Dựa theo kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu trình bày một số giải pháp kiến nghị với mong muốn nâng cao ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh của khách hàng trẻ tuổi tại Việt Nam.
Thứ nhất, đối với nhân tố Sự quan tâm đến môi trường, kết quả nghiên cứu cho thấy
đây là nhân tố có mức độ ảnh hưởng cao nhất. Như vậy có thể thấy rằng các khách hàng trẻ tuổi hiện nay đặt mối quan tâm rất lớn vào môi trường sinh thái. Trong thực tế hiện nay, giới trẻ đã và đang thực hiện nhiều chiến dịch, nhiều hành động hay đôi khi chỉ là “đu trend” để bảo vệ môi trường, bảo vệ trái đất, giảm thiểu rác thải nhựa và giảm phát thải CO2. Vì thế, kiến nghị đề xuất đối với các ngân hàng đó là hãy khiến cho khách hàng cảm thấy nếu họ sử dụng các dịch vụ ngân hàng xanh của mình thì họ là những người quan tâm đến môi trường, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường. Khi thực hiện đăng ký tài khoản ngân hàng hoặc rút tiền, chuyển tiền, gửi tiền và một
số giao dịch khác, khách hàng không cần phải dùng quá nhiều giấy tờ mà thông qua điện thoại thông minh, qua những trang thiết bị, công cụ điện tử khác. Ngoài ra, các ngân hàng có thể hợp tác với các doanh nghiệp, các tổ chức thực hiện các chiến dịch bảo vệ môi trường, tăng cường các khoản vay dành cho đầu tư đối với các dự án không gây ra nhiều tổn hại tới môi trường, qua đó khiến cho khách hàng cảm thấy họ chung tay cùng ngân hàng giúp giảm ô nhiễm môi trường và tăng ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh.
Thứ hai, đối với nhân tố Sự sẵn có của dịch vụ ngân hàng xanh, kết quả nghiên cứu
cho thấy đây là nhân tố có mức độ ảnh hưởng cao thứ hai sau Sự quan tâm đến môi trường. Bởi vì tầm quan trọng của dịch vụ ngân hàng xanh và vì những lợi ích thiết thực gắn liền với thực tế, với việc bảo vệ môi trường của những dịch vụ này, giải pháp kiến nghị đối với các ngân hàng đó là cần huy động nguồn vốn, huy động nguồn lực một các tốt nhất để đưa dịch vụ đến với khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Với số lượng khách hàng đông đảo, cơ sở vật chất, cơ sở dữ liệu và hệ thống mạng, hệ thống thông tin cần được nâng cấp và bảo trì thường xuyên để không có sự gián đoạn khi các khách hàng thực hiện những giao dịch ngân hàng. Với sự tăng cường đô thị hóa như hiện nay, các ngân hàng cũng nên xây dựng thêm những chi nhánh tại các khu dân cư, khu đô thị mới để khách hàng tìm thấy sự thuận tiện khi họ có ý định tìm hiểu và sử dụng các dịch vụ mới, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng xanh.
Thứ ba, đối với nhân tố Sự tin tưởng vào ngân hàng, kết quả nghiên cứu cho thấy đây
là nhân tố có mức độ ảnh hưởng cao thứ ba. Bất cứ một phân khúc khách hàng nào kể cả khách hàng trẻ tuổi cũng đặt niềm tim vào nơi mà cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho họ. Vì thế, giải pháp kiến nghị đối với các ngân hàng đó là cần làm tăng thêm sự tin tưởng của khách hàng bằng những chính sách, hành động cụ thể. Một số biện pháp hợp lý như tăng cường triển khai cải thiện các dịch vụ trực tuyến (giao dịch bằng hóa đơn điện tử, tiết kiệm trực tuyến, chuyển khoản trực tuyến...). Thêm vào đó, cần tăng thêm các dịch vụ ngân hàng xanh mới bao gồm: cung cấp những khoản tín dụng xanh cùng lãi suất hấp dẫn để sửa hoặc mua nhà có ứng dụng các thiết bị thông minh, sử dụng năng lượng tái tạo. Đặc biệt, các ngân hàng còn có khả năng trực tiếp góp phần bảo vệ môi trường bằng việc lắp đặt các thiết bị thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng tại các văn phòng làm việc, chi nhánh ngân hàng; triển khai lắp đặt thêm và nâng cấp các máy rút tiền tự động ATM sử dụng năng lượng mặt trời; cổ động
nhiều chiến dịch tuyên truyền nâng cao nhận thức, xây dựng ý thứ bảo vệ môi trường cho nhân viên và khách hàng... (Nguyễn Thị Thủy và cộng sự, 2019). Ngoài ra các giải thưởng cũng là một yếu tố quan trọng giúp khách hàng ngày càng tin tưởng vào ngân hàng, vì thế các ngân hàng nên có quyết tâm chinh phục những giải thưởng uy tín có liên quan tới dịch vụ ngân hàng xanh để tăng niềm tin yêu của khách hàng, tăng ý định sử dụng thêm các dịch vụ ngân hàng xanh.
