Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN TẠI HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN (Trang 53)

Học viện Chính sách và Phát triển được thành lập vào ngày 04/01/2008 theo Quyết định số 10/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, là cơ sở giáo dục ĐHCL thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Học viện xác định sứ mạng của mình là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao bậc Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ về chính sách công, kinh tế và quản lý, có tư duy năng động, sáng tạo, đủ năng lực làm việc trong nước và quốc tế; NCKH, bồi dưỡng, tư vấn và phản biện chính sách vĩ mô. Tầm nhìn đến năm 2030, Học viện trở thành trường đại học theo định hướng nghiên cứu có uy tín trong nước và khu vực.

Tổng số cán bộ giảng viên của Học viện tính đến năm 2019 là 131, trong đó có 76 giảng viên cơ hữu, chiếm 58% tổng số cán bộ, giảng viên cơ hữu toàn Học viện. Đội ngũ cán bộ, giảng viên cơ hữu của Học viện bao gồm các PGS, Tiến sĩ, Thạc sĩ được đào tạo tại các trường đại học uy tín ở Việt Nam và nước ngoài. Bên cạnh đó, để nâng cao tính thực tiễn trong đào tạo, Học viện cũng đã mời các chuyên gia từ các cơ quan quản lý nhà nước, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp, giảng viên từ các trường đại học trong và ngoài nước cùng tham gia giảng dạy thỉnh giảng tại Học viện.

Tính đến hết học kỳ 2 (năm học 2017-2018), Học viện đang tổ chức đào tạo 2.556 sinh viên với 51 lớp sinh viên thuộc 08 chuyên ngành đào tạo chương trình đại trà, cụ thể: Kế hoạch phát triển (Quy hoạch phát tiển), Đấu thầu, Đầu tư, Quản lý nhà nước, Tài chính, Ngân hàng, Kinh tế đối ngoại, Quản trị doanh nghiệp và 03 chương trình chất lượng cao thuộc Khoa đào tạo Quốc tế với 3 chuyên ngành Tài chính ngân hàng, Kinh tế đối ngoại và Quản trị kinh doanh. Đây là những chuyên

ngành phù hợp với các lĩnh vực hoạt động của ngành Kế hoạch và Đầu tư và nhu cầu xã hội.

Năm 2012, Học viện đã tiến hành đào tạo hệ đại học chính quy theo hình thức đào tạo tín chỉ cho sinh viên khóa 3 (niên khóa 2012 – 2016) và đến nay Học viện tiếp tục đào tạo được 9 khóa sinh viên đang theo học, trong đó đã có 5 khóa với tổng số 1800 sinh viên đã tốt nghiệp chiếm 80% so với số tuyển vào.

Trong xu thế hội nhập quốc tế, Học viện đang triển khai nhiều chương trình hợp tác với các tổ chức quốc tế như : Đại học tổng hợp bang California, Học viện ngoại giao Lodon, Đại học Quốc tế Nhật Bản – IUJ, Viện nghiên cứu chính sách công GRIPS – Nhật Bản, Đại học quốc gia Seoul, Trường Chính sách công Lý Quang Diệu...các tổ chức quốc tế như : KOICA, USAID, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam,…

Trải qua 10 năm xây dựng và phát triển, ngày 29/6/2018, Học viện chính thức hoàn tất kiểm định chất lượng giáo dục và đã được Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cấp giấy chứng nhận đạt chất lượng giáo dục theo 10 tiêu chuẩn, 61 tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Kết quả kiểm định đạt chất lượng giáo dục đã khẳng định vị thế, uy tín và chất lượng đào tạo của Học viện Chính sách và Phát triển trong giai đoạn hiện nay, đồng thời góp phần thúc đẩy chất lượng đào tạo của Học viện được cải tiến và đạt tới tiêu chuẩn chất lượng tầm khu vực và quốc tế.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Học viện Chính sách và Phát triển Chức năng:

Học viện Chính sách và Phát triển là cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có chức năng đào tạo trình độ đại học, thạc sỹ, tiến sỹ về chính sách công, kinh tế, quản lý và các ngành khác có liên quan phù hợp với mục tiêu và phương hướng phát triển của Học viện; chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, tư vấn, phản biện chính sách và hợp tác quốc tế theo các quy định hiện hành.

