8. Cấu trúc luận văn
3.4.4. Phương pháp thực nghiệm
Việc thực nghiệm được tiến hành đồng thời ở 2 lớp 7A và 7B.
+ Lớp TN (lớp 7A): Bài giảng dựa trên giáo án hoạt động giáo dục ngoài giờ kiểu 2.
+ Lớp ĐC (lớp 7B): Bài giảng được tiến hành thông thường theo giáo án hoạt động giáo dục ngoài giờ kiểu 1.
Chúng tôi tiến hành dự giờ dạy ở cả hai lớp TN và đối chứng. Để có cơ sở đánh giá các biện pháp giáo dục như đã đề xuất ở luận văn, cuối mỗi giờ học chúng tôi cho HS làm bài kiểm tra kiến thức ngắn trong vòng 10 phút ngay tại
lớp với nội dung câu hỏi và thời gian giống nhau, sau đó công tác tiến hành chấm bài và rút ra kết luận.
3.4.5. Quy trình thực nghiệm
- Bước 1: Ra đề kiểm tra 10 phút ngay sau tổ chức hoạt động GDNGLL
nhằm mục đích xác định kiến thức của HS vừa tiếp thu. Các đề bài kiểm tra được sử dụng như nhau ở cả lớp TN và lớp ĐC, cùng biểu điểm và GV chấm.
- Bước 2: Chấm bài kiểm tra.
- Bước 3: Sắp xếp kết quả kiểm tra kiến thức theo thứ tự từ điểm 0 đến
điểm 10 và phân loại theo 4 nhóm:
+ Nhóm đạt yêu cầu rất cao: có các điểm 9, 10 + Nhóm đạt yêu cầu cao: có các điểm 7, 8 + Nhóm đạt yêu cầu: có các điểm 5, 6
+ Nhóm chưa đạt yêu cầu: có các điểm dưới 5
- Bước 4: Phân tích kết quả thực nghiệm.
- Bước 5: Nhận xét.
3.4.6. Các tham số đặc trưng
* Điểm trung bình cộng (X ): Tham số đặc trưng cho sự tập trung của
số liệu. 10 1 i i i n x n x N
Trong đó: ni là tần số các giá trị xi; xi là điểm số
N là số HS tham gia thực nghiệm
* Phương sai S2: Là các tham số đo mức độ phân tán của các số liệu
quanh giá trị trung bình cộng:
10 2 2 1 1 S ( ) 1i n xi i x N
Trong đó: N là số HS của mỗi nhóm thực nghiệm. f = (N−1): Được gọi là bậc tự do.
* Độ lệch chuẩn: Là các tham số đo mức độ phân tán của các số liệu quanh giá trị trung bình cộng
2
S S
Nếu giá trị S càng nhỏ chứng tỏ số liệu càng ít bị phân tán.
* Hệ số biến thiên V chỉ mức độ phân tán:
.100%
S V
X
+ Nếu V trong khoảng 0 - 10%: Độ dao động nhỏ.
+ Nếu V trong khoảng 10 - 30%: Độ dao động trung bình. + Nếu V trong khoảng 30 - 100%: Độ dao động lớn.
Với độ dao động nhỏ hoặc trung bình thì kết quả thu được đáng tin cậy, ngược lại với độ dao động lớn thì kết quả thu được không đáng tin cậy.
* Tần suất: i A f N 3.4.7. Kết quả thực nghiệm
* Phân tích kết quả định lượng:
Kết quả sau khi chấm bài kiểm tra và phân loại, chúng tôi thu được tần số điểm như sau:
Bảng 3.1. Bảng tần xuất điểm kiểm tra của lớp TN và ĐC Đối tượng Sĩ số Điểm Xi X 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 44 0 0 0 0 2 3 7 8 9 10 5 7,57 ĐC 42 0 0 0 2 5 5 8 8 6 6 2 6,59
Số liệu trong bảng 3.3 cho chúng ta thấy giá trị trung bình (X ) điểm thực hiện bài kiểm tra của các lớp TN cao hơn các lớp ĐC lần lượt là (7,57 > 6,59) và (7.61 > 6,53). Từ số liệu của bảng này, dùng Excel xây dựng được biểu đồ tần suất điểm số của các lớp TN và ĐC qua bài kiểm tra như sau:
Bảng 3.2. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích qua bài kiểm tra của HS
Điểm Xi (X)
Số HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi trở xuống TN ĐC TN ĐC TN ĐC 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 1 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 2 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 3 0 2 0.00 4.76 0.00 4.76 4 2 5 4.55 11.90 4.55 16.66 5 3 5 6.82 11.90 11.37 28.56 6 7 8 15.91 19.05 27.28 47.61 7 8 8 18.18 19.05 45.46 66.66 8 9 6 20.45 14.29 65.91 80.95 9 10 6 22.73 14.29 88.64 95.24 10 5 2 11.36 4.76 100.00 100.00 Tổng 44 42 100.00 100.00
Số liệu ở bảng này cho biết tỉ lệ phần trăm các HS đạt điểm số từ các giá trị Xi trở xuống. Ví dụ, tần xuất điểm 7 trở xuống ở lớp ĐC là 66.66%, trong khi đó ở lớp TN chỉ là 45,46%. Như vậy, số điểm dưới 7 của lớp TN thấp hơn 0,5 lần số điểm 7 của lớp ĐC.
