8. Cấu trúc luận văn
1.4.4. Mục tiêu giáo dục tình yêu biển, đảo cho học sinh Trung học cơ
thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Trong Luật Giáo dục được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, thông qua ngày 14/6/2005 đã nêu “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc” [21, tr.4]. Như vâ ̣y, giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS
THCS thực chất là góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của giáo dục phổ thông như trên.
Bên cạnh đó, hoạt động GDNGLL ở trường phổ thông là một trong những hoạt động giáo dục nhằm hướng đến mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH đất nước. Hoạt động GDNGLL là cầu nối giữa nhà trường với thực tiễn xã hội, tạo điều kiện để HS phát triển các kĩ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi, là một con đường để phát triển toàn diện nhân cách cho HS.
Với phân tích như trên, thì mục tiêu của giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua tổ chức hoạt động GDNGLL đó là trên cơ sở các kiến thức khoa học, các kiến thức về biển, đảo mà HS đã có được, tổ chức các hoạt động GDNGLL có các nội dung giáo dục tình yêu biển, đảo nhằm bổ sung thêm các kiến thức khoa học, xã hội về biển, đảo Việt Nam. Thông qua các hoạt động này, HS được trao đổi thông tin, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, thảo luận một cách sâu sắc, bày tỏ quan điểm cá nhân. Từ đó, hình thành cho các em tình cảm, thái độ tích cực và tình yêu quê hương, đất nước, trong đó thể hiện tình yêu biển, đảo một cách cụ thể. Mục tiêu cụ thể là:
* Về kiến thức:
- Trên cơ sở những kiến thức về biển, đảo đã học ở THCS, tổ chức hoa ̣t đô ̣ng GDNGLL làm cho kiến thức về biển, đảo của HS thành một hệ thống sâu sắc và phong phú.
- HS có nhận thức đúng đắn tình cảm, niềm tin, ý thức của con người lao động, chiến đấu và học tập trên vùng biển, hải đảo của Tổ quốc.
- HS hiểu biết được tình yêu biển, đảo của nhân dân ta trong suốt lịch sử dựng nước và giữ nước.
* Về kĩ năng:
- HS phát huy năng lực tự học, tự phát hiện, tự tìm hiểu các kiến thức mở rộng về biển, đảo.
- HS tự tổ chức và thực hiện các hoạt động học tập kiến thức biển, đảo trong giờ ngoài giờ lên lớp dưới sự định hướng và chỉ đạo của GV.
- HS vận dụng các kiến thức về biển, đảo đã học vào giải thích được tình yêu biển, đảo của dân tộc Việt Nam trong cuộc sống hiện tại.
* Về thái độ:
- Khơi gợi cho HS lòng yêu nước, yêu biển, đảo quê hương. Phẩm chất này không chỉ được thể hiện trong đấu tranh chống ngoại xâm mà còn thể hiện trong quyết tâm xây dựng và bảo vệ biển, đảo Tổ quốc trong thời bình.
- Bồi dưỡng lòng tự hào, tự tôn dân tộc về lịch sử tranh đấu và chế ngự biển khơi, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc cũng như trong lao động sản xuất, xây dựng biển, đảo của đất nước.
- Củng cố niềm tin cho HS vào truyền thống yêu nước, yêu biển, đảo của dân tộc, từ đó bồi dưỡng cho các em niềm tin vào con đường mà Đảng và Bác đã chọn.
- Giúp HS có ý thức tốt đối với nghĩa vụ, trách nhiệm của một công dân về biển, đảo của quốc gia.
- Giúp HS biết bày tỏ tình yêu biển bảo bằng hành động cụ thể, thiết thực như học tập, rèn luyện bản thân ngay trên ghế nhà trường.
Để đạt được những mục tiêu trên, cần nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động GDNGLL trong giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS, góp phần thực hiện tốt mục tiêu đề ra.