8. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
3.4.1. Về phía cơ quan quản lý Nhà nước
Muốn giải quyết hiệu quả và triệt để nợ xấu, Chính phủ cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau. Nguyên nhân là do nợ xấu liên quan đến nhiều lĩnh vực và cần phải thực hiện quyết liệt, nếu càng để lâu sẽ càng tốn kém.
Một là, xây dựng hạ tầng tài chính vững chắc. Trong đó, hạ tầng tài chính bao gồm các chuẩn mực, quy định về kế toán, kiểm toán, về quản trị doanh nghiệp; các hệ thống thanh toán; khuôn khổ pháp lý điều tiết thị trường...với mục tiêu hỗ trợ cho hệ thống tài chính, bảo đảm hiệu quả chu chuyển vốn, khả năng truyền tải và phân tán rủi ro tài chính.
Nếu có một hạ tầng tài chính vững mạnh, rõ ràng sẽ bảo đảm cho các định chế tài chính, mà nòng cốt là NHTM hoạt động tốt và thị trường tài chính được vận hành trôi chảy. Và qua đó mà các cơ quan quản lý và giám sát tài chính - ngân hàng có được điều kiện cần thiết để phát huy đủ vai trò của mình. Nếu thiếu một hạ tầng tài chính vững chắc, các cơ quan quản lý dù có cố gắng, nhưng có thể vẫn không thành công khi thi hành sứ mệnh của mình.
Chính phủ và các cơ quan có chức năng phải gánh vác vai trò định hình hạ tầng tài chính vững mạnh nhằm giúp cho hệ thống TCTD hoạt động an toàn và hiệu quả. Bên cạnh đó cần phải tăng cường pháp chế trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đảm bảo tuyệt đối mọi tổ chức kinh tế và công dân đều phải tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Cố gắng không để xảy ra tình trạng hoạt động tiền tệ - ngân hàng hỗn loạn, vô tổ chức như những năm vừa qua, tích cực giám sát và xử lý nghiêm với các hành động thao túng, làm lũng đoạn thị trường, gian dối số liệu sổ sách và báo cáo...Nếu làm không khéo thì lòng tin của thị trường sẽ bị đổ vỡ, đe doạ khủng hoảng ngân hàng. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần hoàn chỉnh xây dựng thị trường tài chính hoàn hảo, đặc biệt chú trọng phát triển thị trường thương phiếu, khuyến khích các doanh nghiệp huy động vốn bằng việc phát hành giấy tờ có giá để phân tán rủi ro.
Hai là, Chính phủ cần rà soát chi tiết các khoản nợ để có những chỉ dẫn thích hợp. Theo đó, với những khoản nợ xấu do nguyên nhân chủ quan, yếu kém từ phía ngân hàng thì ngân hàng phải tự mình xử lý, bởi ngân hàng cũng là một chủ thể, một pháp nhân trong nền kinh tế, khi đưa ra các quyết định sai sót trong kinh doanh thì đương nhiên ngân hàng cũng phải chịu hậu quả. Nếu bơm tiền để cứu các ngân hàng thua lỗ do hoạt động yếu kém, sẽ tạo ra một tiền lệ rất xấu và càng khuyến khích các ngân hàng này kinh doanh mạo hiểm hơn như thế sẽ gây hậu quả khó lường về sau. Ngược lại, trong trường hợp các khoản nợ xấu do nguyên nhân khách quan, tức là các ngân hàng đã quản trị tốt trong mọi khâu thì lúc này Nhà nước và ngân hàng đều phải cùng nhau chấp nhận thua thiệt đối với các khoản nợ xấu. Qua đó Nhà nước có thể gánh chịu cho các doanh nghiệp số tiền lãi theo mức lãi suất
hiện hành, Nhà nước sẽ trả thay một phần nợ gốc hoặc toàn bộ nợ gốc đối với các doanh nghiệp đó, bù lại các doanh nghiệp phải chuyển một phần thậm chí toàn bộ cổ phần sang cho Nhà nước sở hữu. Việc làm này là hoàn toàn có hiệu quả về lâu dài khi mà tình hình của doanh nghiệp được cải thiện.
