Tác giả tiếp cận về năng lực giảng viên dựa trên các yếu tố kiến thức, kỹ năng, hành vi, thái độ, tố chất của giảng viên thì có mô hình được sử dụng đó là ASK. Mô hình ASK – Benjamin Bloom (1956) được coi là người đưa ra những bước đầu tiên về ASK với mô hình đưa ra các yếu tố tiêu chuẩn nghề nghiệp cho các chức danh công việc trong tổ chức dựa trên ba nhóm tiêu chuẩn chính: Kiến thức, kỹ năng, thái độ phẩm chất. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn xu hướng tiếp cận theo mô hình ASK đánh giá năng lực giảng viên.
Theo đó năng lực giảng viên sẽ bao gồm ba yếu tố cấu thành:
Kiến thức : kiến thức là năng lực về thu nhận thông tin dữ liệu, hiểu các vấn đề, phân tích, ứng dụng, đánh giá, tổng hợp mà giảng viên có được trong quá trình
được đào tạo bồi dưỡng và rèn dũa với thực tế. Những năng lực này rất cần thiết và đây là năng lực cơ bản mà một giảng viên cần có khi làm công việc. Công việc càng khó khăn thì đòi hỏi các năng lực này càng cao. Các năng lực này sẽ được cụ thể hóa theo đặc thù của từng cơ sở.
Một giảng viên toàn diện cần phải trang bị hai nhóm kiến thức cơ bản sau:
1.Kiến thức chuyên môn : Giảng viên cần đạt trình độ chuẩn đào tạo của giảng viên đại học theo quy định của Luật Giáo dục đại học, được giảng dạy đúng chuyên nghành được đào tạo, kiến thức chuyên môn sâu rộng, chính xác và khoa học để áp dụng hiểu quả vào giảng dạy, nghiên cứu khoa học và tư vấn.
2.Kiến thức bổ trợ chuyên môn : Có kiến thức vững chắc về chương trình đào tạo, thường xuyên cập nhật kiến thức,chuyên môn và thông tin, kỹ thuật để nâng cao chất lượng dạy học và nghiên cứu khoa học, áp dụng tốt nghiệp vụ sư phạm vào hoạt động giảng dạy, có trình độ ngoại ngữ và kiến thức công nghệ thông tin để áp dụng vào giảng dạy và nghiên cứu khoa học
Kỹ năng : Là khả năng thực hiện một hành động với kết quả được xác định. Kỹ năng có thể chia thành các kĩ năng chung và chuyên biệt. Mỗi người thường có những kĩ năng khác nhau như: bắt chước (quan sát và hành vi khuôn mẫu), ứng dụng (thực hiện một số hành động bằng cách làm theo hướng dẫn), vận dụng (chính xác hơn với mỗi hoàn cảnh), vận dụng sáng tạo (trở thành phản xạ tự nhiên) .
Người giảng viên phải có những kĩ năng sau:
1. Kỹ năng giảng dạy
-Cung cấp kiến thức cho sinh viên tiếp thu một cách dễ hiểu:
Giảng viên cần có kiến thức về giáo dục học đặc biệt là giáo dục đại học, hệ thống hóa được các kiến thức một cách cơ bản, dễ hiểu và hợp lí để cung cấp cho sinh viên lĩnh hội một cách dễ nhớ.
- Áp dụng tốt nghiệp vụ sư phạm vào hoạt động giảng dạy:
Trong giảng bài của mình giảng viên phải tùy theo các loại bài giảng, đối tượng người học để vận dụng phương pháp có thể thuyết trình, giảng giải, đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận tập trung… ngôn ngữ khi giảng bài phải được chọn lọc,
dễ hiểu, có sức thuyết phục, âm lượng phù hợp, động tác thực hành chuẩn, trong quá trình thực hành phải chú trọng rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống của người học, hướng dẫn liên hệ vận dụng, tổ chức luyện tập thực hành nêu các vấn đề cần chú ý để người học tự nghiên cứu học tập.
-Tổ chức và quản lý lớp học một cách khoa học:
Giảng viên đề ra những quy đinh, nội quy đối với lớp học và phân công nhiệm vụ trong mỗi buổi học để sinh viên nắm bắt và thực hiện, đề ra những hình phạt đối với mỗi mức vi phạm, tổ chức lớp học tốt tạo ra hiệu quả trong mỗi giờ học và từ đó nâng cao năng lực giảng viên.Quản lý lớp học một cách hiệu quả cũng thể hiện được kỹ năng của người giảng viên.
