- Các bước nghiên cứu: 7 bước
A. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP:
- Đối tượng: Lợn thuần chủng, khỏe mạnh, cân nặng 30 - 35 kg - Cỡ mẫu nghiên cứu: 30 con chia 3 nhóm
- Dung dịch sử dụng: Dung dịch chứng: NaCl 0,9% liều bình thường (10ml/kg/4h) và Dung dịch TTB 1X với liều (20 ml/kg/4h) và (10 ml/kg/8h).
- Đánh giá đại thể và vi thể: gan, đường mật, niêm mạc ruột, phổi, thận...
Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức B. KẾT QUẢ: Bảng 1:Tổn thương túi mật Nhóm A1 Nhóm A2 Nhóm B Tổn thương n % n % n % p
Thoái hóa liên bào phủ 3 30 4 40.00 2 20.00 Chảy máu tổ chức đệm 0 0.00 0 0.00 0 0.00 Hoại tử 0 0.00 1 10.00 0 0.00 p(A2-B)=0,50 Nhẹ 1 10 2 20.00 1 10.00 Trung bình 1 10 2 20.00 0 0.00 Viêm đường mật Nặng 1 10 0 0.00 0 0.00 p(A1-B)=0,50
Nhận xét: 1 trường hợp ở nhóm A2 có hoại tửđường mật và 1 trường hợp viêm
đường mật nặng ở nhóm A1 trong đó ở nhóm B không có trường hợp thương tổn nặng, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng 2: Tổn thương đường mật trong gan
Nhóm A1 Nhóm A2 Nhóm B Tổn thương
N % n % n % p
Thoái hóa liên bào phủ 3 30 6 60 2 20 Chảy máu tổ chức đệm 3 30 1 10 0 0 Hoại tử 0 0 1 10 0 0 p(A2-B)=0,50 Nhẹ 7 70 5 50 7 70 Trung bình 1 10 2 20 0 0.00 Viêm đường
Nhận xét: 1 trường hợp ở nhóm A2 có hoại tửđường mật và 2 trường hợp viêm
đường mật nặng ở nhóm A2 trong đó ở nhóm B không có trường hợp thương tổn nặng, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng 3: Tổn thương đường mật ngoài gan.
Nhóm A1 Nhóm A2 Nhóm B Tổn thương
N % n % n % p
Thoái hóa liên bào phủ 2 20 3 30 2 20 Chảy máu tổ chức đệm 2 20 2 20 1 10 Hoại tử 0 0 1 10 0 0 p(A2-B)=0,50 Nhẹ 3 30 3 30 2 20 Trung bình 1 10 2 20 0 0.00 Viêm đường mật Nặng 0 0 0 0 0 0.00
Nhận xét: 1 trường hợp ở nhóm A2 có hoại tửđường mật, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Bảng 4: Tổn thương gan Nhóm A1 Nhóm A2 Nhóm B Các tổn thương gan n % N % n % P Cấu trúc gan nguyên vẹn 10 100 10 100 10 100 Hoại tử tế bào gan đơn lẻ 1 10 1 10.00 1 10.00 Áp xe 1 10 0 0.00 0 0.00 Nhẹ 2 20 2 20.00 1 10.00 Trung bình 1 10 2 20.00 0 0.00 Viêm khoảng cửa Nặng 1 10 0 0.00 0 0.00 p(A1-B)=0.5
Nhận xét: có 3 trường hợp hoại tử tế bào gan đơn lẻ liên quan đến bệnh lý có sẵn của nhu mô gan, chỉ gặp 01 trường hợp viêm khoảng cửa ở nhóm A1, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng 5: Tổn thương niêm mạc tá tràng.
Nhóm A1 Nhóm A2 Nhóm B Tổn thương
N % n % n %
Thoái hóa liên bào phủ 0 0.00 0 0.00 0 0.00 Chảy máu tổ chức đệm 0 0.00 0 0.00 0 0.00 Hoại tử 0 0.00 0 0.00 0 0.00 Nhẹ 1 10 1 10.00 0 0.00 Trung bình 0 0.00 0 0.00 0 0.00 Viêm đường mật Nặng 0 0.00 0 0.00 0 0.00
C. KẾT LUẬN:
Cả dung dịch TTB và dung dịch NaCl 0,9% đều gây thương tổn tại chỗ ở niêm mạc túi mật, niêm mạc đường mật trong và ngoài gan ở mức độ nhẹ, không có sự khác biệt ở mức độ thương tổn nặng giữa các loại dung dịch thử nghiệm.
NGHIÊN CỨU 2: Đánh giá độc tính cấp của dung dịch TTB
A. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP:
- Thuốc: Thuốc thử TTB ở dạng dung dịch 1X: natri citrat 7%, kali citrat 5%, acid citric 7%, glucose 5%, sorbitol 1,5% và nước.
- Động vật thí nghiệm: Chuột nhắt trắng chủng Swiss, cả hai giống, khoẻ mạnh, trọng lượng 18 – 22 g do Viện Vệ sinh dịch tễ TW cung cấp.
