Nhóm nguyên nhân từ môi trường pháp lý về hoạt động ngân hàng và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam001 (Trang 59 - 61)

8. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.3.1. Nhóm nguyên nhân từ môi trường pháp lý về hoạt động ngân hàng và

điều hành chính sách tiền tệ

Kinh doanh ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro cao và để giúp giảm thiểu rủi ro luôn đòi hỏi có sự hậu thuẫn của hệ thống pháp luật. Một hệ thống pháp luật đồng bộ và hoàn thiện sẽ tạo tiền đề cho sự hoạt động an toàn, lành mạnh của các ngân hàng. Còn ngược lại, nếu hệ thống pháp luật không đồng bộ, thiếu tính khả thi thì luôn tiềm ẩn rủi ro rất cao đối với hệ thống ngân hàng.

Xác định được vai trò quan trọng của môi trường pháp lý, những năm qua Việt Nam đã rất chú ý xây dựng và từng bước hoàn thiện các văn bản pháp lý về hoạt động ngân hàng, nhưng nhìn tổng thể có thể thấy hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng bộ và cũng chưa hoàn thiện. Mặt khác, hiệu lực thực thi các văn bản pháp luật về hoạt động ngân hàng chưa cao, điều này đã và đang tiếp tục gây ra những rủi ro tiềm ẩn lớn đối với lĩnh vực ngân hàng Việt Nam.

Một ví dụ cụ thể như vấn đề xử lý tài sản bảo đảm, các quy định của pháp luật liên quan còn chồng chéo như Luật Nhà ở, Luật Dân sự, các quy định về thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm v.v., tất cả những luật này gần như không đồng bộ với nhau, từ đó dẫn tới hệ thống luật đã không tạo được hiệu quả để xử lý nợ xấu một cách rốt ráo. Hơn nữa, khi đưa vụ việc ra tòa án thì tòa án

cũng không chuyên nghiệp, khi mà họ không có kinh nghiệm về tài chính - ngân hàng để có thể hiểu được vấn đề và giải quyết nợ xấu bằng phương pháp tài chính.

Giai đoạn 2006-2010, chính sách tiền tệ và tín dụng của Chính phủ và NHNH nới lỏng quá mức.

Bảng 2.8. Tốc độ tăng cung tiền và tín dụng giai đoạn 2006-2010

Đơn vị tính: %

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Tốc độ tăng M2 32,0 41,2 20,3 27,5 29,8

Tốc độ tăng trưởng tín dụng 24,8 48,9 23,4 37,5 31,2

Nguồn: Đặng Đức Thành và ctg (2012)

Có những giai đoạn tín dụng đạt mức tăng trưởng rất cao: Năm 2007, tín dụng tăng trưởng đến 48,9%, năm 2008 là 23,4%, năm 2009 là 37,5%, năm 2010 vẫn ở mức cao là 31,2%...Qua đây có thể thấy sự phát triển nóng của hệ thống NHTM là nguyên nhân gia tăng nợ xấu. Với sức ép của NHNN về tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ đồng trên 01 ngân hàng vào cuối năm 2010 (Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các TCTD), các ngân hàng buộc phải tăng nhanh huy động vốn và cho vay bằng mọi cách để đảm bảo chi trả cổ tức, giữ giá cổ phần khỏi sụt giảm. các NHTM sử dụng chủ yếu là dùng lãi suất huy động cao, dẫn đến lãi suất cho vay cũng rất cao (giai đoạn từ năm 2010-2012, lãi suất cho vay giao động ở mức 18 %). Thực tế những năm qua cho thấy, luôn có sự cạnh tranh rất gay gắt giữa các NHTM để giành giật thị phần, đặc biệt một số NHTM nhỏ, mới được thành lập. Các ngân hàng này có xu hướng mở rộng thị phần tín dụng bằng mọi giá, bỏ qua quy trình tín dụng, hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng, tìm cách lẩn tránh hàng rào kiểm soát của Chính phủ. Hoạt động tín dụng là loại hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao, nhưng một số NHTM lại quá mạo hiểm trong khi năng lực và kinh nghiệm về quản trị rủi ro còn kém, từ đó rủi ro gia tăng khó kiểm soát là hệ quả tất yếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam001 (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)