Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực giảng viên đại học

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN TẠI HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN (Trang 44 - 48)

1.2.5.1. Nhân tố thuộc về giảng viên đại học

- Năng lực truyền đạt cho sinh viên:

truyền đạt của GV đó như thế nào. Năng lực truyền đạt đòi hỏi cả một quá trình rèn luyện cũng như sự đam mê và nhiệt huyết của giảng viên; có thể được lượng hóa bằng đánh giá cuối kỳ của sinh viên về khóa học hoặc quá trình dự giờ, tương tác trực tuyến của đồng nghiệp trong quá trình dạy.

- Ý chí phấn đấu của giảng viên:

Giảng viên có sự cầu thị muốn nâng cao trình độ, ham học hỏi say mê công việc có kế hoạch, có sự nỗ lực cố gắng, khắc phục mọi khó khăn trong cuộc sống cũng như trong công việc

- Sức khỏe và tinh thần làm việc của giảng viên:

Nhiều nghiên cứu cho thấy những người làm nghề dạy học thường phải đối mặt với nhiều tình huống căng thẳng nơi làm việc và cả trong cuộc sống, điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy của họ.

Có thể nói rằng sức khỏe (cả tinh thần lẫn thể chất ) của giảng viên có liên quan tới sức khỏe của sinh viên . Giảng viên có thể là trở thành thần tượng hoặc hình mẫu mà học sinh muốn hướng tới. Người giảng viên khỏe mạnh và có nhận thức đúng đắn sẽ thúc đẩy các hành vi và suy nghĩ lành mạnh cho sinh viên của mình.

- Thời gian công tác bằng cấp chức vụ:

Những giảng viên đã có thời gian lâu năm trong ngành thường có bằng cấp cao chức vụ cao. Họ thường được đánh giá có danh tiếng, có uy tín, có kinh nghiệm thực tiễn, có phương pháp truyền thụ một cách dễ hiểu và đúng đắn nhất.

- Động cơ làm việc của giảng viên:

Hiệu quả làm việc của giảng viên được tạo ra từ năng lực và động cơ, với mỗi động cơ làm việc khác nhau giảng viên sẽ thực hiện những hành động, thái độ khác nhau qua đó ảnh hưởng tới năng lực giảng viên .người có động cơ làm việc đúng đắn sẽ nỗ lực hết mình đầu tư công sức và trí óc để hoàn thành mục tiêu. Động cơ làm việc của giảng viên có thể nâng cao thông qua điều kiện làm việc, cơ hội thăng tiến, chính sách về quản lý và đãi ngộ và môi trường văn hóa của trường học

Ngoài ra còn các yếu tố như yếu tố thuộc về nhân khẩu học như giới tính, độ tuổi, tôn giáo, trình độ giáo dục, mức thu nhập, tình trạng cuộc sống cũng ảnh

hưởng đến năng lực của giảng viên.

1.2.5.2. Nhân tố thuộc về cơ sở giáo dục đại học

Thái độ lãnh đạo và quan điểm của nhà trường:

Nhà trường luôn xác định năng lực giảng viên là yếu tố quan trọng và quyết định cần được nâng cao trong suốt quá trình phát triển. Căn cứ vào mục tiêu, sứ mệnh, tầm nhìn của nhà trường mà các cấp quản lý có kế hoạch phát triển nói chung và chính sách nâng cao chất lượng đặc biệt là đội ngũ giảng viên nói riêng. Mỗi cơ sở đào tạo có những kế hoạch nâng cao chất lượng giảng viên khác nhau tùy vào mục tiêu của cơ sở đó để đảm bảo năng lực chuyên môn giảng dạy tốt và phẩm chất cần thiết để thực hiện tốt các mục tiêu đề ra.

Bộ máy quản lý của nhà trường:

Cán bộ quản lý trong trường có uy tín về chuyên môn và có kiến thức về khoa học quản lý có tầm nhìn xa trông rộng và mẫu mực về nhân cách có thái độ công bằng. Cán bộ quản lý phải có thái độ, quan điểm đúng đắn rõ ràng, cách quản lý phù hợp với từng đối tượng từ đó góp phần nâng cao năng lực giảng viên. Cơ sở giáo dục cần tạo mọi điều kiện thuận lợi và cơ hội để giảng viên có thể phát triển nghề nghiệp của bản thân. Cơ chế quản lý đội ngũ giảng viên phải có tính sáng tạo, chủ động và tôn trọng và có chiều sâu.