- Xác định LD50 của dung dịch TTB trên chuột nhắt trắng bằng đường uống theo phương pháp Litchfield – Wilcoxon.
- Xác định LD50 của dung dịch TTB trên chuột nhắt trắng bằng đường tiêm màng bụng theo phương pháp Litchfield – Wilcoxon.
Nghiên cứu được thực hiện tại: Bộ môn Dược lý Đại học Y Hà Nội
B. KẾT QUẢ:
Bảng 1: Số lượng chuột chết ở các lô chuột theo đường uống STT Liều dùng (ml/10g) Số chuột chết (con) 1 0,23 0/10 2 0,28 0/10 3 0,33 2/10 4 0,39 3/10 5 0,42 6/10 6 0,45 6/10 7 0,58 7/10 8 0,63 9/10 9 0,68 10/10 10 0,90 10/10 Từ kết quả bảng 1 tính được LD50 = 0,471 ± 0,03 (ml/10g) Theo đường uống LD50 = 47,1 ± 3,0 (ml/kg)
Bảng 2: Số lượng chuột chết ở các lô chuột theo đường tiêm màng bụng STT Liều dùng (ml/10g) Số chuột chết (con) 1 0,03 0/10 2 0,04 0/10 3 0,045 2/10 4 0,05 4/10 5 0,055 5/10 6 0,06 9/10 7 0,07 9/10 8 0,08 10/10 9 0,09 10/10 10 0,1 10/10 Từ kết quả bảng 2 tính được LD50 = 0,0566 ± 0,0071 (ml/10g)
Theo đường tiêm màng bụng LD50 = 5,66 ± 0,71 (ml/kg)
C. KẾT LUẬN:
- LD50 của TTB dung dịch 1X trên chuột nhắt trắng theo đường uống là: 47,1 ± 3,0 (ml/kg)
- LD50 của TTB dung dịch 1X trên chuột nhắt trắng theo đường tiêm màng bụng là: 5,66 ± 0,71 (ml/kg)
NGHIÊN CỨU 3: Đánh giá độc tính bán trường diễn của dung dịch TTB
A. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP:
- Thuốc thử: dung dịch TTB có tác dụng tan sỏi mật dung dịch 1X.
- Động vật thực nghiệm: Thỏ chủng Newzealand White, lông trắng, trọng lượng 1,6 - 2,5 kg do Trung tâm chăn nuôi Viện Kiểm nghiệm cung cấp.
- Phương pháp nghiên cứu: theo quy trình của WHO
Nghiên cứu được thực hiện tại: Bộ môn Dược lý Đại học Y Hà Nội
B. KẾT QUẢ:
- Tình trạng chung: Trong thời gian thí nghiệm, thỏ ở cả 3 lô hoạt động bình thường, nhanh nhẹn, mắt sáng, lông mượt, ăn uống tốt, phân khô. Không thấy biểu hiện gì đặc biệt ở cả 3 lô thỏ trong suốt thời gian nghiên cứu.
- Sự thay đổi thể trọng thỏ: trọng lượng thỏ ở cả 3 lô (lô chứng và 2 lô trị) đều tăng so với trước khi nghiên cứu.
- Đánh giá chức năng tạo máu: cả các xét nghiệm đánh giá chức năng tạo máu (số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố, hematocrit, thể tích trung bình hồng cầu, số lượng bạch cầu, công thức bạch cầu và số lượng tiểu cầu) không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô chứng và so với trước khi dùng thuốc (p > 0,05).
- Đánh giá chức năng gan: không có sự thay đổi khác biệt so với lô chứng và so với trước khi uống thuốc (p > 0,05).
- Đánh giá về giải phẫu bệnh: sau 4 tuần uống thuốc
+ Đại thể: trên tất cả các thỏ thực nghiệm (cả lô chứng và 2 lô trị), không quan sát thấy có thay đổi bệnh lý nào về mặt đại thể của các cơ quan tim, phổi, gan, lách, tuỵ, thận và hệ thống tiêu hoá của thỏ.
+ Vi thể:
Gan: Tế bào gan có cấu trúc bình thường, không thoái hoá, hoại tử, không sung huyết, khoảng cửa không viêm.
Thận: cầu thận bình thường, các ống thận không tổn thương, mô kẽ không viêm.
C. KẾT LUẬN:
- Mẫu thuốc thử dung dịch TTB có tác dụng tan sỏi mật không gây độc tính bán trường diễn trên thỏ khi cho thỏ uống liều 0,7 ml/kg/ngày (bằng 1/20 LD50 theo đường uống trên chuột nhắt trắng) và liều cao gấp 2 lần (1,4 ml/kg/ngày) trong 4 tuần liền và sau 2 tuần ngừng uống thuốc.
- Tất cả các chỉ số theo dõi về tình trạng chung, cân nặng, chức năng tạo máu, chức năng gan, chức năng thận và mô bệnh học gan, thận đều nằm trong giới hạn bình thường, không có sự khác biệt rõ rệt so với lô chứng.
CHI TIẾT THAM KHẢO TẠI MỤC 2.2 PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (TRANG 50) HOẶC PHỤ LỤC 1