8. Cấu trúc luận văn
2.3.2. Những hạn chế
Hiện nay công tác giáo dục tình yêu biển, đảo chưa được quan tâm đúng mức. Nội dung chương trình triển khai giáo dục tình yêu biển, đảo cho ho ̣c sinh THCS huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương thông qua tổ chức hoạt động GDNGLL chưa được các trường quan tâm đúng mức, kinh phí chi cho các hoạt động này không nhiều nên đôi khi ảnh hướng rất nhiều đến chất lượng các buổi hoạt động GDNGLL.
Trong những năm qua, công tác giáo dục tình yêu biển, đảo thông qua hoạt động GDNGLL được lồng ghép vào nội dung giáo dục truyền thống cách mạng, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho HS trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, Hải Dương đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, công tác này cũng chưa được thực sự chú trọng. Nhiều trường THCS chưa thực sự quan tâm đến công tác này mà chỉ đạo qua loa, chiếu lệ. Các hoạt động giáo dục tình yêu biển, đảo được tổ chức không bài bản, chuyên nghiệp với nội dung đơn giản, nghèo nàn nên không gợi được hứng thú cho HS. Các thầy cô phụ trách mảng giáo du ̣c đa ̣o đức chưa nhiệt tình, chế độ khuyến khích, bồi dưỡng, động viên các GV chưa cao, thậm chí là một số trường không có; BGH một số trường còn khoán trắng cho cán bộ Đoàn - Đội, HS, GV dạy ít tiết làm kiêm nhiệm. Những hạn chế trong việc đổi mới phương pháp giáo dục, nhất là tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp dẫn đến giáo dục truyền thống cách mạng, đạo đức, lối sống nói chung và giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS chưa đáp ứng được tình hình hiện nay. Qua khảo sát một số trường THCS của huyện Tứ Kỳ vẫn còn một bộ phận HS thiếu hiểu biết kiến thức về biển, đảo; thiếu ý thức rèn luyện, tu dưỡng bản thân, nặng về lối sống thực dụng, cá nhân; sống không có lí tưởng, hoài bão, lười học tập, coi thường các giá trị văn hoá truyền thống, vi phạm đạo đức, pháp luật.
Giáo dục lí tưởng, niềm tin nói chung và giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS còn có lúc lơi lỏng, nặng về giáo dục hướng đến mục tiêu thi cử, chạy theo
thành tích, chưa coi trọng đúng mức yêu cầu dạy chữ gắn với dạy người. Trong những năm qua, nhiều nhà trường THCS trong địa bàn huyện Tứ Kỳ quan tâm quá mức đến giáo dục khoa học kĩ thuật, kinh tế, ngoại ngữ, tin học,... ít chú trọng đến giáo dục nhân văn cho thế hệ trẻ. Chính điều này tạo ra khoảng cách và lỗ hổng trong giáo dục nhân cách, đặc biệt là giáo dục lí tưởng, niềm tin và hành vi yêu nước cho HS, tới tình yêu biển, đảo của Tổ quốc cho HS.
Sự phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội còn lỏng lẻo, chưa thực sự phát huy hiê ̣u quả công tác giáo du ̣c tình yêu quê hương, đất nước, yêu biển cho HS trên huyện Tứ Kỳ còn tồn tại. Nhiều địa phương và nhà trường THCS còn bị bỏ rơi và hầu như không có, dẫn đến việc khó phát huy được chất lượng hoạt động GDNGLL trong việc giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS địa phương.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Huyện Tứ Kỳ là đơn vị huyện thuộc Tỉnh Hải Dương nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. Trong vài năm, việc giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS trên huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương thông qua tổ chức hoạt động GDNGLL hiện nay nhận được nhiều sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chính quyền và nhà trường THCS.
Hoạt động giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương thông qua tổ chức hoạt động GDNGLL được triển khai với nhiều nội dung đa dạng, phương pháp và hình thức tổ chức đa dạng.
