Giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng giảng viên

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN TẠI HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN (Trang 91 - 93)

Trong bất kì môi trường nào, việc học tập, bồi dưỡng, bổ sung kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ là một đòi hỏi tất yếu, đặc biệt là trong môi trường giáo dục và đào tạo nhiệm vụ công tác này càng được coi trọng.

Để giữ vững và nâng cao chất lượng công tác giảng dạy và nghiên cứu, củng cố uy tín, thương hiệu của Học viện , đáp ứng yêu cầu học tập ngày càng cao của xã hội trong xu thế phát triển và hội nhập toàn cầu. Học viện cần quan tâm, có kế hoạch đào tạo, xây dựng đội ngũ làm công tác giảng dạy đủ về số lượng mạnh về chất lượng đạt các tiêu chuẩn về trình độ và năng lực.

Trong thời gian tới bên cạnh công tác tuyển dụng bổ sung, Học viện cần quan tâm đến công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ giảng viên hiện có, đặc biệt là đội ngũ giảng viên trẻ, phấn đấu tăng tỷ lệ giảng viên có học hàm học vị cao. Tiếp tục xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên tương ứng với chiến lược phát triển của Học viện và phù hợp với nhu cầu học tập của xã hội.

-Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng giảng viên hàng năm như là một nhiệm vụ thường xuyên của nhà trường, là một phần trong kế hoạch năm học của Học viện.

-Xây dựng chế độ mời giảng viên nước ngoài gắn với chương trình hợp tác quốc tế để đào tạo của trường.

cao, nhiều kinh nghiệm thực tiễn về giảng dạy.

-Cần có kinh phí cho các hoạt động bồi dưỡng, chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên.

-Cải tiến cách tính điểm nâng cao chuyên môn theo qui định hiện nay của nhà trường cho phù hợp với chuyên ngành giảng dạy của giảng viên, có thể qui định cách tính điểm cho từng nhóm ngành như: kinh tế, chính sách, đào tạo quốc tế,đấu thầu.…, không nên dùng chung một cách tính.

-Tận dụng tối đa lực lượng cán bộ đầu đàn tại chỗ trong đào tạo bồi dưỡng lực lượng giảng viên trẻ.

-Tổ chức các buổi hội thảo, báo cáo chuyên đề, tăng cường đối thoại giữa lãnh đạo trường và giảng viên nhằm giáo dục nâng cao nhận thức của người giảng viên về vai trò trách nhiệm trong các mặt công tác, về những yêu cầu và thách thức của giáo dục đại học hiện nay

- Có kế hoạch tổ chức các buổi báo cáo hàng năm, có thể mời chuyên gia báo cáo. Phối hợp các đoàn thể trong nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp cho giảng viên .

- Tiếp tục duy trì một số qui định bắt buộc về bồi dưỡng chuyên môn đối với GV như hiện nay: giảng viên mới tuyển vào chưa có văn bằng sau đại học, sau 4 năm công tác phải có bằng Thạc sỹ, sau 3 năm công tác phải có đủ các chứng chỉ theo qui định để xét tuyển theo ngạch giảng viên.

- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng và đào tạo giảng viên có trình độ Tiến sĩ để đạt mục tiêu 35% giảng viên có trình độ tiến sĩ vào năm 2025, trường cần xây dựng kế hoạch tuyển dụng và lựa chọn giảng viên gửi đi đào tạo tiến sĩ, đồng thời có chế độ thu hút để tuyển giảng viên đã có trình độ tiến sĩ.

- Đào tạo và bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ và tin học cho giảng viên: Học viện cần tận dụng lợi có bộ môn toán tin và ngoại ngữ để nâng cao trình độ ngoại ngữ và kỹ năng sử dụng tin học cho giảng viên Học viện.

- Bồi dưỡng kỹ năng nghiên cứu khoa học của giảng viên :Khuyến khích giảng viên tham gia đăng ký các đề tài nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao năng

lực cho giảng viên.

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN TẠI HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w