PHẦN II:NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế dung dịch TTB có tác dụng tan sỏi mật (Trang 28 - 32)

2.1:Nghiên cu v tác dng bào mòn si mt ca dung dch TTB đểđiu tr si mt sót sau m trên thc nghim sót sau m trên thc nghim

2.1.1. VẬT LIỆU – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.1.1. Vật liệu nghiên cứu:

Tất cả mẫu sỏi mật thu được từ những bệnh nhân được lấy sỏi bằng phẫu thuật hay qua nội soi mật tuỵ ngược dòng (CPRE) tại bệnh viện Việt Đức với các tiêu chuẩn:

- Số lượng: > 2 viên.

- Vị trí: sỏi đường mật chính bao gồm đường mật trong gan, ống gan chung,

ống mật chủ, không lấy sỏi túi mật. - Kích thước: > 1 cm.

- Hình dạng: còn nguyên vẹn, không được vỡ thành mảnh nhỏ.

2.1.1.2. Phương pháp nghiên cứu:

+ Cỡ mẫu nghiên cứu:

- Theo bản chất hóa học của sỏi: 2 loại sỏi đại diện (sỏi Bilirubinate, sỏi Cholesterol).

- Theo nồng độ của dung dịch TTB (dự kiến thử ở 3 nồng độ khác nhau và 1 chứng là nước muối sinh lý): 10 mẫu cho mỗi loại nồng độ, tổng số là 40 mẫu.

Vy c mu nghiên cu là 2 × 40 = 80 mu si

+ Công cụ nghiên cứu:

- Dung dịch sử dụng: 4 dung dịch khác nhau. + Dung dịch chứng: NaCl 0,9%.

+ Dung dịch TTB xuất sứ từ thành phần một loại thuốc làm tan sỏi của Hungary gồm các thành phần chủ yếu là natri citrate, kali citrate, acid citric và sirop 64% để điều chỉnh dịch vị và giảm kích ứng. Trong nghiên cứu này sử dụng dung dịch: natri citrate, kali citrate, acid citric và sorbitol với pH của dung dịch 4,0 – 5,0 ở 3 nồng độ

khác nhau:

. Dung dịch TTB chuẩn: 1X

. Dung dịch TTB nồng độ ½ chuẩn: 0,5X . Dung dịch TTB nồng độ 2 chuẩn: 2X

+ Thiết kế nghiên cứu:

- Loại hình nghiên cứu: mù đôi, ngẫu nhiên, có đối chứng. - Các bước nghiên cứu:

+ Bước 1: Bệnh phẩm sỏi mật được lấy trong phẫu thuật hay CPRE được cho ngay vào ống vô khuẩn, bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 40, kèm theo lấy 5 ml dịch mật vô trùng hoàn toàn gửi nuôi cấy vi khuẩn.

+ Bước 2: Đo độ pH dịch mật bằng giấy quỳ tại chỗ và ghi vào phiếu nghiên cứu.

+ Bước 3: Phân nhóm sỏi - rút thăm ngẫu nhiên phân nhóm sỏi thuộc 1 trong 4 nhóm:

+ Nhóm 1 – nhóm chứng (thử với NaCl 0,9%): ký hiệu A1 + Nhóm 2 – nhóm thử nồng độ 1X: ký hiệu A2

+ Nhóm 3 – nhóm thử nồng độ 0,5X: ký hiệu A3 + Nhóm 4 – nhóm thử nồng độ 2X: ký hiệu A4

+ Bước 4: Chuẩn bị sỏi trước ngâm

+ Rửa sỏi 3 lần bằng nước muối sinh lý.

+ Đo kích thước (mm) và cân trọng lượng sỏi (gram). + Gửi 01 viên đi phân tích thành phần hóa học của sỏi + Bước 5: Ngâm sỏi với dung dịch nghiên cứu

+ Ngâm trong bểđiều nhiệt ở 370C. + Tỷ lệ dung dịch/khối lượng sỏi là 20/1 + Thời gian ngâm: 6h.

+ Bước 6: Chuẩn bị sỏi sau ngâm

+ Rửa lại bằng nước muối sinh lý

+ Đo kích thước và cân lại trọng lượng sỏi sau khi ngâm.

+ Bước 7: Đánh giá kết quả tại thời điểm 1h-2h-3h-4h-5h-6h- kết thúc theo 3 mức độ:

+ Tan hoàn toàn: sỏi tan vụn ra, không thể cân hay đo được kích thước. + Tan không hoàn toàn: kích thước và trọng lượng giảm hơn trước ngâm hay đã nứt, chỉđộng nhẹ vỡ ngay.

+ Không tan: sỏi còn nguyên hình dạng và kích thước so với trước khi ngâm dung dịch.

Hình 2.1.1: SƠĐỒ NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG TAN SỎI CỦA DUNG DỊCH TTB INVITRO

2.1.1.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu:

- Mô tảđặc điểm của các mẫu sỏi nghiên cứu chung và riêng từng nhóm: vị trí,

đường kính, cân nặng, màu sắc, hình dạng...