Học viện Chính sách và Phát triển là đơn vị sự nghiệp công lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, được hoạt động tự chủ theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Học viện chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Nhiệm vụ:

1. Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư kế hoạch công tác dài hạn, trung hạn và hàng năm của Học viện; tham mưu xây dựng chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành kế hoạch và đầu tư.

2. Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch về tổ chức bộ máy, thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các tổ chức khoa học, các đơn vị thuộc Học viện; biên chế, vị trí việc làm; tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật và sự phân cấp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

3. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các đề án, văn bản liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ và của Học viện trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành.

4. Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề Học viện được phép đào tạo; xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Xây dựng đề án mở các ngành đào tạo mới, điều chỉnh qui mô đào tạo báo cáo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước khi trình Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

6. Triển khai các hoạt động đào tạo, liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế theo chiến lược và kế hoạch phát triển của Học viện, bảo đảm chất lượng đào tạo; lựa chọn tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để đăng ký kiểm định.

7. Tổ chức giảng dạy, đào tạo theo mục tiêu của chương trình đào tạo và các hoạt động đào tạo khác; xác nhận và cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định của

pháp luật. Phát triển các chương trình đào tạo theo mục tiêu xác định; bảo đảm sự liên thông giữa các chương trình và trình độ đào tạo, hướng tới đáp ứng chuẩn mực quốc tế.

8. Thực hiện các nhiệm vụ đào tạo theo nhu cầu xã hội và các nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.

9. Tổ chức tuyển sinh và quản lý người học; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của giảng viên, viên chức, nhân viên, cán bộ quản lý và người học.

10. Tổ chức các hoạt động tư vấn theo quy định của pháp luật, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, năng lực của Học viện và theo nhu cầu của xã hội.

11. Tự đánh giá chất lượng đào tạo và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền.

12. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục và các nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

13. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội theo quy định.

14. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Bộ trưởng.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Học viện Chính sách và Phát triển:

1. Hội đồng Học viện.

2. Ban Giám đốc Học viện (Giám đốc và các Phó Giám đốc); 3. Hội đồng Khoa học và Đào tạo.

4. Hội đồng tư vấn.

5. Các phòng chức năng và trung tâm. 6. Các khoa, viện thuộc Học viện. 7. Các bộ môn thuộc khoa, viện. 8. Các tổ chức khoa học và dịch vụ.

9. Học viện có các Phân viện tại miền Bắc, miền Trung, miền Nam phù hợp với từng giai đoạn phát triển của Học viện và khi các cơ sở này có đủ các điều kiện cần thiết để thành lập theo quy định của pháp luật.

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức Học viện Chính sách và Phát triển 2.2 Kết quả đào tạo, nghiên cứu khoa học của Học viện giai đoạn 2017-2019

2.2.1. Kết quả đào tạo

Kết quả đào tạo năm 2017-2018

Công tác đào tạo đại học:

Bảng 2.1: Cơ cấu sinh viên theo ngành

STT Ngành Khóa 6 Khóa 7 Khóa 8 Khóa 9 Tổng

1 Quy hoạch phát

triển/đầu tư 40 74 96 124 344

2 Kế hoạch phát triển 67 82 89 131 369

3 Kinh tế đối ngoại 82 90 180 170 522

4 Quản lý công 42 22 44 25 120 5 Quản trị doanh nghiệp 42 42 127 125 336 6 Tài chính – Ngân hàng 72 65 126 83 346 7 Đấu thầu 42 36 40 38 156

8 Đào tạo Quốc tế 92 87 78 124 395

Tổng 472 503 796 820 2588

Nguồn: Phòng Quản lý đào tạo

-Hoạt động phát triển chương trình đào tạo Tổng số 10 chuyên ngành (02 Chất lượng cao)

Chương trình đào tạo thường xuyên đổi mới, rà soát đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong bối cảnh mới.

