Khả năng thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau hợp nhất (Trang 80 - 84)

Bảng 2.14. Chỉ tiêu khả năng thanh khoản

Các chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012

Tỷ lệ luân chuyển tài sản nhanh 17.97% 10.81% 8.36%

Hệ số đảm bảo tiền gửi 20.93% 12.08% 7.70%

Tỷ lệ cho vay/Tổng tiền gửi 82.28% 54.55% 92.18%

CAR (ngân hàng công bố) 9.39% 9.95% 10.35%

(Nguồn: tính toán báo cáo tài chính) Từ năm 2013 – 2014, các chỉ tiêu về khả năng thanh khoản có sự cải thiện so với năm 2012, nhƣng vẫn thấp hơn mức chuẩn theo thông lệ quốc tế. Tỷ lệ luân chuyển tài sản nhanh duy trì từ 8.36% tăng lên 10.81% năm 2013 và 17.97% năm 2014, nhƣng vẫn thấp hơn mức duy trì an toàn là 20% -30% tổng tài sản. Hệ số đảm bảo tiền gửi năm 2013 tăng lên 12.08%, năm 2014 là 20.93%, thấp hơn mức chuẩn của chỉ tiêu này là 30-45% cho thấy khả

năng chi trả của ngân hàng đối vối yếu cầu rút tiền gửi của các ngân hàng, các tổ chức, cá nhân gửi tại SCB khá thấp. Tỷ lệ cho vay/tổng tiền gửi năm 2012 quá cao là 92.18%, khả năng thanh khoản thấp. Năm 2013, tỷ lệ này giảm còn 54.55% nhƣng đến năm 2014 tỷ lệ này lại tăng gần 82.28%, khả năng gia tăng rủi ro tín dụng cao.

Xét về cơ cấu dƣ nợ và tiền gửi, có thể thấy sau hợp nhất, SCB, gặp nhiều khó khăn, đối mặt với vấn đề thanh khoản rất lớn. Phần lớn nguồn vốn huy động năm 2012 là ngắn hạn, chiếm gần 70.67% tổng nguồn huy động, trong khi đó dƣ nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng lớn gần 77.47% tổng dƣ nợ. Tuy nhiên, trong 2 năm 2013 - 2014, cơ cấu này đã đƣợc cải thiện. Cụ thể, nguồn tiền gửi trung dài hạn chiếm phần lớn, gần 82.12% năm 2013 và 79.6% năm 2014 so với tổng nguồn huy động lớn hơn tỷ trọng cho vay trung dài hạn năm 2013 là 75.29%, và thấp hơn năm 2014 là 83.62%. Theo đó, kỳ hạn huy động bình quân cuối năm 2013 của SCB đã đƣợc nâng lên mức 12,73 tháng, cuối năm 2014 là 12 tháng tăng mạnh so với mức phổ biến 1-3 tháng của năm 2012. Năm 2013 - 2014, SCB huy động nguồn vốn trung, dài hạn tăng mạnh để tài trợ cho các khoản vay trung dài hạn, khả năng thanh khoản đƣợc cải thiện dần. Mặc dù nguồn vốn kỳ hạn dài đƣợc cải thiện tăng cao trong tổng nguồn vốn, nhƣng nguồn tiền gửi thanh toán với chi phí thấp và ổn định thì SCB vẫn huy động chƣa hiệu quả, chiếm tỷ lệ rất thấp trong nguồn vốn huy động.

