Nhóm nguyên nhân đến từ môi trường kinh doanh và hoạt động của các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam001 (Trang 66 - 68)

8. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.3.4. Nhóm nguyên nhân đến từ môi trường kinh doanh và hoạt động của các

các doanh nghiệp

Kể từ cuối năm 2008, nền kinh tế chịu nhiều tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, sau đó là vấn đề lạm phát cao, suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước, do đó môi trường kinh doanh và hoạt động ngân hàng gặp nhiều khó khăn làm cho chất lượng tín dụng suy giảm.

Nợ xấu tăng cao còn xuất phát từ sự khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Khi mà đã xuất hiện không ít các doanh nghiệp có tình hình tài chính không tốt, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, khả năng dự báo thị trường còn yếu nhưng vẫn vay nợ chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn và vẫn được các ngân hàng giải ngân. Điều này rất đáng lưu ý với bộ phận các DNNN, được hậu thuẫn của Nhà nước nhưng lại kinh doanh thua lỗ, có thời điểm nợ xấu của khối này chiếm tới 70% của toàn hệ thống. Cùng với đó, số liệu thực tế cho thấy số lượng các doanh nghiệp phải giải thể, tạm ngừng hoạt động hàng năm là rất lớn. Điển hình như trong năm 2015, theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, số lượng doanh nghiệp giải thể hoặc gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động lên tới 80.858, tăng 19% so với năm 2014. Trong đó, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh là 9.467 doanh nghiệp, giảm 0,4% so với năm trước, trong đó phần lớn là những doanh nghiệp quy mô nhỏ có vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng (chiếm 93,8%); số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động trong năm là 71.391 doanh nghiệp, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm trước.

2.3.5. Nhóm nguyên nhân từ việc giám sát, thanh tra của NHNN

Theo Ngô Hướng và ctg (2014) thì lực lượng đội ngũ cán bộ thanh tra của NHNN chưa tương xứng với quy mô, số lượng các chi nhánh NHTM. Điều này đã dẫn đến khó khăn trong công tác giám sát từ xa, thanh tra tại chỗ của NHNN. Lực lượng thanh tra viên có đủ năng lực, trình độ là Trưởng đoàn thanh tra không nhiều; khả năng cập nhật và khai thác cơ sở dữ liệu, am hiểu nghiệp vụ mới đang được thực hiện tại các TCTD còn hạn chế.

Phương pháp thanh tra đang được áp dụng là thanh tra tuân thủ, chủ yếu nhằm đảm bảo việc chấp hành các quy địnhvề an toàn trong hoạt động của các TCTD. Đặc thù của hoạt động ngân hàng cho thấy nguyên tắc phòng ngừa rủi ro và vi phạm cần được coi trọng hơn là chỉ tập trung vào xử lý rủi ra, vi phạm đã xảy ra. Phạm vi thanh tra, giám sát chưa toàn diện, hoạt động chưa được thực hiện trên cơ

sở hợp nhất toàn bộ các thành phần liên quan của một TCTD nên chưa xác định đúng tính chất, mức độ rủi ro tìm ẩn trong hoạt động của TCTD.

Hoạt động giám sát của NHNN đối với các TCTD chưa được hoàn thiện, chưa hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu trong 25 nguyên tắc giám sát của Basel, tần suất thanh tra tại chỗ đối với một TCTD còn thấp dẫn đến việc phát hiện vi phạm, cảnh báo rủi ro không được kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam001 (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)