Diễn biến nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam001 (Trang 46 - 51)

8. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.2.1. Diễn biến nợ xấu

Nợ xấu của các NHTM Việt Nam không phải chỉ mới phát sinh trong những năm gần đây, mà thực chất đã tích tụ từ nhiều năm trước. Khi tình hình kinh tế vĩ

mô xấu đi, hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ, thì cũng là lúc nợ xấu xuất hiện ngày một nhiều hơn.

Bảng 2.2. Nợ xấu của toàn hệ thống TCTD Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015 Năm Nợ xấu (tỷ đồng) Tổng dƣ nợ (tỷ đồng) Tỷ lệ nợ xấu (%)

2010 58.000 2.301.000 2,52 2011 85.000 2.577.000 3,30 2012 126.108 3.090.904 4,08 2013 131.788 3.477.267 3,79 2014 129.043 3.970.548 3,25 2015 118.725 4.655.890 2,55

Nguồn: NCS Châu Đình Linh (2015), Số liệu thống kê của NHNN

Qua số liệu tại Bảng 2.2. ta thấy, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm trong giai đoạn 2010-2015. Tuy nhiên, nếu xét về lượng thì nợ xấu không giảm và có xu hướng tăng lên (số liệu nợ chưa thống kê phần đã bán cho VAMC). Năm 2010, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM (chưa tính nợ của Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam - Vinashin) chỉ là 2,52%, tương đương với khoảng 58.000 tỷ đồng. Con số tương đối này là khá nhỏ và trong tầm kiểm soát, mặc dù bản thân nó đã gia tăng khá nhiều so với năm 2009 là 2,05%. Trong thời gian này, nợ xấu vẫn chưa được đánh giá là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng gây ra bất ổn tài chính quốc gia. Do đó, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng năm 2010 tiếp tục duy trì ở mức tăng cao 32,40%. Và các NHTM phải tự xử lý nợ xấu thông qua trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định hoặc phát mãi tài sản bảo đảm hoặc tái cơ cấu lại nợ vay.

Sang năm 2011, nợ xấu đã gia tăng về quy mô lên con số 85.000 tỷ đồng, chiếm 3,3% tổng dư nợ tín dụng. Đồng thời, các NHTM bắt đầu gặp khá nhiều trục trặc về thanh khoản và kết quả hoạt động kinh doanh chững lại. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới hệ thống NHTM ở 3 phương diện: (i) gia tăng quỹ dự phòng rủi ro tín

dụng; (ii) giảm tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu; (iii) rủi ro thanh khoản, kỳ hạn, rủi ro đổ vỡ hệ thống ngân hàng.

Hình 2.2. Nợ xấu của toàn hệ thống TCTD Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015

Nguồn: NCS Châu Đình Linh (2015)- Số liệu thống kê của NHNN

Năm 2012, một kết quả tất yếu được dự đoán đã xảy ra: Bùng nổ nợ xấu. Trong giai đoạn 2008 - 2011, tốc độ tăng trưởng nợ xấu bình quân lên đến mức 51%. Chính vì vậy, nợ xấu được quan tâm không chỉ ở cấp độ NHTM, hay NHNN mà còn ở cả nghị trường Chính phủ lẫn Quốc hội. Cũng trong bối cảnh này, đồng thời xuất hiện sự không thống nhất về số liệu nợ xấu được công bố, khi mà số liệu nợ xấu và tình trạng nợ xấu, xấu đến đâu, không có gì là rõ ràng. Ví dụ điển hình, theo báo cáo của các TCTD, đến 31/05/2012, nợ xấu của hệ thống là 117.723 tỷ đồng, chiếm 4,47%. Còn theo số liệu của Cơ quan giám sát ngân hàng thì tỷ lệ nợ xấu lên đến 8,6%. Trong khi đó số liệu của Fitch Ratings, tỷ lệ nợ xấu Việt Nam là 13% trên tổng dư nợ.

