Kiểm định thang đo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh của khách hàng trẻ tuổi tại việt nam (Trang 48 - 50)

Trước khi sử dụng kết quả đo lường để kiểm định mô hình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã đánh giá mức tin cậy của thang đo. Phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để đánh giá độn tin cậy của thang đo. Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha thường được sử dụng nhằm loại bỏ các biến không thích hợp bởi các biến rác này có khả năng tạo ra các nhân tố giả (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Hệ số Cronbach’s Alpha cho thấy các đo lường có liên kết với nhau hay không, nhưng không hề chỉ ra biến quan sát nào cần phải bỏ đi và biến quan sát nào cần được giữ lại. Lúc này, sự tính toán hệ số tương quan giữa biến - tổng sẽ giúp loại bỏ những biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho việc mô tả của khái niệm cần đo lường (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Độ tin cậy thang đo được đánh giá dựa trên 2 tiêu chí sau:

- Loại bỏ các biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng < 0,4. - Chọn ngay thang đo có độ tin cậy Cronbach’s Alpha > 0,6. Độ tin cậy của thang đo được thể hiện trong bảng 4.2.

5 Kiến thức về dịch vụ ngân hàng xanh 5 0,908 6 Sự sẵn có của dịch vụ ngân hàng xanh 3 0,876

7 Sự tin tưởng vào ngân hàng 3 0,892

8 Ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh 3 0,889

Hệ số chưa chuẩn hóa Std. Error Hệ số đã chuẩn hóa t Sig.

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS 16.0 từ dữ liệu khảo sát của nhóm tác giả

Từ 8 yếu tố với 27 biến quan sát, kết quả nghiên cứu thể hiện ở Bảng 4.2 cho thấy, cả 8 yếu tố với 27 biến quan sát đều có hệ số tin cậy khá cao (trên 0,7) chứng tỏ các biến quan sát đều bảo đảm được độ tin cậy đồng thời được sử dụng cho bước kiểm định mô hình tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh của khách hàng trẻ tuổi tại việt nam (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w