Từ số liệu của bảng 3.4 và 3.5 ta có thể vẽ được đồ thị tần suất lũy tích điểm bài kiểm tra của lớp ĐC và TN như sau:
Hình 3.1. Đường lũy tích biểu diễn kết quả kiểm tra
Trong hình 3.1, ta thấy đường tần suất lũy tích điểm thực hiện bài kiểm tra của lớp TN nằm hầu hết về bên phải và phía dưới đường tần suất lũy tích của lớp ĐC. Như vậy, kết quả điểm số HS ở lớp TN cao hơn so với lớp ĐC. Từ kết quả trên tiến hành phân loại kết quả của HS để thấy được kết quả của các đối tượng HS yếu, kém của từng lớp TN và ĐC, cụ thể như sau:
Bảng 3.3. Phân loại kết quả học tập của HS (%) bài kiểm tra Đối tượng Chưa đạt yêu cầu (0-4) Đạt yêu cầu (5,6) Đạt yêu cầu cao (7,8) Đạt yêu cầu rất cao (9,10) TN 4.55 22.73 38.63 34.09 ĐC 16.66 30.95 33.34 19.05
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tỉ lệ HS chưa đạt yêu cầu về kiến thức (0-4 điểm) của lớp TN thấp hơn hẳn so với của lớp ĐC. Như vậy kết quả điểm số HS ở lớp TN cao hơn so với lớp ĐC. Có thể xây dựng biểu đồ mô tả kết quả này như sau:
Hình 3.2. Đồ thị cột biểu diễn kết quả kiểm tra giữa lớp TN và lớp ĐC
Từ hình trên, nhận thấy giá trị của Mode của lớp TN là điểm đạt yêu cầu cao (7 - 8 điểm), còn Mode của lớp ĐC là điểm đạt yêu cầu (5 - 6 điểm). Từ những giá trị Mode trở xuống, tần suất điểm của các lớp TN nhỏ hơn các lớp ĐC. Ngược lại, từ những giá trị Mode trở lên thì tần suất điểm của các lớp TN lớn hơn các lớp ĐC. Đặc biệt là không có HS nào ở lớp TN có điểm yếu kém (0 - 4 điểm). Điều này cho phép khẳng định rằng kết quả thực hiện kiểm tra của lớp TN cao hơn so với lớp ĐC.
Để có kết luận khách quan về hiệu quả của việc sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học, chúng tôi tiến hành xử lí kết quả thu được bằng phương pháp thống kê toán học theo từng cặp nhóm trong từng bài.
Bảng 3.4. Bảng thống kê các tham số đặc trưng (giá trị trung bình cộng, phương sai, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên, p độc lập của các lớp TN và ĐC)
Tham số đặc trưng Đối tượng
TN ĐC X 7.57 6.59 S2 2.72 3.56 S 1.65 1.88 V 21.79 28.53 P độc lập 0.0065
Qua kết quả thực nghiệm sư phạm được trình bày ở bảng 3.4 cho thấy chất lượng về kiến thức biển, đảo của HS khối TN thu được cao hơn HS khối lớp ĐC, thể hiện ở các tham số đặc trưng được cụ thể hóa bằng số liệu sau:
Điểm trung bình cộng của HS lớp TN cao hơn của lớp ĐC thể hiện ở cả 3 bài kiểm tra của HS.
