Bảng 2.11. Các chỉ tiêu khả năng sinh lời
Các chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012
ROA 0.04% 0.02% 0.04%
ROE 0.73% 0.35% 0.60%
CI 54.09% 70.73% 71.08%
Thu nhập lãi/tổng thu nhập 64.98% 77.58% 96.53%
Chênh lệch lãi suất đầu ra - đầu vào 2.4% 4.7% 6.5%
(Nguồn: tính toán từ báo cáo tài chính) ROA của SCB năm 2013 là 0.02% giảm so với năm 2012 là do giá trị tổng tài sản tăng trong khi đó lợi nhuận sau thuế năm 2013 lại giảm do tốc độ tổng chi phí gia tăng cao hơn so với tốc độ tăng thu nhập. Năm 2014, do tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế tăng cao hơn tốc độ tăng quy mô tài sản nên ROA đã tăng hơn so với năm 2013, ROA năm 2014 đạt 0.04%. Các yếu tố tác động đến ROA nhƣ sau:
Bảng 2.12. Các thành phần cấu thành ROA
Chỉ tiêu ROA NIM NNIM
Thuế TNDN/Tổng tài sản Năm 2014 0.04% 0.85% -0.8% -0.01% Năm 2013 0.02% 1.10% -1.07% -0.01% Năm 2012 0.04% 2.14% -2.10% -0.01%
(Nguồn: tính toán từ báo cáo tài chính) Đóng góp vào thu nhập của SCB sau hợp nhất, phần lớn là dựa vào thu lãi từ hoạt động tín dụng năm 2013 và năm 2014 lần lƣợt chiếm 77.58% và 64.98% trong tổng thu nhập thấp hơn năm 2012 là 96.53% thể hiện sự chuyển dịch, phân bổ lại danh mục hoạt động khác ngoài tín dụng. Khoản thu từ lãi năm 2013 giảm nhƣng chi phí lãi lại tăng cao. Thu nhập lãi năm 2014 tăng cao nhƣng đồng thời chi phí lãi cũng tăng với tốc độ tăng gần bằng với tốc độ tăng thu nhập lại, do đó thu nhập lãi thuần tăng không đáng
quả. Nhƣ vậy, nguồn thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng thu nhập của SCB. Điều này cho thấy cơ cấu thu nhập của SCB sau hợp nhất chƣa đa dạng, khi tăng trƣởng tín dụng bị hạn chế thì thu nhập của ngân hàng sẽ bị ảnh hƣởng nặng nề. SCB chƣa chú trọng vào các hoạt động khác (nhƣ đầu tƣ chứng khoán, kinh doạnh ngoại hối, hoạt động dịch vụ,…), do đó thu ngoài lãi chƣa cao và việc kiểm soát chi phí ngoài lãi cũng chƣa hiệu quả nên tốc độ tăng chi phí ngoài lãi cao hơn tốc độ tăng thu ngoài lãi, vì vậy mà NNIM âm. SCB chƣa kiểm soát hiệu quả chi phí ngoài lãi (chi phí lƣơng cao, mạng lƣới hoạt động rộng nhƣng chƣa hiệu quả, chi phí mua sắm công cụ lao động, trích khấu hao tài sản cố định gia tăng). So với tổng thu nhập thì tổng chi phí hoạt động chiếm 71.08% năm 2012, năm 2013 chiếm 70.73%, năm 2014 chiếm 54.09%. Tỷ lệ này còn khá cao, chứng tỏ SCB kiểm soát chi phí hoạt động chƣa hiệu quả. SCB cần phải phân chia nguồn vốn vào nhiều lĩnh vực khác nhau để đa dạng hóa lợi nhuận và phân tán rủi ro.
Năm 2013 ROE đạt 0.35% thấp hơn năm 2012 là 0.6% là do lợi nhuận ròng giảm nhƣng quy mô vốn chủ sở hữu tăng nhờ vào việc tăng vốn điều lệ vào quý 3/2013. Mục đích tăng vốn điều lệ của SCB sau hợp nhất là phát triển, mở rộng các hoạt động kinh doanh gia tăng tính cạnh tranh. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động từ vốn chủ sở hữu chƣa cao năm 2013 lại giảm so với năm 2012. Năm 2014, ROE của SCB đã có sự cải thiện đáng kể đạt 0.73%. Các nhân tố cấu thành nên ROE:
Bảng 2.13. Các thành phần cấu thành ROE
Chỉ tiêu ROE Tỷ lệ sinh
lời Tỷ lệ hiệu quả sử dụng tài sản Tổng tài sản/vốn chủ sở Năm 2014 0.73% 2.87% 1.30% 19.69 Năm 2013 0.35% 1.67% 1.41% 14.71 Năm 2012 0.60% 1.93% 2.22% 14.09
Năm 2014 tỷ lệ sinh lời tăng nhƣng hiệu quả sử dụng tài sản giảm so với năm 2013. Tài sản có là một danh mục sử dụng vốn của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh, chất lƣợng tài sản nói lên khả năng bền vững về tài chính, khả năng sinh lời và năng lực quản lý của ngân hàng. Qua số liệu trên cho thấy SCB chƣa phân bổ danh mục tài sản hiệu quả và chƣa quản lý một cách hợp lý. Nhƣ vậy, để cải thiện chỉ tiêu ROE, SCB cần phải kiểm soát và nâng cao hiệu quả của từng chỉ tiêu trên.
Tuy nhiên, nhìn chung với quy mô tổng tài sản, vốn điều lệ của SCB sau hợp nhất nhƣ vậy, thì tỷ lệ ROA, ROE còn khá thấp so với mức bình quân của ngành ngân hàng năm 2014: ROA 0.9%, ROE 10.1%, năm 2013: ROA 0.9%, ROE 11%, năm 2012: ROA 1.1%, ROE 12.9% (nguồn: http://www.phs.vn/iAnalysisKeyRatios) và thấp hơn nhiều so với các ngân hàng có quy mô tài sản và vốn tƣơng đƣơng. Nhƣ vậy, hiệu quả SCB hoạt động chƣa tƣơng xứng so với quy mô tài sản và vốn sau hợp nhất lớn nhƣ vậy.