-Sử dụng thành thạo các phương tiện giảng dạy:
Nột người giảng viên trong thời đại ngày nay không chỉ biết sử dụng thành thạo các phương tiện để giảng dạy, tìm hiểu, nghiên cứu tham khảo tài liệu mà còn phải thường xuyên cập nhật các phương tiện mới, hiện đại để phục vụ cho công việc của mình.
2. Kỹ năng nghiên cứu khoa học
- Biết cách lực chọn đề tài nghiên cứu khoa học phù hợp với thực tế:
Để lựa chọn một đề tài nghiên cứu khoa học phù hợp không phải đơn giản kỹ năng này đòi hỏi giảng viên phải hiểu biết rất rõ và tự tin vào những kiến thức hiểu biết của mình vào đề tài đó và phải đào sâu nghiên cứu về mặt nội dung của đề tài từ đó phát triển năng lực của bản thân.
- Biết cách khai thác thông tin số liệu và xử lí thông tin số liệu đó:
Việc xử lý thông tin số liệu trong thời đại công nghệ hiện nay không chỉ được thực hiện bằng trí óc của con người, mà còn được trợ giúp bởi nhiều thiết bị công nghệ hiện đại, tiên tiến và thông minh hơn. Điều này đòi hỏi người xử lý thông tin, số liệu phải có trình độ nhất định về công nghệ thông tin và các thiết bị kỹ thuật và ngày càng phải tự hoàn thiện mình, nâng cao tri thức chuyên môn.
- Hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học đảm bảo chất lượng và đúng tiền độ: Giảng viên lựa chọn đề tài và tiến hành thực hiện đè tài nghiên cứu khoa học nhưng cần phải đảm bảo đúng chất lượng sản phẩm theo yêu cầu và đúng
tiến độ đề ra .Qua đây có thể đánh giá được khả năng ở lĩnh vực chuyên môn của giảng viên
- Chia sẻ kinh nghiệm làm đề tài nghiên cứu khoa học với sinh viên:
Giảng viên hoạt động nghiên cứu khoa học không chỉ mục đích để giảng dạy mà còn tạo ra sự ảnh hưởng đối với sinh viên. Chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn khi nghiên cứu khoa học sẽ giúp khuyến khích sinh viên hăng say tham gia nghiên cứu khoa học.
3.Kỹ năng giáo dục và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên
-Thuyết phục và cảm hóa được sinh viên: Giảng viên muốn hiểu được sinh viên thì trong quá trình giảng dạy phải tìm hiểu, quan sát, giao tiếp với sinh viên nhằmgây ảnh hưởng tới sinh viên và truyền cảm hứng học tập nghiên cứu cho sinh viên, hướng dẫn sinh viên đạt được mục tiêu. Mỗi giảng viên trở thành một hình mẫu về khả năng hiểu biết, tinh thần trách nhiệm sự mẫu mực trong cử chỉ hành động.
- Giáo dục đạo đức trong công việc cho sinh viên:
Đây là một việc làm rất quan trọng nhằm hình thành nhân cách của sinh viên và giảng viên chính là nhân tố quan trọng trong kĩ năng này. Muốn sinh viên có đạo đức thì trước hết người giảng viên phải có đạo đức cho nên mỗi giảng viên phải là một tấm gương đạo đức trong sáng cho sinh viên noi theo và học tập.
-Truyền thụ những kinh nghiệm, kỹ năng sống cho sinh viên trong quá trình giảng dạy:
Mỗi con người đều có kĩ năng ứng xử, giao tiếp tương tác với bạn bè, đồng nghiệp, cách làm việc.
