Nâng cao năng lực tài chính thông qua việc tăng vốn điều lệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau hợp nhất (Trang 103)

Vốn điều lệ có vai trò rất quan trọng vì nó thể hiện khả năng tự chủ tài chính và đảm bảo tỷ lệ an toàn của ngân hàng, quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng, tạo uy tín cho ngân hàng. SCB gia tăng vốn điều lệ sẽ đáp ứng đƣợc nhu cầu đầu tƣ tài sản cố định, phát triển mạng lƣới, mở rộng tín dụng và tăng cƣờng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng tài chính.

Có thể thấy sau hợp nhất, quy mô vốn điều lệ của SCB nằm trong top 10 ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại. Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt sắp tới, nhiều ngân hàng hợp nhất, sáp nhập thì quy mô vốn điều lệ của các ngân hàng đó sẽ tăng lên, tạo nên sức ép cạnh tranh thị trƣờng tài chính ngày càng khốc liệt. Do đó, SCB cần phải có biện pháp gia tăng vốn thích hợp để đảm bảo mục tiêu hiệu quả và tăng trƣởng bền vững. SCB có thể phát hành cổ phiếu hoặc phát hành trái phiếu chuyển đổi.

3.3.1.2. Gia tăng quy mô và chất lượng tổng tài sản, giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu

Gia tăng quy mô và chất lƣợng tổng tài sản đối với ngân hàng rất quan trọng. Tổng tài sản thể hiện quy mô hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng sử dụng nguồn vốn để tiến hành đầu tƣ vào danh mục tài sản có sinh lời. Tổng tài sản ngân hàng nào càng cao thì hiệu quả kinh doanh càng tốt. Việc tăng tài sản sẽ giúp ngân hàng gia tăng vị thế cạnh tranh và tăng cƣờng hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn.

Hiện nay, SCB chủ yếu tập trung vào tín dụng để đem lại thu nhập chính cho ngân hàng nhƣng hoạt động này lại có nhiều rủi ro. Do đó, SCB cần phải phát triển tín dụng theo hƣớng an toàn, gia tăng chất lƣợng tín dụng, hạn chế rủi ro thấp nhất. Để đảm bảo điều này, SCB cần thiết lập quy trình tín dụng và kiểm soát rủi ro một cách chặt chẽ, hợp lý, phân quyền và trách nhiệm rõ ràng. Thƣờng xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát và quản lý các khoản vay.

Bên cạnh đó, SCB cần đa dạng hóa sản phẩm cho vay, đa dạng hóa ngành nghề cho vay trên cơ sở nghiên cứu chính sách kinh tế của nhà nƣớc đối với các ngành nghề kinh doanh, xu hƣớng phát triển của ngành nghề, mức độ rủi ro của các ngành nghề, lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động,... để giảm thiểu rủi ro tín dụng do việc cho vay tập trung vào một số ngành nghề kinh tế nhất định và mở rộng thị phần. Tăng cƣờng kiểm soát tiến độ thực hiện các dự án đã giải ngân, quản lý nguồn thu của khách hàng để đảm bảo thu hồi nợ, hạn chế cho vay vào lĩnh vực bất động sản, chỉ cho vay mới các dự án có tính khả thi cao, nằm trong quy hoạch của Nhà nƣớc.

SCB cần mở rộng đối tƣợng cho vay, không nên chỉ tập trung nhóm khách hàng lớn để phân tán rủi ro và kích thích tăng trƣởng tín dụng. SCB nên mở rộng hơn nữa mảng ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân. Điều này sẽ giúp đảm bảo các tỷ

việc mở rộng mạng lƣới kênh phân phối hiện đại, nâng cao chất lƣợng dịch vụ.

SCB cần phải xây dựng một chính sách tín dụng nhất quán nhằm làm định hƣớng cho hoạt động tín dụng trong toàn hàng. Trên cơ sở chính sách tín dụng đã ban hành, SCB xây dựng kế hoạch hoạt động tín dụng cho toàn hàng và cho từng đơn vị (sở giao dịch, các chi nhánh, phòng giao dịch...). Cơ chế thanh tra, kiểm soát nội bộ của các phòng/ban chức năng của Hội sở càng phải đƣợc chú trọng để đảm bảo các đơn vị thực hiện theo đúng kế hoạch tín dụng đã đề ra, hạn chế nợ xấu phát sinh. Xây dựng một hệ thống cảnh báo rủi ro để xử lý triệt để các khoản nợ xấu còn tồn đọng. Tích cực thu hồi và xử lý các khoản nợ xấu đã bán cho VAMC. SCB cần xây dựng hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ.