Quản lý nguồn nhân lực giảng viên trong trường:

Nội dung quản lí xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên bao gồm thiết kế công việc, tuyển dụng bố trí và sử dụng, đào tạo và phát triển, đánh giá thực hiện công việc của, chính sách đãi ngộ

Nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất của trường:

Nguồn lực tài chính là điều kiện quan trọng và tiên quyết trong việc nâng cao năng lực giảng viên đây cũng chính là yếu tố quan trọng thay đổi năng lực giảng viên. Nhà trường có nguồn lực tài chính mạnh chính là một điều kiện thuận lợi lớn để nâng cao năng lực. Cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường cũng góp phần rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên cũng như chất lượng học tập của sinh viên. Nhà trường luôn phải đảm bảo và thường xuyên

tu bổ thay mới điều kiện về cơ sở vật chất như phòng học, phòng làm việc ,bàn,ghế các thiết bị hỗ trợ giảng dạy đầy đủ và hiện đại như máy chiếu, loa, mic, máy tính, máy in...và các văn phòng phẩm khác để phục vụ cho nhiệm vụ chuyên môn cũng như nâng cao năng lực của giảng viên.

Văn hóa của nhà trường:

Văn hóa nhà trường là một xã hội thu nhỏ trong đó có các giá trị, niềm tin, hiểu biết, chuẩn mực cơ bản được mọi người trong cùng một tập thể tạo nên bản sắc đó. Văn hóa nhà trường gồm phần nổi có thể nhìn thấy như: không gian cảnh quan nhà trường, khẩu hiệu, logo, hành vi giao tiếp và phần chìm không quan sát được như: thái độ, cảm xúc, niềm tin... một thực tế cho thấy văn hóa tác động vào con người sống trong nó vì vậy nếu văn hóa nhà trường tích cực, vui vẻ, hòa đồng sẽ giúp cho giảng viên, sinh viên cảm thấy tự hào, có động lực phấn đấu từ đó hăng say làm việc, học tập cống hiến vì mục tiêu và sự phát triển chung của nhà trường.

1.2.5.3. Nhân tố khác

- Các yếu tố kinh tế

Tăng trưởng kinh tế một mặt vừa nâng cao đời sống cho nhân dân, tạo điều kiện cho các gia đình và xã hội trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái, mặt khác, cũng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển giáo dục nhưng đặt ra cho sự phát triển giáo dục những yêu cầu mới: Phải gắn hoạt động của giáo dục với nhu cầu thị trường lao động của các cơ sở kinh tế nhà nước, tập thể và tư nhân (đào tạo có địa chỉ hoặc theo nhu cầu trực tiếp của xã hội). Hiện nay ở Việt Nam, nhiều trường đào tạo không phải trên cơ sở nhu cầu xã hội mà là trên cơ sở nhu cầu và tâm lý người học, Giáo dục phải đón đầu được khuynh hướng phát triển kinh tế để đào tạo các ngành nghề mới phù hợp với xu hướng phát triển của công nghệ và đời sống.

-Các yếu tố công nghệ

mạng khoa học vì sản phẩm của giáo dục phải đáp ứng với nhu cầu của thị trường lao động đang có sự thay đổi nhanh chóng. Các yếu tố công nghệ đã tác động tới mọi mặt của đời sống xã hội với những mức độ và chiều hướng khác nhau. Cuộc cách mạng 4.0 đã có tác động rất lớn tới giáo dục là, nó vừa tạo cơ hội nhưng cũng đặt ra thách thức cho các cơ sở đào tạo. Cụ thể là tạo ra nhu cầu đào tạo cao cho các cơ sở giáo dục, làm thay đổi mọi hoạt động trong các cơ sở đào tạo.

-Các yếu tố văn hóa –xã hội

Yếu tố văn hóa - xã hội cũng quyết định sự phát triển của sự nghiệp giáo dục. Những biến đổi xã hội đòi hỏi sự phát triển của ngành giáo dục những mô hình giáo dục cần phải nâng cao chất lượng và tạo được uy tín. Nền văn hóa đang có những biến động khá lớn, chương trình học tập và giảng dạy cũng cần được đổi mới và nâng cao theo chuẩn mực kiến thức toàn cầu và phương pháp giảng dạy cũng được cải tiến nhằm nâng cao chất lượng.

-Các yếu tố môi trường

Các chủ trương đường lối của nhà nước bằng các chính sách cụ thể ưu tiên phát triển năng lực giảng viên trên các phương diện, nhà nước bằng các mối quan hệ ngoại giao nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các giảng viên được đi giao lưu học hỏi để nâng cao trình độ tại các quốc gia trên thế giới .

Trình độ đầu vào và thái độ khi học tập vào của học viên cũng góp phần tác động tới năng lực giảng viên, thái độ của sinh viên tác động tới việc lựa chọn phương pháp dạy học và tâm lí của mỗi giảng viên .

Các doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân sử dụng kết quả các công trình nghiên cứu khoa học của các giảng viên. Quan điểm, thái độ, trình độ giáo dục lối sống và ứng xử của các thành phần trên cũng ảnh hưởng tới năng lực của giảng viên.

Sự ảnh hưởng của các trường đại học trong cùng nghành : sự phát triển của trường đại học cũng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của trường trong việc tuyển sinh và thu hút sinh viên vì thế cũng ảnh hưởng đến năng lực của giảng viên.

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN TẠI HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w