Hoạt động giáo dục tình yêu biển, đảo cho ho ̣c sinh THCS huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương thông qua hoạt động GDNGLL cũng chịu những yếu tố ảnh hưởng nhất định, cụ thể là: Nhận thức của các lực lượng giáo dục, cơ sở vật chất giáo dục, năng lực tổ chức hoạt động GDNGLL của GV, tính tích cực và tính tích cực chủ động của HS.
Tuy nhiên công tác giáo dục tình yêu biển, đảo chưa được quan tâm đúng mức. Nội dung chương trình triển khai giáo dục tình yêu biển, đảo cho ho ̣c sinh THCS huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương thông qua tổ chức hoạt động GDNGLL chưa được các trường quan tâm đúng mức, còn một số nhất định, còn có lúc lơi lỏng, nặng về giáo dục hướng đến mục tiêu thi cử, chạy theo thành tích, chưa coi trọng đúng mức yêu cầu dạy chữ gắn với dạy người. Cần có những biện pháp khắc phục.
Chương 3
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÌNH YÊU BIỂN, ĐẢO CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG THÔNG
QUA CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 3.1. Những nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Đảm bảo tính pháp lí
Giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trước hết cần quán triệt nguyên tắc đảm bảo tính pháp lí. Thực chất đó là việc quán triệt các nội dung của các văn bản của Đảng và Nhà nước trong việc chỉ đạo về giáo dục chủ nghĩa yêu nước, giáo dục về chủ quyền biển, đảo của quê hương cho HS.
Nhà trường và GV cần tìm hiểu các văn bản Điều lệ trường THCS, các hướng dẫn thực hiện nhiê ̣m vu ̣ năm học, hướng dẫn công tác hoạt động GDNGLL trong từng năm học, nhằm tiến hành các nội dung lồng ghép giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS. Không chỉ vậy, còn giúp cho HS hiểu rõ về Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, coi đây là văn bản có giá trị pháp lí quốc tế cao nhất về biển, đảo của các nước, các dân tộc trên thế giới. Từ việc giúp HS hiểu đúng đắn các vấn đề biển, đảo sẽ giúp HS có được nền tảng tri thức vững vàng, sâu sắc để bắt đầu khơi gợi xúc cảm và tình yêu biển, đảo cho HS.
3.1.2. Đảm bảo tính toàn diện, tính khoa học
Tính toàn diện thể hiện ở chỗ đảm bảo cung cấp cho HS một hệ thống kiến thức cơ bản về biển đảo trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Để từ đó, các em có hiểu biết toàn diện về biển, đảo quốc gia. Tính toàn diện bao hàm cả ở việc rèn luyện, phát triển ở HS những kĩ năng, kĩ xảo và thái độ, tình cảm, từ đó nhằm hình thành tình yêu đối với biển, đảo của đất nước.
Tính khoa học được thể hiện trong việc khai thác, lựa chọn nội dung kiến thức về biển, đảo phải chính xác, tiêu biểu, phù hợp tính chất thời sự và thời đại. Bởi chỉ có trên cơ sở lựa chọn, cung cấp cho HS những kiến thức
khoa học, chính xác thì GV mới có cơ sở để giáo dục tư tưởng, tình cảm cho các em. Ở đây chúng ta cần khẳng định rằng những nội dung kiến thức về biển, đảo được cung cấp cho các em ở trường THCS đều phải là những kiến thức phản ánh sự tồn tại, phát triển của xã hội, lịch sử và con người gắn với đời sống biển cả và hải đảo. Điều này sẽ tạo nên trong đầu các em bức tranh chân thực về lịch sử, con người trên biển, đảo quê hương. Nó có khả năng giúp các em hình thành thế giới quan khoa học, trong đó có sự thống nhất giữa niềm tin và hoạt động thực tiễn.
Bên cạnh việc lựa chọn nội dung kiến thức chính xác thì tính khoa học còn thể hiện ở việc lựa chọn những nội dung cơ bản. Đặc điểm cơ bản của biển, đảo là những sự kiện tiêu biểu nhất, cơ bản nhất. GV phải biết lựa chọn những sự kiện có tính chất tiêu biểu, có ảnh hưởng lớn và tính thời sự cao. Để làm được như trên, người GV phải có một vốn hiểu biết toàn diện, hệ thống và sâu sắc về biển, đảo mình. Phải không ngừng tiếp thu, cập nhật kiến thức đồng thời rèn luyện khả năng sư phạm.
