Các chế phẩm tác dụng trực tiếp: qua dẫn lưu đường mật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế dung dịch TTB có tác dụng tan sỏi mật (Trang 26 - 28)

Gần đây hơn các tác giả tại khu vực châu Âu và bắc Mỹ đang hướng đến tìm kiếm một dung dịch có khả năng làm bào mòn hoặc tan sỏi theo đường tác dụng trực tiếp bằng cơ chế hóa học. Theo hướng này, các nghiên cứu tập trung vào việc sử dụng Methyl tert-butyl ether, dẫn lưu qua Kehr trực tiếp vào vị trí của sỏi khu trú. Theo tổng kết về thử nghiệm dùng Methyl tert-butyl ether đa trung tâm ở châu Âu, với 21 bệnh viện tham gia và tổng số bệnh nhân là 803, cho thấy rằng có tới 95,1% bệnh nhân đáp

ứng tốt liệu pháp đặt Kehr và bơm trực tiếp Methyl tert-butyl ether để làm tan sỏi. Báo cáo cũng cho thấy không có độc tính của Methyl tert-butyl ether xuất hiện trên các bệnh nhân tham gia thử nghiệm. Tỷ lệ sỏi tái phát sau 5 năm theo dõi là 40%. Hiện tại liệu pháp làm tan sỏi bằng Methyl tert-butyl ether đang được sử dụng tại đa số bệnh viện ở châu Âu [47]. Cần lưu ý đặc điểm sỏi mật ở châu Âu đa số là sỏi ống mật chủ đơn thuần, hiếm gặp sỏi trong gan.

Các thuốc/liệu pháp với mục đích làm tan sỏi như vừa trình bày ở trên đều có xuất xứ từ châu Âu, hiệu quả và tính an toàn đã được nghiên cứu và khẳng định đối với người châu Âu. Tuy nhiên mức độ hiệu quả như thế nào đối với người Việt, cụ thể

là tác dụng làm tan sỏi ở bệnh nhân Việt Nam chưa được thẩm định khoa học chắc chắn. Bằng kinh nghiệm lâm sàng các nhà chuyên môn đã nhận thấy việc dùng các muối mật đểđiều trị sỏi mật tại Việt Nam là không hiệu quả vì bản chất cấu tạo của sỏi khác với sỏi của người châu Âu. Trên cơ sở lý luận như vậy, hiệu quả của nghiệm pháp dùng Methyl tert-butyl ether cũng cần phải kiểm chứng trên bệnh nhân người Việt. Tuy nhiên đây là một gợi ý rất lớn để hướng đến việc bào chế dung dịch TTB của chúng tôi.

Thuốc điều trị sỏi mật đã được đề cấp từ lâu đời trong kho tàng y học dân tộc Việt Nam [29]. Các thuốc này tồn tại dưới dạng các bài thuốc gia truyền bằng việc sử

bào chế y học cổ truyền dạng hoàn, tán, thông dụng hơn nữa là thuốc gói. Mỗi khi bệnh nhân sử dụng sẽ tự sắc uống. Các bài thuốc dân gian này hiện vẫn tồn tại như

một nét văn hoá của Việt Nam nói riêng và phương đông nói chung. Tuy nhiên tính hiệu quả và sự an toàn của từng bài thuốc cụ thể đối với người dùng là câu hỏi mà chưa thể giải đáp rõ ràng. Cho dù vậy, đây vẫn là những đúc kết kinh nghiệm mà cha ông đã để lại, là nguồn tham khảo phong phú để cho các nghiên cứu chi tiết hơn theo quan điểm của y học hiện đại nhằm tạo ra các chế phẩm điều trị sỏi thận hiệu quả. Trên cơ sở kinh nghiệm dân gian, một số cây thuốc như Dứa dại, Kim tiền thảo, Rau om, Rau đắng...đã được một số tác giả nghiên cứu để bào chế thành thuốc điều trị sỏi thận. Trong số các cây thuốc này Kim tiền thảo là cây được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn cả và chiết xuất toàn phần của cây này đã được bào chế thành thuốc (dạng viên nén và viên nang cứng) nhằm dự phòng và điều trị sỏi thận. Tương tự như Kim tiền thảo, chiết xuất toàn phần của Rau om, Rau đắng hiện đang được một số cơ sở bào chế

thành viên nén hoặc viên nang dưới dạng thực phẩm chức năng để giúp dự phòng sỏi thận [29]. Các nghiên cứu cơ bản cho thấy pH dịch mật 6,6 - 7,7 (pH kiềm) là môi trường hình thành sỏi mật, vì vậy hướng nghiên cứu sẽ tìm dung dịch tan sỏi có pH thấp – pH acid.

Dựa trên cơ sở những nghiên cứu trong và ngoài nước, kết hợp với kết quả phân tích về thành phần sỏi mật ở bệnh nhân người Việt Nam chúng tôi hướng đến một dung dịch bào mòn sỏi theo cơ chế hoá học. Nghiên cứu thực nghiệm trong ống nghiệm với nhiều loại dung dịch khác nhau khi ngâm với sỏi mật lấy ra từ cơ thể bệnh nhân được tiến hành từ năm 2005 với 65 mẫu sỏi, chúng tôi nhận thấy rằng dung dịch với thành phần chính acid citric, natri-kali citrate, sorbitol cho tác dụng làm bào mòn/tan sỏi đạt đến 78% [17]. Chúng tôi đặt tên cho dung dịch này là TTB và mong muốn được mở rộng nghiên cứu để hoàn thiện qui trình bào chế, tiêu chuẩn chất lượng, thử nghiệm độc tính của chế phẩm cũng như tiến hành đánh giá tác dụng của dung dịch TTB trên lâm sàng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế dung dịch TTB có tác dụng tan sỏi mật (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)