Cũng dựa vào bảng 3.4 thì các giá trị S và V của lớp TN luôn thấp hơn của lớp ĐC chứng tỏ chất lượng của lớp TN tốt hơn và đều hơn so với lớp ĐC. V nằm trong khoảng 10-30%, vì vậy kết quả thu được đáng tin cậy. Giá trị p < 0,05 cho thấy kiểm tra sau tác động giữa lớp TN và ĐC là có ý nghĩa về khoa học. Mức độ ảnh hưởng đều nằm trong mức độ trung bình.
* Phân tích kết quả định tính:
Sau khi chấm kết quả kiểm tra, chúng tôi đã tiến hành họp để rút kinh nghiệm với GV dạy, tổ bộ môn, đại diện BGH nhà trường và đưa ra một số ý kiến.
Về nội dung hoạt động GDNGLL, cả hai lớp TN và đối chứng đều đảm bảo yêu cầu của một giờ học, song ở lớp TN, GV không chỉ giành thời gian khắc sâu kiến thức cơ bản mà còn đi sâu, nhấn mạnh những nội dung giáo dục biển, đảo mà có tác dụng giáo dục tình yêu biển, đảo đối với HS. Vì vậy, HS không chỉ hứng thú hơn với giờ học mà thái độ, tình cảm của các em cũng thay đổi. Các em sôi nổi, chủ động tìm hiểu những vấn đề về địa phương mà các em vừa được học.
Về phương pháp và hình thức tổ chức, ở lớp ĐC và lớp TN có sự khác nhau. Ở lớp ĐC, GV tổ chức các hoạt động giáo dục bình thường theo phương pháp, hình thức truyền thống, không đi sâu, không nhấn mạnh đến những nội dung có tác dụng giáo dục tình yêu biển, đảo. Trong quá trình hoạt động GV làm việc là chủ yếu, HS thụ động quan sát, và nghe. Thêm vào đó, GV không chú trọng đến công tác thực hành, không tạo điều kiện và cơ hội cho HS thảo luận và trình bày quan điểm của mình. Giờ học diễn ra đơn điệu, tẻ nhạt. HS
không những không nắm được kiến thức mà ngược lại những nội dung trong bài không hề để lại ấn tượng gì trong óc các em, các em thấy bình thường, thờ ơ với những vấn đề đó. Do vậy, kết quả học tập không cao. Trong tổng số 42 bài, có 19 bài khá, giỏi; 19 bài trung bình; 4 bài yếu kém. Còn ở lớp TN, GV đã nghiên cứu kĩ lưỡng nội dung, sử dụng biện pháp: “Khai thác hình thức
đọc sách, tài liệu chuyên đề về chủ đề biển, đảo cho HS THCS” như luận văn
đã đề xuất, GV không chỉ cung cấp cho HS tài liệu về biển, đảo mà còn gợi mở cho HS những tài liệu khác có liên quan đến bài học để HS tự đọc, tự tìm hiểu. Trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục GV cho HS trao đổi, thảo luận, tăng cường hình ảnh minh họa, khả năng gây xúc cảm về chủ đề biển, đảo. Vì thế giờ hoạt động diễn ra nhẹ nhàng, HS chăm chú nghe giảng, hứng thú học tập trên tinh thần chủ động khám phá, tích cực, không khí lớp học sôi nổi. Quan trọng nhất vẫn là thông qua hoạt động GDNGLL, đặc biệt là trong giáo dục tình yêu biển, đảo, chúng tôi muốn giúp HS có những hiểu biết sâu sắc hơn những kiến thức thu được, từ đó giáo dục cho các em tình yêu với biển, đảo quê hương.
Có thể nói những phương pháp và hình thức tổ chức mới mẻ trong giờ thực nghiệm đã đem lại hiệu quả trên cả ba mặt: về kiến thức, kĩ năng và thái độ, tình cảm. Chính vì vậy kết quả ở lớp TN là trong tổng số 44 bài kiểm tra thu được, có tới 34 bài đạt loại khá giỏi, 8 bài trung bình và không có bài yếu kém.
Tóm lại, kết quả thực nghiệm đã khẳng định tính khả thi của các biện pháp giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua hoạt động GDNGLL mà luận văn đưa ra. Song đây mới chỉ là kết quả nghiên cứu bước đầu, có ý nghĩa phác họa, mang tính chất định hướng, cần tiếp tục hoàn thiện hơn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Biện pháp giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương thông qua tổ chức hoạt động GDNGLL cần tuân theo những nguyên tắc nhất định trong đó quan trong nhất là nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa giáo dục tình yêu biển, đảo với tình yêu quê hương, đất nước.
