: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết thống kê
4
Giả thuyết H4: Sự quan tâm đến môi
trường có tác động tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh
Chấp nhận
5
Giả thuyết H5: Kiến thức về dịch vụ
ngân hàng xanh có tác động tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh
Chấp nhận
6
Giả thuyết H6: Sự sẵn có của dịch vụ
ngân hàng xanh có tác động tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh
Chấp nhận
7 Giả thuyết H7: Sự tin tưởng vào ngân
hàng có tác động tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh
Chấp nhận
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS 16.0 từ dữ liệu khảo sát của nhóm tác giả
Chương này đã tổng hợp và mô tả các đặc trưng của những người được khảo sát, các biến độc lập và biến phụ thuộc. Tiếp theo, nhóm tác giả đã thực hiện phân tích sự tương quan và độ tin cậy trước khi phân tích các nhân tố. Dựa trên kết quả phân tích nhân tố đã bác bỏ 2 nhân tố không phù hợp và chấp nhận 5 nhân tố có ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh của khách hàng trẻ tuổi là Sự quan tâm đến môi trường, Sự sẵn có của dịch vụ ngân hàng xanh, Sự tin tưởng vào ngân hàng, sau đó là Thái độ về tính hữu ích của dịch vụ ngân hàng xanh và Kiến thức về dịch vụ ngân hàng xanh. 5 nhân tố này nằm trong mô hình chiến lược được xây dựng để tác động tới ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh, thông qua đó khách hàng sẽ điều chỉnh hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh trong tương lai.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ 5.1 Ket luận và đóng góp của đề tài
5.1.1 Kết luận
Có 7 nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh của khách hàng trẻ tuổi trong mô hình nghiên cứu được xây dựng, đó là: Thái độ/Nhận thức về sự hữu ích của Ngân hàng Xanh, Nhận thức về kiểm soát hành vi, Chuẩn chủ quan, Sự quan tâm đến môi trường, Kiến thức về dịch vụ ngân hàng xanh, Sự sẵn có của dịch vụ ngân hàng xanh và Sự tin tưởng vào ngân hàng với 27 biến quan sát.
Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố, nhân tố Nhận thức về kiểm soát hành vi và Chuẩn chủ quan bị loại bỏ vì tuy chúng có mức tin cậy cao (Cronbach’s Alpha > 0,7) nhưng giá trị kiểm định lại lớn hơn 0,05 (Sig > 0,05) nên không có ý nghĩa trong mô hình. Vì thế, 2 nhân tố này bị bác bỏ.
Dựa trên kết quả phân tích hồi quy đa biến, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh bị ảnh hưởng bởi 5 nhân tố, lần lượt theo thứ tự từ mạnh
nhất đến yếu dần, bao gồm: Sự quan tâm đến môi trường, Sự sẵn có của dịch vụ ngân hàng xanh, Sự tin tưởng vào ngân hàng, sau đó là Thái độ về tính hữu ích của dịch vụ ngân hàng xanh và Kiến thức về dịch vụ ngân hàng xanh.
5.1.2 Đóng góp của đề tài
Khi thực hiện đề tài này, nhóm nghiên cứu đã áp dụng lý thuyết và kết quả từ các nghiên cứu trước của các tác giả trên thế giới về vai trò của ý định đối với hành vi trong tương lai, vai trò của các nhân tố có ảnh hưởng đến ý định. Đề tài đã góp phần kết hợp với lý thuyết từ các nghiên cứu đã công bố, đã xây dựng mô hình và kiểm định thực tiễn mô hình ở Việt Nam. Bằng việc sử dụng phương pháp phân tích các nhân tố, cuối cùng đã đưa ra kết luận về 5 nhóm nhân tố có tác động đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh của khách hàng trẻ tuổi tại Việt Nam, đó là Sự quan tâm đến môi trường, Sự sẵn có của dịch vụ ngân hàng xanh, Sự tin tưởng vào ngân hàng, sau đó là Thái độ về tính hữu ích của dịch vụ ngân hàng xanh và Kiến thức về dịch vụ ngân hàng xanh. 5 nhân tố này nằm trong mô hình chiến lược được xây dựng để tác động tới ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh, thông qua đó khách hàng sẽ điều chỉnh hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh trong tương lai. Việc khách hàng điều chỉnh hành vi sẽ tác động tích cực tới mục tiêu xanh hóa nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, tới mục tiêu phát triển, tăng trưởng bền vững của quốc gia.
5.2 Giải pháp kiến nghị
Dựa theo kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu trình bày một số giải pháp kiến nghị với mong muốn nâng cao ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh của khách hàng trẻ tuổi tại Việt Nam.