- Đáng giá mức độ tan của sỏi chung và riêng từng nhóm ở từng thời điểm: 1h- 2h-3h-4h-5h-6h và kết thúc nghiên cứu.

- Đánh giá một số yếu tốảnh hưởng mức độ tan sỏi.

2.1.1.4. Xử lý số liệu: Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y học với sự trợ

giúp của phần mềm SPSS 15.0 (Statistical Program for Social Sciences, Chicago, Illinois. Version 15.0). Thống kế mô tả được biểu diễn dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, tỷ lệ phần trăm. So sánh sự khác biệt về giá trị

trung bình của các mẫu: sử dụng test T- student với các biến đạt phân bố chuẩn, test Mann-Whitney và test Wilcoxon với số liệu không tuân theo phân bố chuẩn. So sánh sự khác biệt về tỷ lệ: sử dụng test χ2 và hiệu chỉnh bằng Fisher’s exact test. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.

2.1.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong thời gian từ tháng 03/2008 đến tháng 06/2008 đã thu nhập được 104 mẫu nghiên cứu cho 04 nhóm.

2.1.2.1. Đặc điểm chung của các mẫu sỏi: Bng 2.1.1: hình dạng sỏi (p = 0,803) TT Đặc điểm Nhóm chứng Nhóm 1X Nhóm 0.5X Nhóm 2X Chung 1. Tròn 3 – 11,5% 2 – 7,7% 3 – 11,5% 2 – 7,7% 10 – 9,6% 2. Bầu dục 2 – 7,7% 2 – 7,7% 1 – 3,8% 2 – 7,7% 10 – 6,7% 3. Trụ dài 2 – 7,7% 5 – 19,2% 5 – 19,2% 1 – 3,8% 13 – 12,5% 4. Đa din 19 – 73,1% 17 – 65,4% 17 – 65,4% 21 – 80,8% 74 – 71,2% Tổng số 26 – 100% 26 – 100% 26 – 100% 26 – 100% 104 – 100% Nhận xét: không có sự khác biệt về hình dạng sỏi giữa các nhóm nghiên cứu (p= 0,083), sỏi đa diện chiếm đa số 71,2%. Bng 2.1.2: màu sắc sỏi (p = 0,429) TT Đặc điểm Nhóm chứng Nhóm 1X Nhóm 0.5X Nhóm 2X Chung 1. Nâu 10 – 38,5% 7 – 26,9% 6 – 23,1% 9 – 34,6% 32 – 30,8% 2. Đen 10 – 38,5% 5 – 19,2% 9 – 34,6% 9 – 34,6% 33 – 31,7% 3. Vàng 6 – 23,1% 13 – 50% 11 – 42,3% 8 – 30,8% 38 – 36,5% 4. Trắng ngà 0 – 0% 1 – 3,8% 0 – 0% 0 – 0% 1 – 1% Tổng số 26 – 100% 26 – 100% 26 – 100% 26 – 100% 104 – 100% Nhận xét: không có sự khác biệt về màu sắc sỏi giữa các nhóm nghiên cứu (p= 0,429), chủ yếu gặp 3 màu: nâu (30,8%); đen (31,7%), vàng (36,5%). Bng 2.1.3: mật độ sỏi (p = 0,836) TT Đặc điểm Nhóm chứng Nhóm 1X Nhóm 0.5X Nhóm 2X Chung 1. Cứng 22 – 84,6% 21 – 80,8% 23 – 88,5% 23 – 88,5% 89 – 85,6% 2. Mềm 4 – 15,4% 5 – 19,2% 3 – 11,5% 3 – 11,5% 15 – 14,4% Tổng số 26 – 100% 26 – 100% 26 – 100% 26 – 100% 104 – 100% Nhận xét: không có sự khác biệt về mật độ sỏi giữa các nhóm nghiên cứu (p= 0,836), sỏi có mật độ cứng chiếm đa số 85,%.

Bng 2.1.4: kích thước (mm) – trọng lượng sỏi (gram)

TT Đặc điểm Nhóm chứng Nhóm 1X Nhóm 0.5X Nhóm 2X Chung p

1. Đường kính 1 11,5 + 3,94 13,4 ± 2,82 10,9 ± 3,49 12,6 ± 4,31 12,1 ± 3,75 0,079 2. Đường kính 2 16,06 + 5 18,9 ± 5 14 ± 3,87 17,8 ± 7,52 16,7 ± 5,75 0,010 3. Trọng lượng 3,2 ± 4,2 3,8 ± 3,36 2,7 ± 3,49 3,1 ± 2,94 3,2 ±3,5 0,788

Nhận xét: không có sự khác biệt về đường kính và trọng lượng sỏi giữa các nhóm nghiên cứu, sỏi có kích thước trung bình 12,1 – 16,7 mm; nặng 3,2 gram.

2.1.2.2. Diễn biến kết quả tác dụng của dung dịch theo thời gian:

+ Mức độ tan:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế dung dịch TTB có tác dụng tan sỏi mật (Trang 28 - 32)