Ba là, thúc đẩy nhanh và mạnh quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Giai đoạn năm 2011 - 2015 thực hiện quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng theo Quyết định 254 đã hoàn thành, tiếp nối đà này các cơ quan quản lý và các ngân hàng cùng nhau phối hợp đẩy mạnh hơn nữa quá trình tái cơ cấu ngân hàng, về các mặt: NHNN sẽ tiếp tục tiến hành đánh giá, xác định thực trạng hoạt động, chất lượng tài sản và nợ xấu của các TCTD; tiến hành đánh giá và phân loại TCTD; tập trung vào xây dựng và triển khai phương án cơ cấu lại TCTD yếu kém; hỗ trợ thanh khoản để đảm bảo khả năng chi trả của các TCTD; triển khai sáp nhập, hợp nhất và mua lại TCTD; khuyến khích tăng vốn điều lệ và xử lý nợ xấu của các TCTD; cơ cấu lại hoạt động và hệ thống quản trị. Có thể nói, xử lý nợ xấu như chúng ta đang nghiên cứu sẽ là vấn đề trọng tâm của tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, Chính phủ cần cho phép và khuyến khích việc mua bán, sáp nhập giữa các ngân hàng. Một số ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh, quản trị tốt có thể mạnh tay mua lại những ngân hàng yếu kém, hướng tới năm 2020 hệ thống còn khoảng 15 ngân hàng có tiềm lực mạnh và đủ sức cạnh tranh với khu vực. Việc sáp nhập cũng có thể theo định hướng sáp nhập các ngân hàng có lĩnh vực hoạt động giống nhau để đảm bảo sự tương thích về mô hình kinh doanh và tổ chức. Điều này vừa giúp giữ lại được các ngân hàng, đảm bảo lợi ích và lòng tin cho dân chúng, vừa cải thiện năng lực quản trị rủi ro cho các ngân hàng. Thúc đẩy và giám sát các NHTM cổ phần đại chúng thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán. Giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trên cơ sở phân loại, xếp hạng tín nhiệm các NHTM nhằm tránh tình trạng nợ xấu gia tăng tại các ngân hàng có quy mô nhỏ, quản trị yếu kém. ,
Bốn là, phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành về các quy định liên quan đến xử lý nợ. Đối với một số vướng mắc về chính sách trong quá trình xử lý TSBĐ, đề nghị các cơ quan chức năng cần có những tham mưu trong việc sửa đổi, bổ sung,
hướng dẫn đồng bộ các quy định trong Luật Đất đai, Luật Dân sự, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS, các văn bản pháp quy về bảo đảm tiền vay, xây dựng hệ thống định chế đảm bảo quyền chủ nợ của ngân hàng trong xử lý TSBĐ theo hướng cho phép các ngân hàng được quyền chủ động cưỡng chế, thu giữ, phát mại các TSĐB của các khoản nợ xấu để thu nợ mà không phụ thuộc vào sự chấp thuận/ủy quyền của chủ tài sản, Chính phủ cần ban hành các văn bản pháp luật và cơ chế, chính sách, quy định giao cụ thể để chính quyền địa phương tham gia hỗ trợ các TCTD xử lý TSĐB thu hồi nợ. Mặt khác, cần xây dựng các cơ chế phối hợp với cơ quan công chứng, cơ quan tố tụng và thi hành án trong việc thúc đẩy quá trình xử lý TSĐB thu hồi nợ để giúp cho việc xử lý TSĐB được triển khai thông thoáng hơn và nhanh gọn hơn. Bên cạnh đó, cần ban hành cơ chế, quy định xử lý TSĐB trong trường hợp khách hàng và/hoặc bên đảm bảo bỏ trốn, mất tích… cũng như có các hướng dẫn việc gán các tài sản cho TCTD thay thế các nghĩa vụ nợ; hướng dẫn thực hành quy định pháp luật đối với các trường hợp nợ đã bán cho VAMC nhằm thúc đẩy quá trình xử lý nợ. Trong trường hợp phải xử lý nợ, cần cho phép các TCTD chuyển nợ thành góp vốn vượt giới hạn góp vốn mua cổ phần theo quy định của NHNN (hiện tại tối đa là 11%). Đối với những dự án bất động sản mà có phần đầu tư từ vốn ngân sách, Nhà nước cần đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng, bố trí vốn để thanh toán dứt điểm khối lượng hoàn thành cho các nhà thầu, để có nguồn hoàn trả cho các NHTM, chú trọng những công trình đang xây dựng dỡ dang; xem xét rà soát, rút ngắn thời gian phê duyệt các thủ tục hành chính về quản lý đầu tư xây dựng, xem xét thay đổi công năng sử dụng một số dự án bất động sản là nhà ở cho phù hợp với nhu cầu của người sử dụng, tạo cơ chế thông thoáng về điều kiện vay vốn, thế chấp nhà ở xã hội đối với khách hàng nhằm giải phóng nhanh lượng hàng tồn kho bất động sản có sử dụng vốn vay tại các ngân hàng.
