PHẦN III: BÀN LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế dung dịch TTB có tác dụng tan sỏi mật (Trang 75 - 77)

- Hình thái vi thể thận:

PHẦN III: BÀN LUẬN

Dung dịch TTB được nghiên cứu từ năm 2005, kết quả nghiên cứu tác dụng tan sỏi mật của dung dịch TTB trong ống nghiệm được công bố là 78%. Mục đích chính của nghiên cứu là bào chếđược dung dịch có tác dụng tan/bào mòn sỏi mật đểđiều trị

cho những trường hợp sỏi mật sót, còn Kehr với tác động trực tiếp.

Bước đầu nghiên cứu được tiến hành với việc phân tích thành phần hoá học của sỏi mật: định tính và định lượng. Kết quả cho thấy thành phần hoá học của sỏi mật đã có sự thay đổi, quan trọng nhất là thành phần cholestarol trong sỏi mật: gặp trong 79,2% trường hợp và chiếm hàm lượng trung bình là 28,5%. Đây là thành phần khó tan của sỏi mật.

Việc nghiên cứu tìm ra công thức của dung dịch TTB phải thoả mãn 2 yếu tố: dung dịch có tác dụng tan sỏi và đảm bảo an toàn. Nghiên cứu tác dụng tan sỏi mật của dung dịch TTB trong ống nghiệm cho thấy dung dịch có tác dụng tốt nhất ở nồng độ

chuẩn 1X, việc tăng nồng độ của dung dịch TTB không làm tăng khả năng tan sỏi. Khi thử nghiệm đánh giá độc tính tại chỗ của dung dịch TTB trên động vật thí nghiệm:

- Tại nhóm A1 (liều dùng gấp đôi lâm sàng): 10% viêm niêm mạc túi mật mức

độ nặng.

- Tại nhóm A2 (thời gian kéo dài gấp đôi lâm sàng): có 1/10 trường hợp (10%) hoại tử niêm mạc túi mật, đường mật trong và ngoài gan; có 2/10 trường hợp (20%) có viêm niêm mạc đường mật trong gan mức độ nặng.

Mặt khác nghiên cứu gây độc trên mô hình tế bào gan invitro cũng cho thấy dung dịch TTB có khả năng gây độc tế bào (IC50 = 0,4%) khi phơi nhiễm liên tục trong 72 giờ.

Như vậy vấn đề đặt ra là xác định nguyên nhân gây độc tế bào và gây tổn thương đường mật của dung dịch TTB. Các thành phần chủ yếu là natri citrate, kali citrate, acid citric, đều là các thành phần không gây độc trực tiếp cho tế bào gan. Giả

thuyết này đã được đề cập sau nghiên cứu đánh giá độc tính tế bào gan được thực hiện tại phòng thí nghiệm Dược lý của trường đại học Marseille. Và cũng gợi ý hai nguyên nhân có thể gây độc của dung dịch TTB là pH và áp lực thẩm thấu. Với pH 4,0 – 5,0, kèm theo áp lực thẩm thấu ưu trương (1029 mosmol/kg) có thể là nguyên nhân gây

độc tế bào và tổn thương đường mật. Tuy nhiên trong thí nghiệm độc tính tại chỗ bằng cách truyền trực tiếp dung dịch TTB vào đường mật của lợn thấy lợn về toàn trạng

không có biểu hiện kích thích, không có các dấu hiệu lâm sàng bất thường như sốt, chảy máu đường mật… Về mặt đánh giá vi thể: các mức độ thương tổn vi thể nặng có xuất hiện ở một vài cá thể thuộc nhóm truyền TTB, tuy nhiên nếu tính tổng số các thương tổn thì không có sự khác biệt so với nhóm truyền NaCl 0,9%. Cần lưu ý rằng thực nghiệm này được thực hiện trên đường mật của lợn trẻ, bình thường (3 tháng tuổi), việc đặt dị vật vào đường mật và bơm hàng ngày dung dịch bản thân nó đã gây kích thích niêm mạc đường mật, tạo ra các phản ứng viêm mức độ khác nhau như đã ghi nhận cảở nhóm truyền dung dịch NaCl 0,9%. Trên thực tế lâm sàng, thành đường mật trong các trường hợp sỏi mật rất dầy do quá trình viêm mãn tính, nên khả năng gây hoại tửđường mật sẽ ít hơn nhiều.

Để có thể hoàn thiện nghiên cứu nhằm hướng tới đưa thử nghiệm chế phẩm TTB trên lâm sàng, nhóm nghiên cứu dự kiến sẽ tiến hành đánh giá lại độc tính tế bào của dung dịch TTB bằng cách rút ngắn thời gian ủ của TTB với tế bào gan xuống còn 4 giờ – tương ứng với thời gian bơm rửa Kehr hàng ngày của bệnh nhân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế dung dịch TTB có tác dụng tan sỏi mật (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)