3.1.3. Đảm bảo tính sư phạm
Ngoài yêu cầu đảm bảo tính toàn diện, tính khoa học thì để thực hiện tốt công tác giáo dục tình yêu biển, đảo quê hương cho HS thông qua tổ chức hoạt động GDNGLL ở trường THCS phải đảm bảo tính sư phạm. Đầu tiên nó thể hiện ở việc trước khi tiến hành nhiệm vụ giáo dục, GV cần điều tra tình hình nhận thức, tư tưởng, tình cảm và hành động của HS đối với biển, đảo. Từ đó, người GV mới xây dựng kế hoạch hoạt động GDNGLL cụ thể, có mục đích hướng về biển, đảo, yêu cầu rõ ràng cho từng công việc, từng bước tiến hành. Để làm tốt công tác này, GV đặc biệt phải nắm vững tâm lí và sinh lí của lứa tuổi THCS. Đây là giai đoạn phát triển của trẻ từ 11 - 15 tuổi. Là lứa tuổi có bước phát triển nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần. Các em đang tách dần khỏi thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn, nên các em rất tò mò với thế giới xung quanh và những tri thức mới mẻ trong nhà trường. Các em có mong
muốn tìm hiểu, khám phá những điều đó. Về mặt nhận thức, các em còn tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn”, nhưng lúc nào cũng tỏ vẻ người lớn. Các em thường quan tâm, coi trọng việc giao tiếp với người lớn, trao đổi, bàn bạc nhiều vấn đề trong cuộc sống để tỏ ra mình người lớn. Đây là giai đoạn phát triển phức tạp nhất nhưng cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng cho những bước trưởng thành sau này. Bởi trong thời kỳ này, những cơ sở, phương hướng chung của sự hình thành quan điểm xã hội, đạo đức, nhân cách được hình thành và chúng sẽ tiếp tục phát triển trong thời kỳ sau.Từ những đặc điểm nhận thức và tâm sinh lí của HS THCS như trên, nên khi tiến hành giáo dục tình yêu biển, đảo Tổ quốc, GV cần lựa chọn nội dung kiến thức biển, đảo cho phù hợp với yêu cầu giáo dục
Khi giáo dục tình yêu biển, đảo thông qua hoạt động GDNGLL GV cũng phải chú ý đến thời gian diễn ra hoạt động học tập của HS, GV phải có kế hoạch sư phạm cụ thể, làm chủ tri thức để cung cấp cho HS phù hợp với thời gian. Đối với HS THCS, các em có thể tham gia một hoạt động ngoài giờ lên lớp tối đa từ 45 phút đến 60 phút. Thực tế hiện nay trong một tiết hoạt động GDNGLL chỉ có 45 phút và mỗi tuần có 2 tiết với nhiều chủ điểm khác nhau, do vậy GV phải lựa chọn kiến thức phù hợp với yêu cầu sư phạm, điều kiện học tập của nhà trường cũng như địa phương, đặc biệt phải đạt hiệu quả cao trong giáo dục. Qua thực tiễn tìm hiểu và tổ chức một số biện pháp nhằm giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua hoạt động giáo dục tình yêu biển, đảo, chúng tôi nhận thấy nếu được nhà trường hay chính quyền địa phương tổ chức cho HS thi tìm hiểu về biển, đảo, hay tổ chức tham quan các bảo tàng, di tích lịch sử, tham gia công tác công ích xã hội thì nội dung giáo dục sẽ cao hơn. Như vậy, việc tổ chức GDNGLL với chủ đề hướng về biển, đảo quê hương nếu được tiến hành thường xuyên với nội dung và phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp sẽ giúp cho công tác giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS ở mỗi nhà trường nói riêng và trên cả nước nói chung đạt kết quả cao.
