Đánh giá tạo động lực cho người lao động

Một phần của tài liệu TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG – TIN HỌC BƯU ĐIỆN (CTIN) (Trang 47 - 49)

Đánh giá hiệu quả công tác tạo động lực là quá trình đánh giá về sự phù hợp giữa các chính sách tạo động lực với kết quả đạt được từ các chính sách đó. Nhưng đánh giá trực tiếp được là một điều hết sức khó khăn nên chỉ có thể đánh giá qua các chỉ tiêu gián tiếp như:

1.3.3.1.Kết quả thực hiện công việc

người lao động từ đó ảnh hướng đến chất lượng và hiệu quả của công việc. Tạo động lực tốt thì người lao động sẽ có hành vi tích cực trong mọi hoạt động giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng suất lao động. Do đó, đánh giá kết quả thực hiện công việc chủ yếu dựa vào hiệu quả lao động. Hiệu quả lao động là sự thay đổi năng suất chất lượng lao động. Và để đánh giá hiệu quả tạo động lực cho người lao động theo chỉ tiêu này cần dựa vào các tiêu chí:

Với bộ phận lao động trực tiếp: hệ số hoàn thành của cá nhân người lao động, tỷ lệ sản phẩm đạt chất lượng, tỷ lệ sản phẩm xấu tổng số sản phẩm sản xuất ra của toàn doanh nghiệp,...

Với bộ phận lao động gián tiếp: tỷ lệ công việc hoàn thành, số ngày làm việc thực tế, hiệu quả sử dụng thời gian, số lượng sáng kiến,…

1.3.3.2.Thái độ làm việc và ý thức chấp hành kỷ luật của người lao động

Tạo động lực tốt sẽ tác động đến cả thái độ và hành vi của người lao động theo hướng tích cực như: mức độ nhiệt tình của người lao động tăng lên so với trước khi tạo động lực; sự thay đổi thái độ của người lao động khi nhận việc và thực hiện công việc so với trước khi có những chính sách tạo động lực.

Thái độ làm việc của mỗi người lao động được thể hiện từng ngày, từng giờ tại chính tổ chức. Thái độ làm việc của người lao động còn thể hiện mức độ hài lòng của họ trong công việc đến đâu. Khi người lao động có được động lực làm việc thì mức độ tuân thủ mệnh lệnh cấp trên sẽ tăng lên. Họ có mục tiêu cá nhân để hướng đến mục tiêu chung của cả tổ chức. Việc tuân thủ nội quy hay mệnh lệnh cấp trên là một trong những yếu tố cơ bản để hình thành văn hóa doanh nghiệp trong thời gian tới.

Chính sách tạo động lực tốt sẽ là những chính sách nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của tất cả các thành viên trong tổ chức, nhờ đó mà cũng giúp tổ chức loại bỏ được những bất đồng, hay tâm tý không phục là nguyên nhân của việc người lao động chấp hành kỷ luật thiếu nghiên túc, không tự giác. Các tiêu chí có thể sử dụng để đánh giá ý thức chấp hành kỷ luật của người lao động như: số vụ vi phạm, mức độ vi phạm, số người vi phạm nội quy, quy định của tổ chức.

1.3.3.3. Mức độ gắn bó của người lao động với tổ chức

Tạo động lực tốt sẽ khuyến khích người lao động làm việc chuyên tâm hơn và ít có suy nghĩ bỏ việc, tình nguyện gắn bó lâu dài với tổ chức. Các tiêu chí để đánh giá mức độ gắn bó của người lao động với tổ chức như: số lao động xin nghỉ

hằng năm, số lao động xin nghỉ khi chưa đến tuổi về hưu.

Một phần của tài liệu TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG – TIN HỌC BƯU ĐIỆN (CTIN) (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w