Biểu đồ 2.5. Cơ cấu dƣ nợ và tiền gửi theo kỳ hạn

(Nguồn: tính toán từ số liệu báo cáo tài chính SCB năm 2012-2014)

22.53% 70.67% 24.71% 17.88% 16.38% 20.40% 58.03% 29.17% 57.34% 82.09% 56.86% 79.55% 19.44% 0.16% 17.95% 0.03% 26.76% 0.05% DƯ NỢ NĂM 2012 TIỀN GỬI NĂM 2012 DƯ NỢ NĂM 2013 TIỀN GỬI NĂM 2013 DƯ NỢ NĂM 2014 TIỀN GỬI NĂM 2014 Dài hạn Trung hạn Ngắn hạn

Với mục tiêu phát triển an toàn bền vững, SCB sau hợp nhất đã tập trung nâng cao và hoàn thiện bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Chỉ tiêu an toàn vốn tối thiểu luôn luôn đƣợc đảm bảo cao hơn mức quy định của NHNN 9%.Tỷ lệ CAR mà SCB công bố năm 2012 là 10.35%, năm 2013 là 9.95%, năm 2014 là 9.39%.

Nhìn chung, tình hình hoạt động của SCB sau hợp nhất dần đƣợc ổn định, các chỉ số tài chính đƣợc cải thiện. Tuy nhiên, SCB hoạt động hiệu quả chƣa tƣơng xứng với quy mô tổng tài sản cũng nhƣ hoạt động chƣa hiệu quả so với một số ngân hàng trong nhóm các ngân hàng đƣợc mua bán, sáp nhập hoặc tự tái cơ cấu trong giai đoạn 2011 – 2013: HDBank, LienVietpostbank, Pvcombank, SHB,… nếu xét về chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế, ROA và ROE.

Biểu đồ 2.6. Lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2012 -2014 (tỷ đồng)

(Nguồn: số liệu tổng hợp từ các báo cáo tài chính)

Sau hợp nhất, từ năm 2012 đến 2014, mặc dù lợi nhuận của các ngân hàng sau hơp nhất có xu hƣớng giảm dần, nhƣng lợi nhuận sau thuế của SCB tạo ra thấp hơn nhiều so với SHB, HDBank hay LienVietpostbank qua các năm. Trong khi đó, quy mô tổng tài sản của SCB sau hợp nhất lại tăng cao so với các ngân hàng còn lại trong nhóm tái cơ cấu này. Quy mô tổng tài sản SCB tăng dần qua 3 năm (2012 -2014).

Biểu đồ 2.7. Quy mô tổng tài sản các ngân hàng từ 2012 – 2014 (tỷ đồng)

(Nguồn: số liệu tổng hợp từ các báo cáo tài chính qua các năm)

Việc tận dụng quy mô tài sản của SCB để phát triển hoạt động kinh doanh sau hợp nhất chƣa hiệu quả, lợi nhuận còn thấp. Do đó, mà các chỉ ROA, ROE đều thấp hơn so với các ngân hàng trong nhóm tái cấu trúc, cũng nhƣ thấp hơn nhiều so với mức trung bình của ngành ngân hàng. Cụ thể, mức bình quân của ngành ngân hàng năm 2014: ROA 0.9%, ROE 10.1%, năm 2013: ROA 0.9%, ROE 11%, năm 2012: ROA 1.1%, ROE 12.9% (nguồn: http://www.phs.vn/iAnalysisKeyRatios)

Biểu đồ 2.9. Tỷ lệ ROE của các ngân hàng qua các năm

(Nguồn: tổng hợp số liệu từ các báo cáo tài chính qua các năm)

Nhƣ vậy, kể từ khi hợp nhất đi vào hoạt động đầu năm 2012 đến năm 2014, hoạt động của SCB đã có những biến chuyển tích cực nhƣ giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu, hiệu quả quản lý và kết quả hoạt động bƣớc đầu đƣợc cải thiện và phần lớn hoạt động SCB vẫn tập trung vào hoạt động huy động và tín dụng, chƣa phát triển hiệu quả về các sản phẩm/dịch vụ phi tín dụng để gia tăng lợi nhuận và phân tán rủi ro. Tuy nhiên, SCB cũng cần nỗ lực để duy trì tỷ lệ an toàn vốn, đƣa tính thanh khoản lên mức cao hơn và cần phải gia tăng các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng để đa dạng nguồn thu và tạo ra nhiều lợi nhuận hơn nữa để tƣơng xứng với quy mô tổng tài sản lớn nhƣ vậy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau hợp nhất (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)