Kỹ năng này thể hiện cách sống, cách tích lũy kinh nghiệm từ cuộc sống và trong xã hội hiện đại, đây được xem là chìa khóa vàng dẫn đến thành công vì vậy giảng viên cần thiết phải chia sẻ những kinh nghiệm này cho sinh viên, đây chính là hành trang cho sinh viên bước ra xã hội sau cánh cửa nhà trường
4.Kỹ năng làm việc và tư vấn cho sinh viên
Làm việc và tư vấn là hoạt động giảng viên trao đổi, tư vấn cho sinh viên thông qua giao tiếp nhằm giúp sinh viên giải đáp thắc mắc băn khoăn nhằm hỗ trợ
các thông tin cần thiết giúp sinh viên phát huy tốt tiềm năng của bản thân, tìm ra hướng giải quyết để giải quyết vấn đề. Giảng viên không chỉ tư vấn cho sinh viên ở phương diện học tập, nghiên cứu khoa học, định hướng nghề nghiệp mà còn các văn bản pháp luật quy định, quy chế, và các vấn đề khác trong cuộc sống
- Nắm bắt tâm tư nguyện vọng của sinh viên:
Giảng viên nên chủ động nắm bắt tâm tư nguyện vọng của giảng viên thông qua giảng dạy, giao tiếp hay làm việc với sinh viên để từ đó đưa ra những ý kiến, những lời khuyên ,hay tư vấn chính xác cho sinh viên tạo động lực học tập cho sinh viên. Qua kĩ năng này cho thấy khả năng quan sát, khả năng nắm bắt và phán đoán tình hình cũng như cách xử lí của giảng viên.
- Khả năng giao tiếp sư phạm tốt:
Giao tiếp là kĩ năng không thể thiếu của con người, nhất là với giảng viên đại học giao tiếp sư phạm là hành động tương tác với sinh viên thông qua cử chỉ, nét mặt, lời ăn tiếng nói, trang phục...để truyền tải thông tin đến sinh viên, tác động đến tâm trí của người học, nhằm tác động và hình thành nhân cách, đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên.
- Khả năng thu hút được sinh viên:
Ngoài kiến thức chuyên ngành thì giảng viên cần phải có nhiều kĩ năng trong đời sống để thu hút hay truyền đạt mà sinh viên không thấy nhàm chán mà còn hưởng ứng tích cực.
- Tư vấn cho sinh viên những vấn đề trong cuộc sống:
Ngoài việc tư vấn trong phương pháp học tập hay nghiên cứu khoa học thì sự tư vấn xung quanh cuộc sống của giảng viên đối với sinh viên là rất cần thiết và hữu ích. Kĩ năng này thể hiện vốn sống phong phú và nhiều kinh nghiệm của giảng viên.
- Tư vấn cho sinh viên phương pháp học tập đạt hiệu quả:
Giảng viên hỗ trợ, tư vấn cho sinh viên thông qua quá trình giao tiếp, đồng cảm giữa người tư vấn và sinh viên được tư vấn nhằm giúp sinh viên giải đáp băn khoăn, thắc mắc, cung cấp thông tin, giúp đỡ sinh viên tìm ra giải pháp, phương pháp học tập đạt hiểu quả nhất. Để tư vấn được cho sinh viên thì giảng viên phải
không ngừng học hỏi về phương pháp tư duy khoa học, phân tích, tổng hợp, nhanh chóng tìm ra bản chất để luyện cho việc tư vấn ngày càng tốt hơn. Qua đây cũng giúp phát triển năng lực bản thân giảng viên.
5.Kỹ năng hoạt động xã hội
-Tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể do nhà trường tổ chức và xã hội tổ chức :
Một người giảng viên tốt không chỉ bởi được đánh giá qua hoạt động giảng dạy mà còn qua hoạt động tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể của nhà trường cũng như xã hội. Tham gia các hoạt động tập thể giúp giảng viên phát triển kĩ năng mềm, khám phá bản thân, phát triển những kĩ năng mới và củng cố những kĩ năng đang có sẵn.
-Phổ biến, tuyên truyền kiến thức tích cực cho cộng đồng:
Để những kiến thức tích cực về các lĩnh vực được lan tỏa trong cộng đồng thì đòi hỏi giảng viên phải thường xuyên phổ biến, học hỏi những phương pháp và đổi mới phương thức tuyên truyền nhằm đạt hiểu quả cao hơn.
-Có mối quan hệ với các doanh nghiệp và tổ chức để tạo việc làm cho sinh viên: Đối với sinh viên, thì giảng viên không chỉ có chuyên môn về các lĩnh vực mà còn có cơ hội hợp tác làm việc với các doanh nghiệp, tổ chức với vai trò người tư vấn , hợp tác. Chính vì vậy giảng viên có thể làm cầu nối việc làm cho sinh viên với các doanh nghiệp, tổ chức.