Thứ tư, về nhân tố Thái độ/Nhận thức về sự hữu ích của ngân hàng xanh, kết quả
nghiên cứu cho thấy đây là nhân tố có mức độ ảnh hưởng cao thứ tư. Hệ thống tài chính ngân hàng ổn định kèm theo trách nhiệm cung cấp vốn cho các chủ thể của nền kinh tế, tương ứng gây nên nhiều ảnh hưởng gián tiếp tới môi trường. Nếu ngân hàng đẩy mạnh kiểm soát rủi ro liên quan đến môi trường trong hoạt động cho vay thì sẽ tạo nguồn lực để các tổ chức doanh nghiệp cải thiện hành vi sản xuất, kinh doanh theo hướng xanh hơn. Vì thế, dịch vụ ngân hàng xanh góp phần nâng cao ý thức cho các chủ thể trong nền kinh tế, trong đó có những người trẻ đối với các vấn đề môi trường, kích thích họ hành động theo hướng thân thiện với môi trường. Hơn thế nữa, việc khai thác những dịch vụ trên nền tảng công nghệ số như internet banking, mobile banking. hỗ trợ khách hàng tiết kiệm chi phí, thời gian, giảm thiểu được rủi ro hơn là hình thức sử dụng tiền mặt truyền thống. Vì thế, giải pháp kiến nghị đối với các ngân hàng đó là cần đầu tư thêm nguồn lực vào bộ phận tư vấn và chăm sóc khách hàng, để họ giúp các khách hàng đặc biệt là những người trẻ tuổi hiểu được những lợi ích mà họ được hưởng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh, từ đó tăng ý định sử dụng dịch vụ này. Thêm vào đó, khách hàng còn đóng góp những lợi ích to lớn khác cho môi trường, qua đó góp phần vào sự phát triển bền vững của kinh tế - xã hội Việt Nam.
Thứ năm, đối với nhân tố Kiến thức về dịch vụ ngân hàng xanh, kết quả nghiên cứu
cho thấy đây là nhân tố có mức độ ảnh hưởng thấp nhất tuy nhiên đây cũng là một nhân tố vô cùng quan trọng. Mặc dù các dịch vụ ngân hàng xanh nghe còn khá mới mẻ những năm gần đây nhưng tình hình phát triển và ứng dụng dịch vụ ngân hàng xanh ở Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả. Khách hàng trẻ tuổi tại nước ta là một lực lượng đông đảo, đặc biệt là các bạn sinh viên. Họ là những người trẻ có tinh thần học hỏi, năng nổ và luôn tìm tòi để hiểu biết những cái mới. Nhiều khách hàng trẻ tuổi có thể đã nghe nói đến, đã và đang sử dụng các dịch vụ như internet banking, mobile banking, ngân hàng số nhưng họ lại không biết đó là những dịch vụ ngân hàng xanh.
Vì thế, giải pháp kiến nghị đối với các ngân hàng đó là cần tăng cường phổ cập kiến thức, thông tin về các dịch vụ ngân hàng xanh đối với các khách hàng trẻ. Các ngân hàng hoàn toàn có thể tổ chức những buổi hội thảo, những diễn đàn tại các trường đại học, các doanh nghiệp và tổ chức để trao đổi thông tin với các khách hàng, và để khách hàng mới trao đổi với khách hàng lâu năm về dịch vụ ngân hàng xanh. Thêm vào đó, các thông tin về dịch vụ ngân hàng xanh cũng có thể được đưa vào những tờ báo, những bản tin hay những chương trình truyền hình, thông qua quảng cáo của các ngân hàng qua nhiều phương tiện thông tin. Từ đó khả năng khách hàng tăng ý định sử dụng dịch vụ là rất lớn và học sẽ giới thiệu, phổ cập kiến thức đó với gia đình, bạn bè và những người trẻ xung quanh.
