BÀN LUẬN 19 4 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế dung dịch TTB có tác dụng tan sỏi mật (Trang 117 - 119)

D. TRUYỀN DỊCH – THEO DÕI NGÀY 1: / /

3.BÀN LUẬN 19 4 KẾT LUẬN

1. M ĐẦU

Sỏi mật là bệnh lý ngoại khoa thường gặp, đứng đầu trong bệnh lý gan mật ở

Việt nam. Sỏi mật gây tác hại lớn đến sức khỏe cộng đồng, phần lớn bệnh nhân đến bệnh viện khi có biểu hiện lâm sàng ở giai đoạn có biến chứng: viêm phúc mạc mật, thấm mật phúc mạc, áp xe gan đường mật và các biến chứng của nó... Bệnh sỏi mật ở

Việt Nam khác hẳn với các nước Âu – Mỹ về nhiều khía cạnh: bệnh nguyên, bệnh sinh, thành phần hoá học của sỏi [14]. Sỏi mật ở Việt Nam đã được Tôn Thất Tùng là người đầu tiên khởi xướng và nghiên cứu về bệnh nguyên cũng nhưđiều trị phẫu thuật [41,65].

Tại Việt Nam, sỏi trong gan kết hợp với sỏi đường mật ngoài gan chiếm tỷ lệ từ

32 đến 95,7% [7,23,30,38], đây là nguyên nhân chính gây khó khăn trong điều trị

không đảm bảo lấy hết được sỏi đường mật trong gan. Nguyên nhân sỏi sót liên quan

đến nhiều yếu tố: số lượng, vị trí sỏi, tình trạng đường mật trong gan, phương tiện thăm dò trước và trong mổ để xác định sỏi và tình trạng hệ thống đường mật, các phương tiện lấy sỏi, kinh nghiệm và tính kiên trì của phẫu thuật viên, hoàn cảnh mổ và tình trạng bệnh nhân trước mổ. Các tác giả đều nhận thấy tỷ lệ sỏi sót tăng dần với số

lượng sỏi trong hệ thống đường mật, tình trạng chít hẹp đường mật trong gan và giảm dần khi có đầy đủ các phương tiện thăm dò đường mật trong mổ, các phương tiện lấy sỏi, kinh nghiệm và tính kiên trì của phẫu thuật viên.

Mặc dù đã có rất nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng trong điều trị sỏi mật tại Việt nam, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có phương pháp nào được coi là hữu hiệu nhất đối với sỏi sót, sỏi ở trong gan. Các phương pháp trên đều mang lại hậu quả chấn thương đường mật, xơ hẹp, chảy máu đường mật vì dẫn lưu quá lâu. Bệnh nhân phải chịu chi phí lớn khi điều trị. Các nghiên cứu thuốc làm tan sỏi đã được tiến hành từ

nhiều năm nay, tuy nhiên các thuốc đường uống lại không có tác dụng triệt đểđối với sỏi mật loại bilirubinat là loại sỏi chiếm tỷ lệ chủ yếu ở Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu của đề tài cấp nhà nước về bệnh lý sỏi mật tại Việt Nam [16] cho thấy phần lớn là sỏi ống mật chủ kết hợp sỏi trong gan, thường có biến chứng xơ hẹp đường mật vì vậy các phương pháp phẫu thuật, nội soi, can thiệp... đều có mặt hạn chế. Chỉ có dung dịch tan sỏi mới có khả năng qua được chỗ hẹp để vào sâu các nhánh đường mật trong gan, và đây có thể là biện pháp mới hiệu quảđể giải quyết vấn

Dựa trên cơ sở những nghiên cứu trong và ngoài nước, kết hợp với kết quả phân tích về thành phần sỏi mật ở bệnh nhân người Việt Nam, nhóm nghiên cứu của bệnh viện hữu nghị Việt Đức kết hợp với Đại học Dược Hà nội từ năm 2004 đã hướng đến một dung dịch bào mòn sỏi theo cơ chế hoá học. Định hướng nghiên cứu dung dịch tan sỏi tác động trực tiếp là hướng nghiên cứu mới, tập trung điều trị đối tượng đã được phẫu thuật thông qua việc bơm rửa Kehr đểđưa dung dịch TTB tác động trực tiếp vào sỏi mật sót. Nghiên cứu thực nghiệm trong ống nghiệm với nhiều loại dung dịch khác nhau khi ngâm với sỏi mật lấy ra từ cơ thể bệnh nhân được tiến hành từ năm 2005 với 65 mẫu sỏi cho thấy dung dịch với thành phần chính acid citric, natri-kali citrate, sorbitol cho tác dụng làm bào mòn/tan sỏi đạt đến 78% [17]. Đề tài nghiên cứu “Nghiên cu bào chế dung dch TTB có tác dng tan si mt” là bước tiếp theo để

hoàn thiện quy trình sản xuất và đánh giá hiệu quả cũng như tác dụng của dung dịch TTB.

Đề tài “Nghiên cu bào chế dung dch TTB có tác dng tan si mt” là đề tài

độc lập cấp nhà nước được thực hiện trong 2 năm (từ 06/2007 đến 06/2009) với kinh phí là 1.000.000.000 đồng.

Mục tiêu của đề tài:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế dung dịch TTB có tác dụng tan sỏi mật (Trang 117 - 119)