Đến năm 2013, có thời điểm nợ xấu tại các TCTD của Việt Nam tăng mạnh tới 23,73% so với năm 2012. Lúc này, nợ xấu thật sự là mối đe dọa đến an ninh hệ thống ngân hàng và ổn định tài chính quốc gia. Nợ xấu đã ngày càng xấu và gần như vượt tầm kiểm soát của từng ngân hàng. Tổng kết đến cuối năm 2013, nợ xấu chạm mốc 131.788 tỷ đồng, với tỷ lệ trên tổng dư nợ đạt mức 3,79%.

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Nợ xấu (tỷ đồng) Tỷ lệ nợ xấu (%)

Năm 2014, nợ xấu của hệ thống ngân hàng có xu hướng tăng nhanh trong các tháng đầu năm 2014 do tình hình kinh tế vĩ mô chưa có nhiều cải thiện, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn khó khăn. Tuy vậy, cuối cùng đây lại được đánh giá là một năm tích cực và chủ động xử lý nợ xấu. Theo báo cáo của các TCTD, đến cuối tháng 12/2014, tổng nợ xấu nội bảng là 129.043 tỷ đồng, chiếm 3,25% tổng dư nợ, tức có giảm về khối lượng và tỷ lệ tương đối so với 2013.

Đến năm 2015, đây là năm cuối cùng trong giai đoạn tái cơ cấu hệ thống NHTM 2011 - 2015 và đây cũng được xem là năm mà những chỉ đạo của NHNN cũng như cố gắng của các NHTM trong công tác xử lý nợ xấu là quyết liệt nhất. Kết quả đem lại là tỷ lệ nợ xấu đã được toàn hệ thống đưa về mức 2,55%, tức hoàn thành được mục tiêu trọng điểm mà NHNN đã đề ra là đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 3%; mặc dù số liệu thực tế về nợ xấu (nếu cộng phần đã bán cho VAMC) là 7,32%.

Bảng 2.3. Tình hình nợ xấu năm 2015

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Tháng 12 năm 2015

Tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế 4.655.890

Tỷ lệ nợ xấu các TCTD báo cáo 2,55%

Nợ xấu các TCTD báo cáo 118.725

Nợ xấu VAMC đã mua 245.000

Nợ xấu VAMC đã thu hồi 22.780

Nợ xấu còn lại tại VAMC 222.220

Tổng nợ xấu do TCTD báo cáo và VAMC đã mua 340.945

Tỷ lệ nợ xấu 7,32%

Nguồn: SBVAMC1

1

Để xem xét diễn tiến và mức độ nguy hiểm của nợ xấu, ta cần xem xét việc phân loại nhóm nợ trong cơ cấu nợ quá hạn của các NHTM giai đoạn 2011-2015.

Bảng 2.4. Tỷ trọng các nhóm nợ trong nợ quá hạn giai đoạn 2011-2015

Tỷ trọng nhóm nợ/tổng nợ quá hạn NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 2015 Nhóm 2 70.20% 62.50% 58.70% 67.90% 73.30% Nhóm 3 6.90% 8.30% 7.50% 6.50% 5.20% Nhóm 4 7.00% 10.70% 6.70% 5.30% 4.80% Nhóm 5 15.80% 18.40% 27.10% 20.30% 16.70%

Nguồn: Báo cáo tổng quan thị trường tài chính năm 2013; năm 2015

Nhìn vào bảng 2.4. ta thấy, tỷ trọng nợ xấu (nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5) tăng lên trong giai đoạn 2011-2013 và giảm xuống trong giai đoạn 2014 – 2015 cùng với việc tăng giảm tương ứng của các khoản nợ thuộc nhóm 2 (nợ cần chú ý). Nguyên nhân giảm nợ xấu giai đoạn 2014-2015 là do các NHTM tích cực chủ động bán nợ xấu cho VAMC (245.000 tỷ đồng) và chủ động xử lý nợ xấu theo quy định của NHNN.

Hình 2.3. Tỷ trọng các nhóm nợ trong nợ quá hạn giai đoạn 2011-2015

Nguồn: Báo cáo tổng quan thị trường tài chính năm 2013; năm 2015

.000% 10.000% 20.000% 30.000% 40.000% 50.000% 60.000% 70.000% 80.000%

NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 2015

Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam001 (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)