Từ kinh nghiệm tại nhiều nước, luật pháp cho phép cá nhân phá sản, có nghĩa khi mất khả năng thanh toán, cá nhân sẽ phải giao toàn bộ tài sản của mình cho ngân hàng, trừ giữ lại mức tài sản đủ để sống. Sau đó, tòa án sẽ tuyên bố cá nhân đó phá sản. Luật pháp Việt Nam không cho cá nhân phá sản đưa đến việc một cá nhân
dù đã chết hoặc mất tích trên thị trường, nhưng món nợ của người đó vẫn tồn đọng trên sổ sách của các NHTM. Do đó, luật pháp Việt Nam cần có những thay đổi mạnh mẽ để bảo vệ quyền lợi của các TCTD khi TCTD không dùng đến biện pháp tòa án để thu hồi nợ, nghĩa là cần có sự cải cách cả hệ thống pháp luật và hành chính. Bên cạnh đó, cần có những tòa án chuyên về phá sản bao gồm cả về nhân sự và cơ sở hạ tầng. Hiện một số văn bản luật còn có sự chồng chéo, nên cần có sự rà soát lại cho đồng bộ, để khi ngân hàng thực hiện quyền của mình có thể sử dụng những công cụ pháp lý an toàn và hiệu quả nhất.
Năm là, tổ chức vận hành VAMC có hiệu quả cao nhất. Trong thời gian tới, để VAMC hoạt động thực sự hiệu quả cần chú trọng vào một số giải pháp sau: (1) Có lộ trình tăng thêm hơn nữa vốn điều lệ cho VAMC để tăng cường năng lực tài chính trong việc mua, bán nợ xấu theo cơ chế thị trường; (2) Hạn chế mua bán nợ bằng trái phiếu đặc biệt và chuyển dần sang phương thức mua bán nợ xấu theo giá thị trường theo quy định mới bổ sung; (3) Đối với những khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt, cần tiến hành đánh giá, phân loại từng khoản nợ và tài sản bảo đảm để phát mãi cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, đồng thời, VAMC có thể mua luôn khoản nợ xấu đó theo giá thị trường; (4) Với tư cách là chủ nợ mới của các khoản nợ xấu đã mua, VAMC cần tăng cường hơn nữa trách nhiệm xử lý và phối hợp cùng các TCTD để nhanh chóng thu hồi nợ, chứ không chỉ thực hiện chức năng quản lý danh mục và hồ sơ nợ xấu; (5) Hoàn thiện cơ sở pháp lý để VAMC có thể trực tiếp xử lý tài sản, xử lý nợ xấu như các TCTD, vì thực chất, sau khi mua nợ, với vai trò là chủ nợ mới, VAMC nên được toàn quyền xử lý nợ thông qua các biện pháp như phát mãi tài sản, khởi kiện, tái cơ cấu nợ… thay vì chỉ quản lý các khoản nợ dựa theo báo cáo từ các NHTM như hiện nay; (6) Xét về dài hạn, VAMC nên hoạt động như một công ty mua bán nợ chuyên nghiệp để tạo tính cạnh tranh cũng như nâng cao hiệu quả của hoạt động mua bán nợ xấu.
