8. Cấu trúc luận văn
1.4.3. Ưu thế của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với giáo dục
yêu biển, đảo cho học sinh Trung học cơ sở
Đối với giáo dục phổ thông nói chung, giáo dục bậc THCS nói riêng bằng cả việc dạy học trên lớp và các hoạt động GDNGLL phải đạt được đến kết quả là làm cho người học biết mình sống trong một quốc gia, một dân tộc như thế nào và mình phải làm gì để cống hiến xứng đáng với nhân dân, đất nước. Nhà giáo dục một mặt phải trang bị kiến thức, kĩ năng cho các em, mặt khác phải chú ý đến việc giáo dục tình yêu biển, đảo quê hương. Từ đó hun đúc trong các em tình cảm, ý chí, nghị lực, sự hăng hái, nhiệt tình, say mê trong lao động sản xuất lẫn trong chiến đấu để xây dựng, bảo vệ biển, đảo của quê hương ngày càng giàu đẹp. Giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS được thực hiện thông qua mọi hoạt động của nhà trường, đặc biệt việc tổ chức các hoạt động GDNGLL có nhiều khả năng và ưu thế hơn cả.
Thông qua hoạt động GDNGLL trong giáo dục tình yêu biển, đảo cho học sinh mà người GV thiết lập được cho học sinh các hoạt động và sự giao lưu về cả tri thức và tình cảm. Từ đó góp phần giúp HS được tiếp cận được các tri thức về biển, đảo một cách tích cực và chủ động. HS còn xây dựng được các quan hệ bè bạn thân thiết, trải nghiệm thực tế, nhờ vậy mà GV có thể dựa vào nguyên tắc “giáo dục trong tập thể và bằng tập thể” để tác động tới tư tưởng,
tình cảm của HS. Qua đó, HS không chỉ phát huy được những năng lực của mình mà còn có cơ hội vận dụng những điều đã học về tri thức biển, đảo vào thực tiễn cuộc sống hằng ngày ở những mức độ nhất định. Đó là thế mạnh nổi bật của hoạt động GDNGLL so với các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường THCS.
Tổ chức hoạt động GDNGLL còn có ưu thế trong việc góp phần thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của HS. Đặc biệt đối với HS THCS, nhu cầu hoạt động và giao lưu của các em phát triển rất đa dạng và phong phú. Hoạt động GDNGLL với các hoạt động phong phú và đa dạng đã giúp HS lấy lại sự cân bằng về mặt tâm lí, thỏa mãn các nhu cầu tinh thần để phát triển các thái độ tình cảm phù hợp với đặc điểm lứa tuổi THCS. Chính vì vậy trong giáo dục tình yêu biển, đảo cho học sinh THCS thông qua hoạt động GDNGLL về bản chất là còn là giúp thỏa mãn nhu cầu tinh thần của các em trong việc thể hiện tình yêu quê hương, đất nước.
Hoạt động GDNGLL ở trường THCS với đặc điểm là luôn được thiết kế với chương trình mang tính mềm dẻo, linh hoạt. Tính mềm dẻo thể hiện từ việc lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động sao cho phù hợp với nhu cầu, khả năng của HS, với điều kiện của trường, lớp, địa phương,... Đồng thời hoạt động GDNGLL luôn có sự linh hoạt trong việc sử dụng quỹ thời gian thực hiện chương trình sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Nhờ đó kết quả giáo dục HS nói chung và giáo dục tình yêu biển, đảo cho học sinh sẽ đáp ứng được các yêu cầu giáo dục đề ra.
Tổ chức có hiệu quả chương trình hoạt động GDNGLL có tiềm năng to lớn trong việc giáo dục toàn diện nhân cách cho HS. Bằng các hoạt động phong phú, đa dạng mà nhà giáo dục sẽ cung cấp cho HS những hiểu biết về biển, đảo; hiểu biết về lịch sử khai phá, chinh phục biển cả gắn liền với lịch sử đấu tranh, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân; bên cạnh đó, còn tăng cường hiểu biết cho HS về những di tích lịch sử liên quan tới biển, đảo làm cho các em có nhận thức đúng
đắn về cuộc sống của con người và biển cả trong quá khứ và hiện tại. Từ đó bồi dưỡng các em niềm tự hào về biển, đảo của quê hương đất nước, tự hào về những phong cảnh biển, đảo bình dị, nên thơ; tự hào về những truyền thống lao động cần cù trên biển, đảo. Trên cơ sở những niềm tự hào đó làm cho các em thể hiện được tình yêu gắn bó với biển, đảo của quê hương, có ý thức giữ gìn và phát huy những truyền thống yêu nước, yêu biển, đảo một cách tự nguyện.
Hay khi tham gia hoạt động GDNGLL về “Giới thiệu di tích mái đình -
làng biển của người Việt” sẽ trang bị cho HS những dấu ấn về chặng đường
lịch sử của người dân từ thời Việt cổ khai thác biển, đảo qua tiếp cận và khai thác nội dung các di tích lịch sử văn hóa như khu di tích cửa biển, cửa sông Bạch Đằng, làng chài Cửa Vạn nhằm giáo dục tình yêu đối với những chiến tích của dân tộc trên biển và những con người lao động trên biển, đảo quê hương. Từ đó, khơi gợi cho các em ý thức trân trọng, giữ gìn, bảo vệ và phát huy các giá trị của lòng yêu biển, đảo quê hương trong thời đại mới.
Hoặc, khi tham gia hoạt động GDNGLL với chủ đề “Làng nghề cá
truyền thống trên đất nước Việt Nam”, HS hiểu được lịch sử hình thành và
phát triển của một số làng nghề cá truyền thống trên đất nước Việt Nam, những giá trị kinh tế, kĩ thuật và thẩm mĩ của các sản phẩm của làng nghề cá. Thông qua những kiến thức đó, giáo dục HS tình cảm yêu mến, kính trọng, tự hào đối với những ngư dân tài hoa, có tinh thần cần mẫn tìm tòi, sáng tạo, giáo dục tình yêu lao động, biết trân trọng những thành quả lao động của cha ông. Từ đó, các em thấy mình có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn lịch sử của văn hóa làng nghề cá truyền thống của quê hương, góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh.
Bên cạnh đó, để tổ chức hiệu quả hoạt động giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua hoạt động GDNGLL, nhà trường cần huy động, phối hợp với gia đình HS và các lực lượng xã hội khác nhau cùng tham gia hỗ trợ cơ sở vật chất, quản lí, đánh giá và giám sát các hoạt động học tập và hình thành
tình cảm, thái độ đối với biển, đảo của HS. Như vậy, nhờ ưu thế này mà hoạt động GDNGLL thể hiện rõ được vai trò của các lực lượng giáo dục để tạo nên môi trường giáo dục thống nhất, thuận lợi cho sự phát triển của HS.
Ví dụ, khi tham gia hoạt động GDNGLL với chủ đề “Tìm hiểu biển Việt Nam”, trên cơ sở “biết” về những các đặc điểm địa lí, lịch sử khai phá biển của nhân dân ta, HS THCS sẽ “hiểu” về những giá trị về cảnh quan, giá trị lịch sử - nhân văn mà biển mang lại cho đất nước, cũng như phẩm chất tốt đẹp của những người dân lao động trên biển. Để từ đó tự hào về biển quê hương và sống có trách nhiệm hơn.
Tóm lại, hoạt động GDNGLL có vị trí quan trọng và ưu thế trong giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS hiện nay.