Thứ nhất, đối với nhân tố Sự quan tâm đến môi trường, kết quả nghiên cứu cho thấy
đây là nhân tố có mức độ ảnh hưởng cao nhất. Như vậy có thể thấy rằng các khách hàng trẻ tuổi hiện nay đặt mối quan tâm rất lớn vào môi trường sinh thái. Trong thực tế hiện nay, giới trẻ đã và đang thực hiện nhiều chiến dịch, nhiều hành động hay đôi khi chỉ là “đu trend” để bảo vệ môi trường, bảo vệ trái đất, giảm thiểu rác thải nhựa và giảm phát thải CO2. Vì thế, kiến nghị đề xuất đối với các ngân hàng đó là hãy khiến cho khách hàng cảm thấy nếu họ sử dụng các dịch vụ ngân hàng xanh của mình thì họ là những người quan tâm đến môi trường, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường. Khi thực hiện đăng ký tài khoản ngân hàng hoặc rút tiền, chuyển tiền, gửi tiền và một
số giao dịch khác, khách hàng không cần phải dùng quá nhiều giấy tờ mà thông qua điện thoại thông minh, qua những trang thiết bị, công cụ điện tử khác. Ngoài ra, các ngân hàng có thể hợp tác với các doanh nghiệp, các tổ chức thực hiện các chiến dịch bảo vệ môi trường, tăng cường các khoản vay dành cho đầu tư đối với các dự án không gây ra nhiều tổn hại tới môi trường, qua đó khiến cho khách hàng cảm thấy họ chung tay cùng ngân hàng giúp giảm ô nhiễm môi trường và tăng ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh.
Thứ hai, đối với nhân tố Sự sẵn có của dịch vụ ngân hàng xanh, kết quả nghiên cứu
cho thấy đây là nhân tố có mức độ ảnh hưởng cao thứ hai sau Sự quan tâm đến môi trường. Bởi vì tầm quan trọng của dịch vụ ngân hàng xanh và vì những lợi ích thiết thực gắn liền với thực tế, với việc bảo vệ môi trường của những dịch vụ này, giải pháp kiến nghị đối với các ngân hàng đó là cần huy động nguồn vốn, huy động nguồn lực một các tốt nhất để đưa dịch vụ đến với khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Với số lượng khách hàng đông đảo, cơ sở vật chất, cơ sở dữ liệu và hệ thống mạng, hệ thống thông tin cần được nâng cấp và bảo trì thường xuyên để không có sự gián đoạn khi các khách hàng thực hiện những giao dịch ngân hàng. Với sự tăng cường đô thị hóa như hiện nay, các ngân hàng cũng nên xây dựng thêm những chi nhánh tại các khu dân cư, khu đô thị mới để khách hàng tìm thấy sự thuận tiện khi họ có ý định tìm hiểu và sử dụng các dịch vụ mới, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng xanh.
Thứ ba, đối với nhân tố Sự tin tưởng vào ngân hàng, kết quả nghiên cứu cho thấy đây
là nhân tố có mức độ ảnh hưởng cao thứ ba. Bất cứ một phân khúc khách hàng nào kể cả khách hàng trẻ tuổi cũng đặt niềm tim vào nơi mà cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho họ. Vì thế, giải pháp kiến nghị đối với các ngân hàng đó là cần làm tăng thêm sự tin tưởng của khách hàng bằng những chính sách, hành động cụ thể. Một số biện pháp hợp lý như tăng cường triển khai cải thiện các dịch vụ trực tuyến (giao dịch bằng hóa đơn điện tử, tiết kiệm trực tuyến, chuyển khoản trực tuyến...). Thêm vào đó, cần tăng thêm các dịch vụ ngân hàng xanh mới bao gồm: cung cấp những khoản tín dụng xanh cùng lãi suất hấp dẫn để sửa hoặc mua nhà có ứng dụng các thiết bị thông minh, sử dụng năng lượng tái tạo. Đặc biệt, các ngân hàng còn có khả năng trực tiếp góp phần bảo vệ môi trường bằng việc lắp đặt các thiết bị thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng tại các văn phòng làm việc, chi nhánh ngân hàng; triển khai lắp đặt thêm và nâng cấp các máy rút tiền tự động ATM sử dụng năng lượng mặt trời; cổ động
nhiều chiến dịch tuyên truyền nâng cao nhận thức, xây dựng ý thứ bảo vệ môi trường cho nhân viên và khách hàng... (Nguyễn Thị Thủy và cộng sự, 2019). Ngoài ra các giải thưởng cũng là một yếu tố quan trọng giúp khách hàng ngày càng tin tưởng vào ngân hàng, vì thế các ngân hàng nên có quyết tâm chinh phục những giải thưởng uy tín có liên quan tới dịch vụ ngân hàng xanh để tăng niềm tin yêu của khách hàng, tăng ý định sử dụng thêm các dịch vụ ngân hàng xanh.
Thứ tư, về nhân tố Thái độ/Nhận thức về sự hữu ích của ngân hàng xanh, kết quả
nghiên cứu cho thấy đây là nhân tố có mức độ ảnh hưởng cao thứ tư. Hệ thống tài chính ngân hàng ổn định kèm theo trách nhiệm cung cấp vốn cho các chủ thể của nền kinh tế, tương ứng gây nên nhiều ảnh hưởng gián tiếp tới môi trường. Nếu ngân hàng đẩy mạnh kiểm soát rủi ro liên quan đến môi trường trong hoạt động cho vay thì sẽ tạo nguồn lực để các tổ chức doanh nghiệp cải thiện hành vi sản xuất, kinh doanh theo hướng xanh hơn. Vì thế, dịch vụ ngân hàng xanh góp phần nâng cao ý thức cho các chủ thể trong nền kinh tế, trong đó có những người trẻ đối với các vấn đề môi trường, kích thích họ hành động theo hướng thân thiện với môi trường. Hơn thế nữa, việc khai thác những dịch vụ trên nền tảng công nghệ số như internet banking, mobile banking. hỗ trợ khách hàng tiết kiệm chi phí, thời gian, giảm thiểu được rủi ro hơn là hình thức sử dụng tiền mặt truyền thống. Vì thế, giải pháp kiến nghị đối với các ngân