Thái độ : thái độ con người là cách người đó tiếp nhận và phản ứng lại các
thực tế, xác định giá trị, giá trị ưu tiên. Các hành động thể hiện thái độ của con người đối với công việc, động cơ, cũng như những tố chất cần có để đảm nhận tốt công việc. Các phẩm chất của con người cũng được xác định phù hợp với vị trí công việc. Theo cách tiếp cận này chúng ta có thể có được khung năng lực toàn diện, rõ ràng, có thể liệt kê một cách đầy đủ các năng lực cần thiết của một giảng viên nói chung và giảng viên đại học nói riêng.
Thái độ đạo đức của giảng viên được thể hiện thông qua các tiêu chí: 1. Sự tận tâm với nghề nghiệp của giảng viên
Bất cứ công việc nào cũng đều chứa đựng khóa khăn và thử thách để có thể sống cùng nghề thì mỗi giảng viên đều phải xây dựng tình yêu đối với công việc đủ lớn để có thể vượt qua khó khăn cũng như cám dỗ trong công việc để gây dựng hình tượng người giảng viên mẫu mực để sinh viên noi theo.
-Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc:
Có ý thức và trách nhiệm trong công việc, người giảng viên cần có tính tự giác cao để nâng cao chất lượng giảng dạy.
-Có ý thức tôn trọng kỉ luật và quy định của nhà trường:
Giảng viên phải luôn chấp hành mọi quy định quy chế, chủ trương, đường lối của nhà trường, luôn tự hào về nhà trường, được cống hiến cho nhà trường tạo động lực cho giảng viên nâng cao năng lực bản thân.
1. Năng lực quan hệ với thế giới nghề nghiệp
-Có thái độ chan hòa, tôn trọng và đoàn kết và sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp đồng nghiêp
Giảng viên có quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp sẽ tạo ra không gian làm việc vui vẻ, thoải mái và đạt hiệu công việc. Sự trợ giúp của đồng nghiệp tạo ra sự cộng hưởng góp phần thúc đẩy hiệu quả công việc một cách tốt nhất .
Công việc nhà giáo có nhiều chuẩn mực cần tuân thủ, đồng nghiệp của giảng viên chính là những người đồng hành làm cùng công tác chuyên cùng chia sẻ khó khăn và giúp đỡ nhâu trong công việc. Dù trên cương vị nào cũng cần giữ thái độ tôn trọng và cùng hướng tới công việc chung và sẵn sàng chia sẻ thông tin và giúp đỡ các giảng viên khác.
-Có thái độ cởi mở, thân thiên sẵn sàng giúp đỡ sinh viên dù trong hay ngoài trường học
Sự thân thiện cởi mở là yếu tố gắn kết sinh viên với giảng viên. Một người giảng viên tốt không chỉ thể hiện qua mức độ hoàn thành công việc mà còn qua thái độ tích cực. Sự gần gũi và sẵn sàng giúp đỡ mọi người của giảng viên càng làm cho sinh viên yêu quý và tôn trọng.
2. Giữ gìn phẩm chất và uy tín của Học viện
- Tuân thủ các chuẩn mực về đạo đức và hành vi đối với nghề nghiệp:
Trong nghề giáo ý thức đạo đức được đặt lên hàng đầu, hành vi thái độ của giảng viên đại học được đặt trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học và cung ứng dịch vụ xã hội. Đạo đức của giảng viên thể hiện qua việc làm lời ăn tiếng nói, cách hành xử với những người xung quanh.
Hành vi thái độ của giảng viên thể hiện năng lực vốn có của chính bản thân họ, thái độ, hành vi được coi là chuẩn mực khi giảng viên có lời nói, việc làm, tác phong phù hợp với từng cương vị mà họ đảm nhiệm. Giữ vai trò của nhà giáo phải thể hiện những tác phong sư phạm và trở thành hình tượng cho sinh viên noi theo.
- Quảng bá hình ảnh của học viện để nhiều người biết đến:
Bất kể một địa điểm nào nếu muốn nhiều người biết đến thì phải quảng bá hình ảnh. Quảng bá hình ảnh và thương hiệu chính là xây dựng hình ảnh nhà trường để nhiều người biết đến đặc biệt là sinh viên. Đây là việc làm cần thiết giúp tạo dựng tên tuổi của trường, các hoạt động trong trường và giúp thí sinh biết đến trường và lựa chọn môi trường học tập phù hợp. Đây cũng chính là niềm tự hào với mỗi giảng viên làm việc trong Học viện.