3.1.4. Đảm bảo sự thống nhất giữa nội dung kiến thức biển, đảo với mục đích giáo dục của nhà trường đích giáo dục của nhà trường
Vì giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS thông qua hoạt động GDNGLL trên cơ sở cung cấp cho HS những hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người ở địa phương, giúp các em hiểu biết về lịch sử, địa lí của biển, đảo, hiểu biết về những di tích văn hóa, nghệ thuật và những kinh nghiệm lao động của người dân trên biển, từ đó các em có nhận thức đúng đắn về cuộc sống của nhân dân lao động. Trên cơ sở những hiểu biết đó xây dựng cho các em niềm tự hào, tình yêu về truyền thống lao động, sản xuất, đấu tranh, học tập của người dân trên biển, đảo. Thêm yêu về những cảnh trí thiên nhiên bình dị, về phong cách sinh hoạt văn hóa, mang bản sắc biển, đảo độc đáo. Chính niềm tự hào đó làm cho các em thêm gắn bó, yêu thương với biển, đảo quê hương, có ý thức giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp vốn có của quê hương, đất nước.
Có thể thấy muốn tiến hành giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS phải được thực hiện thông qua những sự kiện, con người cụ thể chứ không phải là sự hô hào một cách chung chung, không thể nói lí thuyết trống rỗng với những lời hoa mĩ phi thực tế. Nếu không có kiến thức cụ thể thì không thể tiến hành giáo dục tư tưởng, tình cảm, giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS. Với việc truyền thụ kiến thức biển, đảo không chính xác, giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước sẽ không dựa trên những sự kiện lịch sử sẽ không để lại ấn tượng gì cho các em, ngược lại rất có thể hạ thấp đi lợi thế của hoạt động GDNGLL trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm HS. Chúng ta giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS không phải bằng những biện pháp gò ép, độc đoán, bắt các em phải răm rắp thực hiện mà chúng ta giáo dục tình yêu biển, đảo kiến thức thật chính xác, thật cụ thể, đó sẽ là nền tảng giúp các em có cái nhìn đúng đắn về vị trí, vai trò của biển, đảo đối với cuộc sống hằng ngày, Giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS không chỉ dừng lại ở giáo dục tình cảm mà phải hướng tình cảm vào hành động cụ thể. Có sự kết hợp lí trí và tình cảm trong giáo dục tư tưởng nói chung, giáo
dục tình yêu biển, đảo nói riêng thì mới xây dựng được vững chắc và có được phương hướng hành động đúng. Đó chính là mối quan hệ chuyển hóa qua lại giữa “nhận thức - tình cảm - niềm tin - hành động”.
3.1.5. Đảm bảo tính thực tiễn
Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn cũng là một nguyên tắc cơ bản trong phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Thực tiễn là nơi để kiểm nghiệm các kết quả của hoạt động nhận thức và là nơi để vận dụng các kết quả đó để cải tạo thế giới. Việc xác định các biện pháp giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương thông qua tổ chức hoạt động GDNGLL phải dựa trên những cơ sở thực tiễn cơ bản sau:
Đảm bảo đáp ứng được những đặc điểm, yêu cầu và điều kiện thực tiễn của việc thực hiện chương trình hoạt động giáo dục GDNGLL ở trường THCS. Đặc biệt trong điều kiện thực tiễn hiện nay, việc đẩy mạnh vai trò của các hoạt động nhằm giáo dục đạo đức, tư tưởng và tình cảm cho thanh, thiếu niên là rất cần thiết.
Đảm bảo phù hợp với yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay, đó là chuyển từ giáo dục truyền đạt kiến thức sang giáo dục nhằm hình thành năng lực cho người học. Chính vì vậy, giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS cần lưu ý tới các điều kiện nhằm đáp ứng đổi mới trên từ điều kiện trường, lớp, trang thiết bị dạy học, địa điểm thực hành, quỹ thời gian học tập, điều kiện thực hành, điều kiện tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể của HS.
Bên cạnh đó phải đảm đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng địa phương, từng vùng, miền để áp dụng đạt hiệu quả. Nhất là những vùng không giáp với biển, đảo của đất nước như huyện Tứ Kỳ thì việc giáo dục tình yêu biển, đảo cho học sinh thông qua hoạt động GDNGLL cần có những điều