Tăng cường các hoạt động tham quan, trải nghiệm cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục tình yêu biển, đảo cho học sinh THCS huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp​ (Trang 86 - 89)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Tăng cường các hoạt động tham quan, trải nghiệm cho học sinh

chủ đề biển, đảo

* Mục đích biện pháp:

Tham quan có một vị trí rất quan trọng trong hoạt động GDNGLL và hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông, đặc biệt là trong giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS bởi “những di tích - chứng nhân xác nhận có thể gây xúc động mạnh mẽ, cụ thể hóa kiến thức lịch sử, nâng cao hứng thú với hiện vật

lịch sử” [20, tr.8]. Vì vậy, việc tăng cường các hoạt động tham quan, trải

nghiệm cho HS về chủ đề biển, đảo có ý nghĩa to lớn. Bởi tham quan là một hoạt động được tiến hành ngoài lớp nên rất phù hợp với sở thích của các em. Nó không chỉ là cơ hội để các em thỏa mãn trí tò mò, khám phá những điều mới lạ, mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS.

Trước hết nó góp phần tạo những biểu tượng mang tính chất lịch sử cụ thể, sống động có liên quan tới kiến thức biển, đảo của các em, giúp các em nhớ chính xác, hiểu đúng đắn lịch sử biển, đảo quốc gia.

Việc tham quan, trải nghiệm nhằm kiểm tra, sửa chữa, làm chính xác, cụ thể hóa thêm những tri thức về biển, đảo của HS, nâng cao chất lượng học tập của các em. Đồng thời, các kĩ năng như quan sát, tư duy, thực hành bộ môn được rèn luyện, phát huy nhiều hơn. Ngoài ra các em còn thể hiện rõ cảm xúc lịch sử và tình yêu biển, đảo khi tham quan các di tích danh thắng biển, đảo quê hương. Đó là niềm vui sướng, những rung cảm, ấn tượng khó phai khi tận mắt chiêm ngưỡng những di sản văn hóa, di sản thiên nhiên của biển, đảo Tổ quốc. Từ đó làm tăng thêm tình yêu, lòng tự hào, ý thức trách nhiệm của mình với biển, đảo quê hương.

* Nội dung biện pháp:

Trên thực tế, có thể tổ chức hai loại tham quan trải nghiệm chủ yếu thông qua hoạt động GDNGLL, phù hợp với yêu cầu học tập của HS và điều kiện tổ chức của GV cũng như nhà trường trong giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS huyện Tứ Kỳ.

Thứ nhất, những cuộc tham quan phục vụ trực tiếp nội dung bổ sung thêm các kiến thức về biển, đảo, có thể là tham quan tại trong nhà bảo tàng, hoặc bài học tại thực địa ở địa phương nơi trường đóng.

Thứ hai, những cuộc tham quan mang tính chất một hoạt động GDNGLL tại một di tích lịch sử gần hoặc xa trường, có thể là tham quan trải nghiệm tại một danh thắng biển, đảo,... hoặc một di tích lịch sử, văn hóa gắn liền với lịch sử khai thác biển, đảo của dân tộc. Công việc này đòi hỏi nhiều điều kiện khó khăn, phức tạp để tổ chức nên không được tiến hành thường xuyên.

Mặc dù có vai trò quan trọng trong việc giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS nhưng trên thực tế, việc tổ chức tham quan, trải nghiệm với chủ đề biển, đảo cho HS các trường THCS trên địa bàn huyện Tứ Kỳ nói riêng và cả nước nói chung hiện nay ít được tiến hành.

* Cách thức thực hiện:

Hoạt động tham quan trải nghiệm về chủ đề biển, đảo có thể được GV tổ chức vào đầu/cuối năm học hoặc nhân dịp các ngày lễ lớn của dân tộc như ngày thành lập Đảng 3/2, ngày chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5, ngày Quốc Khánh 2/9, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12… hay những ngày kỉ niệm, ngày lễ lớn của địa phương như ngày thành lập huyện Tứ Kỳ, thành lâ ̣p Chi bộ đảng đầu tiên của huyê ̣n, thành lập tỉnh Hải Dương.

Để buổi tham quan trải nghiệm về chủ đề biển, đảo đạt hiệu quả cao, người GV phải xác định mục đích, ý nghĩa, tìm hiểu đối tượng cần tham quan chứ không phải thích thì dẫn HS đi. Sau đó vạch kế hoạch tham quan, trong đó phải ấn định thời gian bắt đầu và kết thúc, dự kiến công việc của từng HS.

Trước buổi tham quan trải nghiệm về chủ đề biển, đảo GV phải tập trung, nhắc nhở HS về phạm vi tham quan; thời gian tham quan phụ thuộc vào các điều kiện đưa đón, khoảng cách với địa điểm trải nghiệm, không vượt quá 1 ngày (quy ra tiết học là 8 tiết học), nếu kéo dài hơn hứng thú của HS sẽ giảm và mệt mỏi; hướng dẫn các em quan sát, thu thập tài liệu, thảo luận làm cơ sở cho bài thu hoạch sau buổi tham quan.

Trong bài thu hoạch, ngoài những kiến thức lịch sử các em thu được các em còn nêu lên cảm nhận, suy nghĩ, đánh giá, thậm chí là cả những ý kiến đóng góp về địa điểm tham quan. GV có thể thu lại và chấm để biết được đánh giá của các em và rút kinh nghiệm cho lần sau.

* Điều kiện thực hiện biện pháp:

Để thực hiện tốt việc tham quan trải nghiệm về chủ đề biển, đảo phụ thuộc vào nhiều điều kiện như cơ sở hạ tầng, điều kiện tài chính. Song nhà trường nên nên cố gắng trong cả khóa học tổ chức cho HS tham quan trải nghiệm ít nhất 1 lần trong năm học. Đặc biệt nếu ở địa phương có các viện bảo tàng thì GV nên tổ chức cho HS đi thăm.

Huyện Tứ Kỳ không phải là huyện ven hiển nên việc tiếp cận các danh thắng biển, đảo chủ yếu là các kênh gián tiếp, song lại rất gần các danh thắng

như Vịnh Hạ Long, bãi biển Đồ Sơn, cảng Hải Phòng, .... nên nhà trường có thể tiến hành tổ chức cho HS tham quan trong phạm vi thời gian và điều kiện cho phép, tùy theo nội dung của từng cấp học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục tình yêu biển, đảo cho học sinh THCS huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp​ (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)