Theo xu hƣớng ngân hàng hiện đại, đa năng cạnh tranh nhƣ hiện nay, thì hoạt động ngân hàng không chỉ nên tập trung sử dụng vốn vào hoạt động tín dụng, mà ngày càng phải đa dạng hóa hoạt động nghiệp vụ để gia tăng thu nhập và giảm bớt rủi ro. SCB cần phải triển danh mục vào các hoạt động đầu tƣ chứng khoán, góp vốn cổ phần cũng nhƣ gia tăng các hoạt động dịch vụ khác tạo thêm nhiều thu nhập cũng nhƣ hạn chế rủi ro phát sinh từ hoạt động tín dụng.

Tuy nhiên, hoạt động đầu tƣ chứng khoán mang lại lợi nhuận cao nhƣng cũng tỷ lệ thuận với tỷ lệ rủi ro. Vì vậy, SCB cần phân tích các loại chứng khoán kỹ lƣỡng và xây dựng đa dạng hóa danh mục đầu tƣ để đảm bảo kiểm soát hạn chế rủi ro và phù hợp với chiến lƣợc đầu tƣ có mức sinh lời tối ƣu nhất với mức độ chấp nhận rủi ro hợp lý trong từng thời kỳ.

Nhóm giải pháp nâng cao năng lực tài chính giúp SCB gia tăng vốn điều lệ và phát triển quy mô chất lƣợng tài sản đem lại hiệu quả hoạt động. Ngoài ra, để thực hiện mục tiêu phát triển ngân hàng cần phối hợp với các giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh.

3.3.2. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh

3.3.2.1. Đổi mới cơ cấu tổ chức và phát triển mạng lưới, thương hiệu

Cơ cấu tổ chức có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh. SCB cần tái cấu trúc cơ cấu tổ chức theo hƣớng hiện đại, đa năng và hiệu quả, chuyên môn hóa từng bộ phận.

Đối với hội sở, SCB cần xây dựng, tách bạch các khối ngân hàng bán lẻ, các khối hỗ trợ nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu hoạt động. Phân định rõ ràng nhiệm vụ, trách nhiệm của các phòng/ban hội sở. Các phòng/ban hội sở cần phối hợp nhịp nhàng, ban hành các quy trình hƣớng dẫn thống nhất lẫn nhau, để hỗ trợ các đơn vị kinh doanh hoạt động tốt hơn, phục vụ yêu cầu khách hàng và hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh.

Đối với các chi nhánh lớn, SCB cần thành lập các bộ phân chuyên môn hóa, phụ trách các mảng kinh doanh khác nhau để tập trung phục vụ khách hàng tốt nhất. Do SCB triển khai nhiều sản phẩm, nên thời gian nhân viên vừa tƣ vấn để khách hàng chọn lựa sản phẩm, vừa hạch toán tốn quá nhiều thời gian, khách hàng đợi lâu và dễ xảy ra nhiều sai sót trong quá trình tác nghiệp. Để hạn chế thời gian, SCB nên thành lập nhóm tƣ vấn khách hàng. Hiện nay, mạng lƣới hoạt động gồm có 230 đơn vị giao dịch nhƣng mạng lƣới phân bổ chƣa hợp lý. Vì vậy, cần phải xây dựng, di dời các đơn vị giao dịch để phân tán địa bàn hoạt động, phát huy tối đa mạng lƣới hoạt động rộng khắp.

Hơn thế nữa, SCB đang có 1 sở giao dịch và 57 quỹ tiết kiệm, một điểm giao dịch. Ngân hàng cần có kế hoạch quy hoạch lại mạng lƣới hoạt động, di dời, bố trí lại các đơn vị có trụ sở giao dịch gần nhau sau khi hợp nhất ba ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, tập trung đầu tƣ khai thác ở các thị trƣờng tiềm năng.

Vì vậy, để tận dụng tốt hơn năng lực kinh doanh, SCB cần phải tách sở giao dịch thành chi nhánh hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn cũng nhƣ có

chính sách nâng cấp các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch lên thành phòng giao dịch để có thể thực hiện đầy đủ các hoạt động kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Đồng thời cắt giảm, đình chỉ những đơn vị giao dịch không hiệu quả, luân chuyển nhân sự đến những đơn vị giao dịch hiệu quả nhƣng thiếu nhân sự.