Từ những nguyên tắc trên, luận văn đã xây dựng biện pháp giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương thông qua tổ chức hoạt động GDNGLL, bao gồm:
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về biển, đảo cho HS ở các trường THCS; - Tăng cường các hoạt động tham quan, trải nghiệm cho HS về chủ đề biển, đảo;
- Tổ chức cho HS tiến hành triển lãm sưu tầm tài liệu, hiện vật lịch sử gắn liền với chủ đề biển, đảo;
- Khai thác hình thức đọc sách, tài liệu chuyên đề về chủ đề biển, đảo cho HS THCS;
- Kết hợp chă ̣t chẽ giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong việc giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS thông qua hoạt động GDNGLL.
Qua thực nghiệm cho thấy đã khẳng định tính khả thi của các biện pháp giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua hoạt động GDNGLL mà luận văn đưa ra.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ của luận văn đặt ra, qua kết quả nghiên cứu chúng tôi đã khẳng định được giả thuyết khoa học của luận văn là đúng và rút ra một số kết luận sau:
Thứ nhất, trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, quá trình “toàn cầu hoá” diễn ra nhanh chóng, tình hình thế giới có nhiều biến động như hiện nay thì việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, đặt biệt là giáo dục tình yêu biển, đảo của quê hương trở thành một nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Thế hệ trẻ ngày nay, một bộ phận đang dần vô cảm, lạnh lùng, thờ ơ với tình hình thời sự về biển, đảo quốc gia. Thực trạng đáng báo động trên như một hồi chuông cảnh tỉnh cho các nhà sư phạm về sự cần thiết phải giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS. Góp phần vào thực hiện mục tiêu của sự nghiệp GD&ĐT đối với chiến lược phát triển con người Việt Nam trong thế kỉ XXI.
Thứ hai, hoạt động GDNGLL được xác đi ̣nh là có ưu thế trong việc giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm cho HS. Giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua hoạt động GDNGLL giúp các em không chỉ nắm vững, hiểu sâu về kiến thức biển, đảo. Trên cơ sở đó, hình thành trong các em niềm tự hào và tình yêu biển, đảo của Tổ quốc. Cũng chính niềm tự hào, tình yêu đó làm các em thêm gắn bó, thêm yêu đất nước, non sông. Từ đó biến ý thức thành hành động có trách nhiệm bảo vệ biển, đảo của quê hương, sống xứng đáng với thế hệ cha ông đi trước đã đổ mồ hôi, xương máu để bảo vệ quê hương, đất nước như hôm nay.
Thứ ba, để giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương thông qua hoạt động GDNGLL đạt hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào người GV trong các nhà trường. Họ phải là những người có định hướng giáo dục rõ ràng, có phương pháp, hình thức tổ chức tốt. Đặc biệt họ
phải là những người “truyền lửa” truyền tình yêu biển, đảo cho các em. Để làm được điều này, trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục, người GV phải lựa chọn và sử dụng các phương pháp hình thức tổ chức hoạt động GDNGLL phù hợp với nội dung kiến thức biển, đảo để giáo dục cho HS. Từ thực tế giáo dục cho thấy, có rất nhiều biện pháp khác nhau, nhưng trong luận văn này chúng tôi chỉ đưa ra những biện pháp mà có tác dụng hơn trong việc giáo dục tình yêu biển, đảo phù hợp với đối tượng là các em HS THCS huyện Tứ Kỳ. Tuy nhiên, không có biện pháp nào là “vạn năng” mà các biện pháp thường kết hợp, hỗ trợ nhau. Những biện pháp sư phạm mà luận văn đưa ra chỉ là kết quả nghiên cứu ban đầu, mang tính chất định hướng cho việc giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS.
2. Khuyến nghị
Trên cơ sở kết quả đạt được của luận văn, chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị như sau:
Thứ nhất, về nhận thức chung: giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS
thông hoạt động GDNGLL không chỉ đơn thuần là cung cấp, mở rộng kiến thức mà đồng thời còn phải giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm cho HS, giáo dục tình yêu biển, đảo của quê hương, như một phẩm chất không thể thiếu được của con người Việt Nam trong thời đại mới.