Ngoài ra, Học viện đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết trình Bộ Giáo dục và Đào tạo đề án đào tạo đại học ngành Luật Kinh tế, Thạc sỹ chuyên ngành QHPT, Tiến sỹ chuyên ngành Chính sách công

-Chương trình đào tạo đang thực hiện

Chương trình đào tạo khóa 8 ban hành kèm theo QĐ số 578/QĐ-HVCSPT ngày 31/8/2017

Chương trình đào tạo khóa 9 ban hành kèm theo QĐ số 503/QĐ-HVCSPT ngày 8/8/2018

Các CTĐT được ban hành và công bố công khai trên phần mềm quản lý đào tạo

Bảng 2.2: Khối lượng giảng dạy tại HVCSPT 2017-2018

Đơn vị tính :%

STT Khối lượng giảng dạy Số tiết Tỷ lệ I Phân theo giảng viên

1 Cơ hữu 18,060 78

2 Thỉnh giảng 4,980 22

Tổng cộng 23,040

II Phân theo hệ đào tạo

1 Hệ Đại trà 16,920 74

2 Hệ CLC 6,120 26

- Chuyên ngành bằng TA 2,385 39 - Chuyên ngành bằng TV 2,100 34

- Môn Tiếng Anh 1,635 27

Tổng cộng 23,040

Nguồn: Phòng Quản lý đào tạo

Bảng 2.3:Môn học chương trình Chất lượng cao

STT KHÓA CÁC MÔN HỌC BẰNG TIẾNG VIỆT CÁC MÔN HỌC BẰNG TIẾNG ANH MÔN TIẾNG ANH TỔNG 1 KHÓA 5 6 10 0 16 2 KHÓA 6 6 12 1 19 3 KHÓA 7 6 6 1 13 4 KHÓA 8 9 0 2 11 TỔNG SL 27 28 4 59 Tỷ lệ 46 47 7 100

Công tác đào tạo thạc sỹ:

Học viện đang đào tạo 2 chuyên nghành thạc sỹ Chính sách công khóa 2 và khóa 3, tài chính ngân hàng khóa 1 và khóa 2, và tuyển sinh khóa mới .

Kết quả đào tạo năm 2018 - 2019

Công tác đào tạo đại học

- Về quy mô cơ cấu đào tạo Tổng số sinh viên đến thời điểm 30/9/2019 là 3.098 sinh viên, trong đó 02 chuyên ngành có số lượng sinh viên lớn hơn 20% tổng số sinh viên toàn Học viện .

Bảng 2.4: Cơ cấu sinh viên theo ngành

STT Ngành Khóa 6 Khóa 7 Khóa 8 Khóa 9 Tổng

1 Kinh tế 110 146 156 198 610

2 Kinh tế phát triển 82 89 126 65 362

3 Kinh tế quốc tế 90 182 166 147 585

4 Quản lý Nhà nước 22 44 28 32 126

5 Quản trị kinh doanh 65 124 83 201 473

6 Tài chính – Ngân

hàng 42 127 111 198 478

7 Luật Kinh tế 73 73

8 Viện Đào tạo Quốc tế 92 79 116 104 391

Tổng 503 791 786 1.018 3.098

Bảng 2.5 : Khối lượng giảng dạy tại HVCSPT năm học 2018 – 2019

Đơn vị tính : %

STT Khối lượng giảng dạy Số tiết Tỷ lệ I Phân theo giảng viên

1 Cơ hữu 22,425 81

2 Thỉnh giảng 5,175 19

Tổng cộng 27,600

II Phân theo hệ đào tạo

1 Hệ Đại trà 20,580 75

2 Hệ CLC 7,020 25

- Chuyên ngành bằng TA 4,230 60

- Chuyên ngành bằng TV 2,790 40

Tổng cộng 27,600

Nguồn: Phòng Quản lý đào tạo

Giảng viên cơ hữu vẫn chiếm hơn 80%, thỉnh giảng chủ yếu tập trung ở một số khoa: Ngoại ngữ, Kế hoạch phát triển, Tài chính Đầu tư, Viện Đào tạo quốc tế. Số tiết dạy Tiếng anh bên hệ chất lượng cao khá nhiều, cộng thêm số lớp tiếng anh cơ bản hệ đại trà lớn, do đó giảng viên bộ môn ngoại ngữ không dạy đủ và phải mời thỉnh giảng. Một số môn chuyên ngành Tài chính, Kế hoạch phát triển thiếu giảng viên có chuyên môn giảng dạy, nên Khoa mời thỉnh giảng bên Học viện Tài chính, Kinh tế quốc dân... Khối lượng giảng dạy theo khoa/bộ môn cho thấy có sự chênh lệch giữa các khoa/bộ môn (Bảng 6)