Bên cạnh đó, sau hợp nhất, SCB vẫn còn khó khăn về việc phát triển thƣơng hiệu. Sau khi hợp nhất, vẫn còn nhiều khách hàng lầm lẫn thƣơng hiệu SCB với Sacombank, Saigonbank,... Vì vậy, SCB cần tăng cƣờng xây dựng hình ảnh thƣơng hiệu của ngân hàng, quảng bá rộng rãi đến khách hàng hơn nữa. Trong thời gian tới, SCB nên tiến hành chuẩn nhận diện thƣơng hiệu thống nhất từ việc trang trí bảng hiệu, mặt bằng, quầy tiếp khách, biểu mẫu,... giữa các đơn vị trong toàn hệ thống.

Tăng cƣờng hoạt động tuyên truyền quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ rộng rãi đến khách hàng, cung cấp các thông tin ƣu đãi nổi bật trong chính sách cho khách hàng biết. Thƣờng xuyên tham gia các chƣơng trình, hoạt động từ thiện, tài trợ các chƣơng trình lên sóng trên truyền hình nhằm quảng bá thƣơng hiệu SCB đến với đông đảo khách hàng.

Tuy nhiên, SCB cũng phải tổ chức theo dõi, kiểm soát chi phí, đánh giá hiệu quả của từng hình thức quảng cáo để tránh lãng phí, không đạt hiệu quả.

SCB cần nghiên cứu đa dạng các sản phẩm/dịch vụ trong việc huy động vốn và các sản phẩm/dịch vụ tín dụng và phi tín dụng cho nhiều đối tƣợng khách hàng để tạo ra nhiều lợi nhuận cũng nhƣ phân tán đƣợc rủi ro và thiết kế những sản phẩm, dịch vụ tài chính đặc trƣng để khẳng định thƣơng hiệu của SCB.

Sau khi triển khai thành công hệ thống Corebanking Oracle Flexcube trong năm 2012; SCB tiếp tục hoàn thiện và triển khai các ứng dụng của hệ thống Corebanking trên nền tảng công nghệ Oracle Flexcube bao gồm:

- Hoàn thiện và tích hợp các chƣơng trình đang hoạt động rời rạc vào hệ thống corebanking Flexcube, nâng cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ.

- Triển khai xây dựng các đề án duy trì, phát triển hệ thống công nghệ thông tin hiện đại nhƣ: Đề án trung tâm dữ liệu dự phòng, Dự án Contact Center, Hệ thống báo cáo và Datawarehouse.

- Xây dựng hệ thống khai thác, xử lý và phân tích thông tin theo nhu cầu quản lý, kinh doanh.

- Xây dựng nền tảng công nghệ và phát triển hệ thống thẻ và ngân hàng điện tử, nâng cao khả năng bảo mật, hạn chế rủi ro, gia tăng thêm nhiều dịch vụ ngân hàng điện tử nhằm nâng cao tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cho ngân hàng.

Bên cạnh đó, SCB cần phải tiến hành thay đổi máy chủ xử lý nhanh hơn, thƣờng xuyên nâng cấp máy móc thiết bị tin học theo hƣớng hiện đại, tốc độ xử lý dữ liệu nhanh, cấu hình tƣơng thích với phần mềm đang triển khai. Đƣờng truyền giữa hội sở, các đơn vị với nhau cần đƣợc nâng cấp nhằm đảm bảo thông tin xuyên suốt và kịp thời để hạn chế rủi ro, tránh tình trạng tắc nghẽn, lỗi mạng vào những ngày đông khách, giảm thiểu thời gian giao dịch với khách hàng.

Ngoài việc hoàn thiện hệ thống Corebanking, SCB cần nâng cấp hệ thống ATM, hạn chế những lỗi thƣờng xuyên xảy ra nhƣ nuốt thẻ ATM, trừ tiền nhƣ không hoàn trả tiền cho khách, nghẽn mạng, thông báo lỗi,... Hơn nữa, để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách và khuyến khích khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng, SCB cần bổ sung các chức năng nhƣ nộp

tiền trực tiếp tại ATM, thanh toán hóa đơn, gia tăng tiện ích trên dịch vụ mobile banking,...

Hiện nay, SCB chỉ đang tập trung hoàn thiện xây dựng các báo cáo kế toán phục vụ cho hoạt động kinh doanh, vẫn chƣa chú trọng xậy dựng hệ thống báo cáo phục vụ cho công tác quản trị hỗ trợ các cấp lãnh đạo dự báo rủi ro, cập nhật thông tin chính xác để có hƣớng chỉ đạo kịp thời. Vì vậy, trong thời gian sắp tới, SCB cần ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng hệ thống báo cáo quản trị.

