Nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của nhân viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam001 (Trang 92 - 93)

8. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.2.7. Nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của nhân viên

ban đầu đưa ra, đặc biệt là cho những mục đích hoạt động chứa đựng rủi ro cao. Điều này rất dễ dẫn tới tình trạng phát sinh nợ xấu do khách hàng không có nguồn để trả nợ.

 Nhằm khắc phục tình trạng này, phía ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, đảm bảo tuân thủ đúng với thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Một điều cần phải khẳng định là việc giám sát sử dụng vốn vay của khách hàng chính là trách nhiệm của ngân hàng, vì lợi nhuận và cả rủi ro của ngân hàng nên cần phải tuân thủ tuyệt đối.

3.2.6. Tích cực theo dõi thu hồi nợ gốc và lãi

 Một kế hoạch trả nợ phải chứa đựng đầy đủ các thông tin: Nguồn thu chi tiết hoặc các nguồn khác đảm bảo việc trả nợ, số dự tính trả nợ từ mỗi nguồn cụ thể được hoàn trả theo tỷ lệ hay toàn bộ, ngày thanh toán của từng khoản nợ.

 Kế hoạch trả nợ luôn cần phải đáp ứng được yếu tố cụ thể và cả yếu tố linh hoạt để có thể sửa đổi nếu điều kiện cho phép thay đổi, thường là do yếu tố bất khả kháng. Một khi khoản tín dụng được giải ngân thì đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải có trách nhiệm kiểm tra định kỳ việc thực hiện trả nợ, đôn đốc trả nợ. Qua quá trình theo dõi sát sao này, ngân hàng sẽ có các hành động xử lý kịp thời, trong đó người cán bộ tín dụng sẽ là người đứng ra xây dựng một kế hoạch cụ thể khả thi để sau đó đảm bảo chắc chắn được khả năng thu nợ với người vay.

3.2.7. Nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của nhân viên ngân hàng ngân hàng

Từ chính thực tế không kiểm soát chất lượng nguồn nhân lực đã gây ra nhiều hệ luỵ có liên quan đến chất lượng tín dụng suy giảm như hiện nay. Để đảm bảo an toàn tín dụng và phòng ngừa đến mức thấp nhất rủi ro thì đòi hỏi cán bộ tín dụng

phải có trình độ chuyên môn cao, đạo đức tốt, am hiểu thị trường và pháp luật. Muốn có lực lượng nhân viên như thế thì bản thân các ngân hàng nên tập trung vào:

 Có riêng một quy trình tuyển dụng nhân viên khoa học, chính xác và minh bạch nhằm tuyển dụng được những nhân viên đạo đức tốt, chuyên môn vững nhằm phục vụ yêu cầu đặc thù của công việc.

 Tổ chức các khoá đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên tín dụng, trong đó tập trung vào kỹ năng kết hợp công việc với kỹ thuật công nghệ cao, khả năng ứng xử, tiếp xúc với khách hàng. Cùng với đó nên lập ra các kế hoạch dài hạn cử những nhân viên trẻ có năng lực đi đào tạo chuyên sâu nhằm gây dựng đội ngũ nhân lực giỏi, nồng cốt cho tương lai.

 Với chính sách đãi ngộ nhân viên, bên cạnh chỉ tiêu đưa ra, các ngân hàng cần quan tâm đến trình độ, năng lực của cán bộ và có chính sách thoả đáng đối với những nhân viên có trình độ chuyên môn cao có nhiều đóng góp, qua đó khuyến khích sự làm việc của đội ngũ nhân viên ngân hàng.

 Khi phân công nhiệm vụ cho mỗi nhân viên ngân hàng cần phải giao trách nhiệm cụ thể, gắn liền trách nhiệm với lợi ích khi triển khai công việc. Các ngân hàng phải xây dựng chính sách quản lý, khen thưởng hợp lý với nhân viên khi họ hoàn thành tốt trách nhiệm đồng thời không quên những chế độ kỷ luật nghiêm khắc với những người không hoàn thành trách nhiệm gây thiệt hại cho ngân hàng.

 Thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ nhân viên tín dụng nhằn nâng cao tính kỷ cương, kỷ luật và đạo đức hành nghề. Theo đó, một nhân viên có đạo đức tốt, hành xử đúng mực sẽ rất cân nhắc trong từng khoản cho vay để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả.

3.2.8. Xây dựng hệ thống các chính sách quản trị rủi ro; tuân thủ các quy định về giới hạn, đảm bảo an toàn trong cấp tín dụng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam001 (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)