Thương tổn phổi, thận (bảng 2.2.10): Tổn thương viêm phổi đều gặp ở tất cả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế dung dịch TTB có tác dụng tan sỏi mật (Trang 47 - 50)

các nhóm với số lượng khá đều nhau với hình ảnh sung huyết kèm viêm phổi kẽ hoặc viêm phế quản phổi mức độ nhẹ. Không gặp tổn thương áp xe, chảy máu lan toả phổi. Tổn thương ở thận chủ yếu là sung huyết các mạch máu trong mao mạch cầu thận, trong mô kẽ chỉ có 1 trường hợp có hình ảnh viêm thận kẽ mạn tính mức độ nhẹ

thể hiện bởi sự xuất hiện các tế bào viêm mạn quanh mạch máu trong mô đệm, không thấy mất cấu trúc thận, không thấy hoại tử biểu mô ống thận, biểu mô tiết niệu bình thường.

2.2.1.4. KẾT LUẬN

Cả dung dịch TTB và dung dịch NaCl 0,9% đều gây thương tổn tại chỗ ở niêm mạc túi mật, niêm mạc đường mật trong và ngoài gan ở mức độ nhẹ, không có sự khác biệt ở mức độ thương tổn nặng giữa các loại dung dịch thử nghiệm.

2.2.2: Đánh giá độc tính cp ca dung dch TTB

2.2.2.1. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU + Đối tượng nghiên cu: + Đối tượng nghiên cu:

- Thuốc: Thuốc thử TTB ở dạng dung dịch 1X: natri citrate 7%, kali citrate 5%, acid citric 7%, glucose 5%, sorbitol 1,5% và nước.

- Động vật thí nghiệm:

Chuột nhắt trắng chủng Swiss, cả hai giống, khoẻ mạnh, trọng lượng 18 – 22 g do Viện Vệ sinh dịch tễ TW cung cấp.

Súc vật được nuôi trong phòng thí nghiệm 3 – 5 ngày trước khi nghiên cứu bằng thức ăn chuẩn (do Viện Vệ sinh dịch tễ TW sản xuất), nước uống tự do.

+ Phương pháp nghiên cứu:

- Xác định LD50 của dung dịch TTB trên chuột nhắt trắng bằng đường uống theo phương pháp Litchfield – Wilcoxon.

- Xác định LD50 của dung dịch TTB trên chuột nhắt trắng bằng đường tiêm màng bụng theo phương pháp Litchfield – Wilcoxon.

Trước khi tiến hành thí nghiệm, cho chuột nhịn ăn qua đêm. Từng lô chuột nhắt trắng, mỗi lô 10 con, được uống dung dịch TTB 1X hoặc tiêm màng bụng dung dịch TTB 1X theo liều tăng dần. Theo dõi tình trạng chung của chuột và số lượng chuột chết ở mỗi lô trong 72 giờ. Sau đó tiếp tục theo dõi tình trạng của chuột đến hết ngày thứ 7 sau khi uống hoặc tiêm màng bụng thuốc thử lần đầu.

+ Nơi thực hiện:

B môn Dược lý Đại hc Y Hà Ni

2.2.2.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Sau khi uống thuốc hoặc tiêm màng bụng thuốc thử TTB 1X, ở những lô dùng thuốc liều thấp chuột không có hiện tượng gì đặc biệt: ăn uống, vận động bình thường, chuột không bị khó thở, đi ngoài phân khô. Ở những lô chuột uống hoặc tiêm màng bụng thuốc thử TTB 1X liều cao, ngay sau khi uống 10 phút và tiêm 1 phút, chuột có hiện tượng khó thở, kích thích, dẫy dụa. Từ liều uống 0,33 ml/10g trở lên và liều tiêm màng bụng liều 0,045 ml/10g, có chuột chết trong vòng 72 giờđược ghi lại ở 2 bảng sau:

Bng 2.2.11: S lượng chut chết các lô chut theo đường ung STT Liu dùng (ml/10g) S chut chết (con) 1 0,23 0/10 2 0,28 0/10 3 0,33 2/10 4 0,39 3/10 5 0,42 6/10 6 0,45 6/10 7 0,58 7/10 8 0,63 9/10 9 0,68 10/10 10 0,90 10/10 Từ kết quả bảng 2.2.11 tính được LD50 = 0,471 ± 0,03 (ml/10g) Theo đường ung LD50 = 47,1 ± 3,0 (ml/kg)

Bng 2.2.12: S lượng chut chết các lô chut theo đường tiêm màng bng STT Liu dùng (ml/10g) S chut chết (con) 1 0,03 0/10 2 0,04 0/10 3 0,045 2/10 4 0,05 4/10 5 0,055 5/10 6 0,06 9/10 7 0,07 9/10 8 0,08 10/10 9 0,09 10/10 10 0,1 10/10 Từ kết quả bảng 2.2.12 tính được LD50 = 0,0566 ± 0,0071 (ml/10g)

2.2.2.3. KẾT LUẬN

Mẫu dung dịch TTB 1X gửi đến Bộ môn Dược lý Trường Đại học Y Hà Nội ngày 8 tháng 10 năm 2008 yêu cầu thử độc tính cấp theo đường uống và đường tiêm màng bụng, kết quả cho thấy:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế dung dịch TTB có tác dụng tan sỏi mật (Trang 47 - 50)