TỔNG KẾT
Cho đến nay, các dịch vụ ngân hành xanh tại Việt Nam đã và đang trên đà phát triển mạnh, lý do là bởi vì đã có những quy định và chiến lược rõ ràng từ phía Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hay những chính sách và hành động thiết thực, khẩn trương và đồng bộ từ phía các ngân hàng thương mại. Dựa trên nền móng có những kiểm định về thực tế, các phân tích về hành vi tiêu dùng dịch vụ ngân hàng xanh, những nhân tố tác động, các cơ quan quản lý nhà nước và các ngân hàng đang và sẽ triển khai dịch vụ có thêm những định hướng, quy định phù hợp về Chiến lược xanh hóa ngành ngân hàng, xanh hóa nền kinh tế. Những giải pháp kiến nghị của nhóm tác giả mang cả tính chủ quan và tính khách quan, nhưng nhóm luôn mong rằng sẽ có thể đóng góp một phần kiến thức nhỏ đã lĩnh hội được vào sự tiến triển của ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Do vẫn còn tồn tại một số hạn chế với khả năng và quy mô nghiên cứu, nhóm đã chưa thể khai thác đến những góc độ khác liên quan đến dịch vụ ngân hàng xanh, hay chưa tham khảo được ý kiến của những nhà hoạch định chính sách, những chuyên gia đầu ngành thuộc lĩnh vực ngân hàng. Nghiên cứu về hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng
xanh ở Việt Nam hiện nay vẫn còn là một đề tài nghiên cứu mang tính mới mẻ, vì thế nhóm mong muốn sau này sẽ xuất hiện những nghiên cứu với quy mô lớn hơn, chuyên sâu hơn được thực hiện và đề cập đến được, giải quyết được nhiều vấn đề hơn nữa. Nhóm nghiên cứu một lần nữa khẳng định lại về tầm quan trọng của việc nghiên cứu hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh của khách hàng trẻ tuổi tại Việt Nam. Vấn đề này không chỉ hỗ trợ cho ngành ngân hàng phát triển hơn, góp phần vào mục tiêu xanh hóa nền kinh tế của đất nước, mà còn đóng góp cho sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế, xây dựng môi trường sống, môi trường thiên nhiên xanh - sạch - đẹp cho các thế hệ người dân Việt Nam. Mong rằng đề tài này sẽ trở thành một nguồn tham khảo có ích, hỗ trợ cho việc nghiên cứu của các cá nhân, tổ chức, hoàn thiện chính sách của Chính phủ, của các ngân hàng cũng như định hướng chiến lược xanh hoá ngành ngân hàng tại Việt Nam trong những năm tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Đặng Thị Ngọc Dung (2012), “Các yếu tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng hệ thống tàu điện ngầm Metro tại TP. HCM”, luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Thị Liên (2019), “Thúc đẩy các dịch vụ ngân hàng xanh tại Việt Nam”, Tạp
chí Môi trường, truy cập lần cuối ngày 26 tháng 5 năm 2020, từ
http://tapchimoitruong.vn/pages/article.aspx?item=Th%C3%BAc-
%C4%91%E1%BA%A9y-c%C3%A1c-d%E1%BB%8Bch-v%E1%BB%A5- ng%C3%A2n-h%C3%A0ng-xanh-t%E1%BA%A1i-Vi%E1%BB%87t-Nam-50704 3. Nguyễn Minh Loan (2019), “Phát triển ngân hàng xanh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”, Tạp chí Tài chính, truy cập lần cuối ngày 26 tháng 5 năm 2020, từ http://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/phat-trien-ngan-hang-xanh-trong-boi-canh-cach- mang-cong-nghiep-40-309473.html
4. Ngân hàng Nhà nước (2015), Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 24/03/2015 về thúc đẩy
tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng, truy cập lần cuối ngày 1 tháng 6 năm 2020, từ
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-N gan-hang/Chi-thi-03 -CT-NHNN-2015- tang-truong-tin-dung-xanh-quan-ly-rui-ro-moi-truong-xa-hoi-269326.aspx
5. Ngân hàng Nhà nước (2017), Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 10/01/2017 về tổ chức
thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2017, truy cập lần cuối ngày 1 tháng 6 năm 2020, từ https ://thuvienphapluat.vn/van-
ban/tien-te-ngan-hang/Chi-thi-01-CT-NHNN-2017-chinh-sach-tien-te-dam-bao-hoat- dong-ngan-hang-an-toan-hieu-qua-365253.aspx
6. Nguyễn Thị Kim Oanh & Nguyễn Việt Trung, VNU, QUT, DIV (2019), “Hiện thực hóa chiến lược ngân hàng xanh”, Cổng thông tin điện tử ngân hàng nhà nước Việt
Nam, truy cập lần cuối ngày 28 tháng 5 năm 2020, từ
https://www.sbv. gov.vn/webcenter/portal/m/menu/trangchu/ddnhnn/nctd/nctd chitiet? centerWidth=100%25&dDocName=SBV402573&leftWidth=0%25&rightWidth=0%2 5&showFooter=false&showHeader=false&adf.ctrl- state=228yyccf8 27&afrLoop=10615302415479326#%40%3FafrLoop%3D106153 02415479326%26centerWidth%3D100%2525%26dDocName%3DSBV402573%26le ftWidth%3D0%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26show Header%3Dfalse%2 6 adf.ctrl- state%3Dsyuixz5j6 4
7. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Nghiên Cứu Khoa Học Trong
Quản Trị Kinh Doanh, NXB Thống kê, Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Thủy, Đinh Thị Minh Tâm & Nguyễn Hồng Nhung (2019), “Ứng dụng dịch vụ ngân hàng xanh tại một số ngân hàng thương mại ở Việt Nam”, Tạp chí Tài
chính, truy cập lần cuối ngày 30 tháng 5 năm 2020, từ http://tapchitaichinh.vn/ngan-
hang/ung-dung-dich-vu-ngan-hang-xanh-tai-mot-so-ngan-hang-thuong-mai-o-viet- nam-309476.html
9. Nguyễn Thị Đoan Trang (2018), “Phát triển ngân hàng xanh ở Việt Nam - trách nhiệm xã hội trong việc bảo vệ môi trường”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo ngân hàng
số 190, 20-21.
10. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân Tích Dữ Liệu Nghiên Cứu Với SPSS, NXB Hồng Đức, TP. Hồ Chí Minh.
11. Trần Thị Thanh Tú & Trần Thị Hoàng Yến (2016), “Đánh giá thực tiễn ngân hàng xanh ở Việt Nam theo thông lệ quốc tế”, Tạp chí Ngân hàng số 16 - Cổng thông tin
điện tử ngân hàng nhà nước Việt Nam, truy cập lần cuối ngày 26 tháng 5 năm 2020, từ
https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tcnh/tcnh chitiet?centerWi dth=80%25&dDocName=SBV244244&leftWidth=20%25&rightWidth=0%25&show Footer=false&showHeader=false&adf.ctrl-
state=228yyccf8 128&afrLoop=10617333397811326#%40%3F afrLoop%3D10617 333397811326%26centerWidth%3D80%2525%26dDocName%3DSBV244244%26le ftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26sho wHeader%3 Dfalse%26 adf.ctrl- state%3Dsyuixz5j6 64
Tiếng Anh
1. Barhate G. H. & Mohasin Tamboli A. (2016), “Green Banking: An Overview”,
IBMRD's Journal OfManagement & Research, 5(2), 49-52, retrieved on July 24th 2020, from http://www.ibmrdjournal.com/index.php/ibmrd/article/view/100480/73476
2. Imeson, M. & Sim, A. (2010), “Sustainable Banking : Why Helping Communities and Saving the Planet is Good for Business?”, SAS White Paper, Issued by SAS Institute Inc. World Headquarters.
3. Maichum, K., Parichatnon, S. & Peng, K. (2016), “Application of the Extended Theory of Planned Behavior Model to Investigate Purchase Intention of Green Products among Thai Consumers”, Sustainability, 8(10), 8-9, retrieved on May 29th
2020, from https://www.mdpi.com/2071-1050/8/10/1077/html
4. Neetu Sharma, Sarika K. & Gopal R. (2014), “A study on customer’s awareness on Green Banking initiatives in selected public and private sector banks with special reference to Mumbai”, IOSR Journal of Economics and Finance (IOSR-JEF) e-ISSN:
2321-5933, p-ISSN: 2321-5925, 28-35, retrieved on July 24th 2020, from
https://www.iosrjournals.org/iosr-jef/papers/icsc/volume-2/14.pdf
5. Raad Mozib, L. (2015), “Green banking: Going green”, International Journal of
Economics, Finance and Management Sciences, 3(1), 34-42, retrieved on July 24th
2020, from https://www.greengrowthknowledge.org/resource/green-banking-going- green
PHỤ LỤC
BẢNG HỎI ĐIỀU TRA KHẢO SÁT LỜI NÓI ĐẦU
Xin chào mọi người,
Chúng tôi là nhóm tác giả gồm 5 người đều đang là sinh viên Học viện Ngân hàng, hiện chúng tôi đang thực hiện nghiên cứu khoa học về hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh. Ngân hàng xanh được hiểu là đặc tính và cách thức cung ứng dịch vụ ngân hàng hướng đến hỗ trợ hoạt động có tác động tích cực đối với môi trường, giảm khí thải CO2, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, thúc đẩy phát triển bền vững như thanh toán điện tử, giảm thiểu việc sử dụng giấy tờ để giao dịch, hạn chế cho vay vốn đối với các dự án có ảnh hưởng xấu tới môi trường,v.v... Với cam kết thông tin thu được chỉ dành cho mục đích nghiên cứu, rất mong mọi người có thể dành chút thời gian giúp
STT
Thái độ/Nhận thức về sự hữu ích của ngân hàng xanh
Mức độ đồng ý
ATT1 Tôi nghĩ rằng sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh làtiết kiệm tài nguyên 1 2 3 4 5 ATT2 Tôi nghĩ rằng sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh là 1 2 3 4 5
nhóm tác giả thực hiện phần khảo sát dưới đây để chúng tôi có thể hoàn thiện bài nghiên cứu một cách tốt nhất.