Bảng 2.6: Khối lượng giảng dạy theo Khoa/Bộ môn

TT Khoa Khối lượng SL giảng viên Tiết/GV

1 BM Luật 1,125 3 375

2 Khoa CSC 1,020 5 204

3 Viện ĐTQT 1,035 8 129

4 Khoa Đầu tư 1,290 3 430

5 Khoa KTPT 2,520 7 360

6 Khoa KTĐN 900 7 129

7 BM NN 3,330 9 370

8 Khoa Đấu thầu 1,005 4 251

9 Khoa QTKD 870 3 290 10 Khoa TCĐT 2,805 7 401 11 BM Triết 2,250 6 375 12 BM Toán 2,985 6 498 13 BM GDTC 1,710 4 428 TỔNG CỘNG 22,845 70 326

Nguồn: Phòng Quản lý đào tạo

- Về kết quả học tập

+ Công tác tốt nghiệp: Tổng số sinh viên khoá 5 tốt nghiệp năm 2019 tính đến tháng 9/2019 là 293 sinh viên, đạt tỷ lệ 73% trong đó tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp hạng xuất sắc 9%; hạng tốt nghiệp hạng giỏi 42%; khá 43%; trung bình khá 4% và trung bình khá 2%. Tổng số sinh viên khoá 6 tốt nghiệp năm 2019 tính đến tháng 9/2019 là 176 sinh viên, đạt tỷ lệ 40,5% trong đó tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp hạng xuất sắc 9%; hạng tốt nghiệp hạng giỏi 42%; khá 43%; trung bình khá 4% và trung bình khá 2%. Tỷ lệ tốt nghiệp thấp, chủ yếu do thiếu chứng chỉ CĐR Tiếng Anh, Tin học và chưa tích luỹ đủ chương trình đào tạo.

+ Kết quả học tập đối với sinh viên khóa 7 (niên khóa 2016 - 2020), tổng số sinh viên 503 với 09 chương trình đào tạo gồm 07 chương trình đại trà và 02 chương trình chất lượng cao, điểm trung bình chung tích lũy toàn khóa của 06 học kỳ: Xuất sắc 6%; Giỏi 16%; khá 47%; trung bình khá 13%; trung bình 8%; và yếu 12%. Số liệu kết quả học tập so sánh giữa các năm học được thể hiện tại bảng 7 cho thấy đã có những thay đổi theo chiều hướng tiến bộ, giảm tỷ lệ sinh viên yếu.

Bảng 2.7 : Kết quả học tập khóa 7,8,9 năm học 2017- 2019

Đơn vị: %

Khóa Năm học

Sinh

viên Xuất sắc Giỏi Khá TB khá

Trung bình Yếu 7 2017 - 2018 503 6 17 41 9 9 18 2018- 2019 503 3 16 47 13 8 12 8 2017- 2018 789 2 7 32 15 11 34 2018 - 2019 786 4 13 16 12 9 26 9 2018- 2019 786 1 6 24 15 14 40

Nguồn: Phòng Quản lý đào tạo

+ Kết quả học tập đối với sinh viên khóa 8 (niên khóa 2017 - 2021), tổng số sinh viên 796 với 09 chương trình đào tạo gồm 07 chương trình đại trà và 02 chương trình chất lượng cao, điểm trung bình chung tích lũy toàn khóa của 04 học kỳ: xuất sắc 4%, giỏi 13%, khá 16%, TB khá 12%, trung bình 9% và yếu 26%, kết quả này cho thấy cũng đã có sự tiến bộ rõ so với năm học 2017 – 2018 hay sinh viên đã có phương pháp học tập và có kết quả học tập các môn học ngành, chuyên

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN TẠI HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w