Thương tổn đường mật: biểu hiện ở3 vị trí là túi mật – đường mật trong gan –

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế dung dịch TTB có tác dụng tan sỏi mật (Trang 45 - 46)

đường mật ngoài gan.

- Thương tổn túi mật (bảng 2.2.4): Các tổn thương túi mật nhẹ chủ yếu là thoái hoá liên bào phủ, viêm thành túi mật ở nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng và viêm hoại tử lan rộng thành túi mật chỉ có 1 trường hợp (nhóm A2). Cả 3 nhóm A1 - A2 và B đều có các tổn thương ở các mức độ từ thoái hoá biểu mô phủ đến viêm từ

nhẹ đến nặng: Nhóm A1 có 6/10 trường hợp chiếm 60%; nhóm A2 thấy 9/10 trường hợp chiếm 90%; nhóm B có 3/10 trường hợp chiếm 30%. Thương tổn ở nhóm B đều gặp ở mức độ nhẹ hơn nhóm A1 và A2. Kết quả trên cho thấy có sự khác nhau giữa nhóm B và nhóm A1, A2 về mặt số lượng và độ nặng của tổn thương. Mức độ thương tổn ở nhóm A1 và A2 là thoái hóa liên bào phủ đến viêm đường mật, chỉ gặp 1/20 trường hợp (5%) có hoại tử túi mật và 1/20 trường hợp (5%) có viêm đường mật nặng, không có trường hợp nào chảy máu tổ chức đệm.

- Thương tổn đường mật trong gan (bảng 2.2.5): ở cả 3 nhóm A1 - A2 và B có các tổn thương ở các mức độ từ thoái hoá biểu mô phủ đến viêm từ nhẹ đến nặng và hoại tử niêm mạc. Nhóm A1 có 8/10 trường hợp chiếm 80% có tổn thương viêm

đường mật ở các mức độ nhẹ và trung bình. Nhóm A2 gặp 9/10 trường hợp chiếm 90% có tổn thương viêm đường mật từ nhẹ, trung bình và nặng. Nhóm B có 7/10 trường hợp chiếm 70% có tổn thương và đều gặp mức độ nhẹ. Như vậy có sự khác biệt không đáng kể giữa 2 nhóm B và nhóm A1, A2 về độ nặng của tổn thương nhưng do số lượng nhỏ nên chưa có ý nghĩa thống kê. Tổn thương thoái hoá liên bào phủ của nhóm A1 gặp 3/10 trường hợp chiếm 30%; nhóm A2 gặp 6/10 trường hợp chiếm 60% trong khi đó nhóm B gặp 2/10 trường hợp chiếm 20%. Tổn thương tăng sinh tế bào chế nhầy của biểu mô đường mật trong gan chỉ gặp ở nhóm B, không gặp ở các nhóm A1 và A2.

- Thương tổn đường mật ngoài gan (bảng 2.2.6): Các tổn thương cũng bao gồm thoái hoá liên bào phủ, viêm đường mật các mức độ khác nhau và viêm hoại tử niêm mạc đường mật. Tổn thương ở các mức độ viêm từ nhẹ đến trung bình tập trung ở

nhóm A1 và A2 trong đó A1 thấy 4/10 trường hợp chiếm 40%, nhóm A2 cũng có 5/10 trường hợp chiếm 50% có tổn thương. Nhóm B gặp 2/10 trường hợp chiếm 20% có tổn thương viêm ở mức độ nhẹ. Kết quả trên cho thấy có sự khác biệt không đáng kể

giữa 2 nhóm B và nhóm A1, A2 về mặt số lượng trường hợp và độ nặng của tổn thương. Đặc biệt trong nhóm A2 gặp 1 trường hợp có viêm hoại tử rộng niêm mạc

đường mật trong và ngoài gan ( Lợn số 120/A2/8).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế dung dịch TTB có tác dụng tan sỏi mật (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)