Đánh giá năng lực giảng viên phải được xét từ nhiều tiêu chí. Các tiêu chí này có thể được chia thành các mức khác nhau, các cấp độ khác nhau để thuận lợi cho việc đánh giá, đồng thời, cũng tạo động lực để đội ngũ giảng viên không ngừng phấn đấu, hoàn thiện mình. Để không đánh giá năng lực giảng viên chung chung thì cần xác định những tiêu chí nòng cốt theo đó việc đánh giá năng lực giảng viên sẽ hiệu quả hơn. Sau khi tự đánh giá năng lực của bản thân, mỗi giảng viên sẽ tự xây dựng cho mình kế hoạch nâng cao năng lực, tự bồi dưỡng và học tập ngắn hạn và dài hạn, cấp thiết hoặc lâu dài dựa trên những tiêu chí đánh giá năng lực theo yêu cầu. Trường đại học là nơi thực hiện ba chức năng chính : Giảng dạy, nghiên cứu khoa học, tư vấn.
Tác giả đã xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực giảng viên như yếu tố cấu thành năng lực giảng viên như sau:
Bảng 1.1: Khung năng lực giảng viên đại học. Yểu tố cấu
thành năng lực giảng viên
Nhóm tiêu chí cụ thể để đánh giá
Kiến thức của giảng viên
1.Kiến thức chuyên môn
- Đạt trình độ chuẩn đào tạo của giảng viên đại học theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo quy định
- Được giảng dạy đúng chuyên môn chuyên nghành đào tạo - Kiến thức chuyên môn sâu rộng chính xác và khoa học 2.Kiến thức bổ trợ chuyên môn
- Có kiến thức vững chắc về chương trình đào tạo
- Thường xuyên cập nhật kiến thức,chuyên môn và thông tin, kỹ thuật để nâng cao chất lượng dạy học và nghiên cứu khoa học. - Áp dụng tốt nghiệp vụ sư phạm vào hoạt động giảng dạy.
- Có trình độ ngoại ngữ và kiến thức công nghệ thông tin để áp dụng vào giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Kỹ năng của giảng viên
1.Kỹ năng giảng dạy
- Cung cấp kiến thức cho sinh viên tiếp thu một cách dễ hiểu - Áp dụng tốt nghiệp vụ sư phạm vào hoạt động giảng dạy - Tổ chức và quản lý lớp học một cách khoa học
- Sử dụng thành thạo các phương tiện giảng dạy 2.Kỹ năng nghiên cứu khoa học
- Biết cách lực chọn đề tài nghiên cứu khoa học phù hợp với thực tế - Biết cách khai thác thông tin số liệu và xử lí thông tin số liệu đó - Hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học đảm bảo chất lượng và đúng tiền độ
- Chia sẻ kinh nghiệm làm đề tài nghiên cứu khoa học cho sinh viên 3.Kỹ năng giáo dục và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên
- Thuyết phục và cảm hóa được sinh viên
- Truyền thụ những kinh nghiệm , kỹ năng sống cho sinh viên trong quá trình giảng dạy
4.Kỹ năng làm việc và tư vấn cho sinh viên
- Nắm bắt tâm tư nguyện vọng của sinh viên - Khả năng giao tiếp sư phạm tốt
- Khả năng thu hút được sinh viên
- Tư vấn cho sinh viên những vấn đề trong cuộc sống - Tư vấn cho sinh viên phương pháp học tập đạt hiệu quả 5.Kỹ năng hoạt động xã hội
- Tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể do nhà trường tổ chức và xã hội tổ chức
- Phổ biến , tuyên truyền kiến thức tích cực cho cộng đồng
Có mối quan hệ với các doanh nghiệp và tổ chức để tạo việc làm cho sinh viên
Thái độ đạo đức nghề nghiệp của
giảng viên
1.Sự tận tâm với nghề nghiệp của giảng viên
- Sự yêu thích đối với công việc
- Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc
- Có ý thức tôn trọng kỉ luật và quy định của nhà trường
2. Năng lực quan hệ với thế giới nghề nghiệp của giảng viên - Có thái độ chan hòa, tôn trọng và đoàn kết và sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp đồng nghiêp
- Có thái độ cởi mở, thân thiên sẵn sàng giúp đỡ sinh viên dù trong hay ngoài trường học
3.Giảng viên giữ gìn phẩm chất , bảo vệ uy tín nhà trường.
- Tuân thủ các chuẩn mực về đạo đức và hành vi đối với nghề nghiệp - Quảng bá hình ảnh của Học viện để nhiều người biết đến