3.3.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ để quản lý rủi ro

Kiểm tra, kiểm soát nội bộ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự an toàn và khả năng phát triển trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại. Việc xây dựng và thực hiện một cơ chế kiểm soát nội bộ phù hợp và hiệu quả chống đỡ tốt nhất với rủi ro. Đặc biệt đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn là ngân hàng hợp nhất của ba ngân hàng là Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Đệ Nhất và Việt Nam Tín Nghĩa thì vai trò hệ thống kiểm soát nội bộ càng đƣợc khẳng định rõ ràng, ngày càng hoàn thiện, nâng cao nhằm giúp hoạt động ngân hàng đi đúng hƣớng, an toàn và hiệu quả. Vì vậy, một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ, cụ thể là:

Một là, cần xây dựng môi trƣờng kiểm soát nội bộ tốt. Khuyến khích các chuẩn mực cao về đạo đức, tính tuân thủ các nguyên tắc, quy định của ngân hàng. SCB cần nâng cao năng lực quản trị rủi ro, kiểm tra kiểm soát, cụ thể là xây dựng và triển khai mô hình kiểm soát rủi ro theo 3 vòng bảo vệ trên cơ sở tƣ vấn của công ty kiểm toán Ernst & Young bao gồm: vòng 1 là kiểm soát nội bộ, vòng 2 là quản lý rủi ro, vòng 3 là kiểm toán nội bộ. Hai là, xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý rủi ro, các quy trình, quy chế liên quan để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động quản lý rủi ro của ủy

ban quản lý rủi ro, ủy ban quản lý tài sản nợ - tài sản có (ALCO), khối quản lý rủi ro.

Ba là, ban hành đầy đủ và hoàn thiện, tu chỉnh các quy trình, quy chế cho tất cả các mảng nghiệp vụ quan trọng nhƣ tín dụng, tiền gửi, ngân quỹ, kiểm soát nội bộ, phòng chống rửa tiền, … Đặc biệt, khi ban hành các quy trình, quy định có liên quan đến nhiều phòng/ban thì cần có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa các phòng/ban với nhau.

Bốn là, ban hành áp dụng một số mô hình, tiêu chí quản lý rủi ro nhƣ: phƣơng pháp đo lƣờng theo chuẩn mực của Basel II, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, phƣơng pháp tính lãi suất bình quân đầu ra – đầu vào, mô hình Duration trong việc đo lƣờng rủi ro lãi suất, giới hạn rủi ro thanh khoản, lãi suất, tỷ giá và tỷ lệ an toàn hoạt động, …

Năm là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống Oracle Corebanking Flexcube, hệ thống báo cáo khắc phục những sai sót trong thời gian qua.

Sáu là, trung tâm đào tạo cần phối hợp với các phòng ban hội sở (phòng sản phẩm cá nhân, phòng sản phẩm doanh nghiệp, phòng pháp chế tuân thủ,…) tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo sản phẩm mới, quy trình cũng nhƣ chia sẻ kinh nghiệm, rủi ro gặp phải nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của các nhân viên toàn hàng.

Bảy là, tổ chức cơ cấu của ngân hàng một cách khoa học, trong đó việc phân công, phân nhiệm, hạn mức thẩm quyền cho các đơn vị, bộ phận, nhân viên một cách rõ ràng. Thƣờng xuyên kiểm tra, kiểm soát các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng và công tác lƣu trữ hồ sơ, chứng từ, báo cáo định kỳ, hoặc đột xuất.

3.4.KIẾN NGHỊ

3.4.1. Các kiến nghị với Chính Phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc

Sự ổn định môi trƣờng kinh tế vĩ mô là nền tảng đảm bảo các hoạt động kinh doanh trong đó có hệ thống ngân hàng. Vì vậy, cần điều hành chính

sách tiền tệ chủ động, linh hoạt phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trƣởng kinh tế ở mức hợp lý.

Tạo hành lang pháp lý cho mọi tổ chức kinh tế trong đó có ngân hàng hoạt động kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật.

Xây dựng hoàn thiện và ban hành đồng bộ, kịp thời hệ thống văn bản pháp luật NHNN và các tổ chức tín dụng.

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai đề án tái cơ cấu lại hệ thống NHTM theo hƣớng mở rộng hợp tác quốc tế. Hoàn thiện cơ chế mua bán nợ cũng nhƣ nâng cao năng lực tài chính của công ty VAMC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau hợp nhất (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)