Sáu là, phát triển thị trường mua bán nợ. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy mua bán nợ chính là một trong những biện pháp quan trọng để thoát khỏi khủng hoảng. Nhiều nhà quản lý cho rằng nếu không có thị trường mua bán nợ, thì
công ty quản lý nợ và khai thác tài sản quốc gia sẽ trở thành độc quyền. Mà độc quyền thì sẽ dẫn đến hàng loạt vấn đề về tính minh bạch, vấn đề lợi ích nhóm, hiệu quả hoạt động, tiêu cực. Vì thế, để phát triển thị trường mua bán nợ, cần chú trọng các giải pháp sau: (1) Nâng cao năng lực của các công ty mua bán nợ trong nước, trong đó chú trọng thúc đẩy phạm vi hoạt động của các AMC thuộc các NHTM, khuyến khích các AMC tham gia mua bán các khoản nợ của các ngân hàng khác, ngoài việc xử lý nợ của ngân hàng mẹ, để giảm bớt gánh nặng cho VAMC; (2) Phát triển thị trường mua bán nợ thứ cấp với sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhằm đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu đã mua, cũng như tạo lối ra cho thị trường nợ sơ cấp với VAMC. Giải pháp này cũng giúp các TCTD thấy được triển vọng trong xử lý đầu ra các khoản nợ đã bán cho VAMC và giảm được áp lực phải nhận lại khoản nợ xấu sau 5 năm bán, do đó, giúp đẩy nhanh tiến độ bán nợ của các TCTD đối với VAMC; (3) Xây dựng quy trình, phương pháp định giá nợ, tài sản, cho phép VAMC định giá nợ xấu theo giá thị trường nhưng sẽ thương lượng phần lãi hoặc lỗ với các TCTD, đồng thời quy định các công ty tư vấn định giá tài sản hay các công ty kiểm toán tham gia định giá phải là các công ty hoạt động độc lập. Hiện nay, việc mua bán nợ được thực hiện theo Thông tư 09/2015/TT-NHNN ngày 17/7/2015 của NHNN. Tuy nhiên, để hoạt động mua bán nợ, chuyển nợ thành vốn góp được diễn ra thông suốt và có các chế tài xử lý thì Quốc hội cần phải sớm ban hành Luật mua bán nợ.
Bảy là, tăng cường và đảm bảo hiệu quả công tác thanh tra, giám sát ngân hàng. Mục đích của công tác này là để cho các TCTD tuân thủ đúng các quy tắc về hoạt động ngân hàng, đặc biệt là quy định về cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro và quy định về an toàn tín dụng. Để có hệ thống quản lý rủi ro khoa học và chắc chắn, cần có nhiều thời gian và đòi hỏi chi phí khá cao, vì để tuân thủ các nguyên tắc quản trị rủi ro của Basel II, hay xa hơn là Basel III thì NHNN cần phải xây dựng các tiêu chí để đánh giá được các chính sách và quy trình quản lý rủi ro do các NHTM xây dựng phù hợp với quy mô và mức độ phức tạp của
từng NHTM; từng bước chuẩn hóa các quy trình nhằm nhận dạng, đo lường và kiểm tra, kiểm soát các loại rủi ro.
Tám là, tranh thủ sự ủng hộ của các TCTC quốc tế. Kinh nghiệm của các định chế tài chính lớn (World Bank, IMF,…) sẽ có ích rất nhiều cho Chính phủ và NHNN trong quá trình cải cách hệ thống tài chính - ngân hàng, đồng thời tranh thủ nguồn vốn của các tổ chức tài chính quốc tế để thực hiện việc xử lý nợ xấu. Bên cạnh đó, Chính phủ cần phải tạo điều kiện về nhiều mặt cho các nhà đầu tư trong cũng như ngoài nước tham gia vào quá trình xử lý nợ xấu.
Chín là, cần giải pháp phát triển bền vững cho thị trường bất động sản. Thị trường bất động sản thời gian qua được nhận định đã có những bước phục hồi đáng kể. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng những bước phát triển thời gian qua chưa thực sự an toàn và bền vững. Mối quan hệ giữa thị trường bất động sản và nợ xấu của hệ thống ngân hàng là rất mật thiết, nếu quản lý không tốt và thị trường bất động sản lại một lần nữa rơi vào suy thoái thì nợ xấu sẽ lại bật dậy và đe doạ hệ thống ngân hàng. Theo đó, để thị trường bất động sản phát triển ổn định, bền vững trong thời gian tới, cơ quan quản lý Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng, phát triển đô thị và phát triển nhà ở, thị trường bất động sản, ban hành đồng bộ các văn bản hướng dẫn các Luật liên quan đến việc kinh doanh bất động sản. Bên cạnh đó, cần phải tập trung phổ biến, tổ chức triển khai thực hiện tốt Luật Nhà ở 2014 và Luật Kinh doanh bất động sản 2014. Cần phải cơ cấu lại các sản phẩm bất động sản, bởi nhiều sản phẩm trên thị trường hiện nay (biệt thự liền kề, căn hộ chung cư cao cấp, diện tích lớn…) rất khó bán được vì nhu cầu đang chững lại và mục đích chính của sản phẩm nảy là để đầu cơ, trong khi