Khái quát tình hình cấp tín dụng của các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam001 (Trang 43 - 46)

8. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.1.2. Khái quát tình hình cấp tín dụng của các NHTM Việt Nam

Hình 2.1. Tốc độ tăng trƣởng tín dụng toàn hệ thống giai đoạn 2008 - 2015

Nguồn: Số liệu thống kê của NHNN

25.400% 39.500% 32.400% 14.300% 8.850% 12.520% 14.260% 17.260% .000% 10.000% 20.000% 30.000% 40.000% 50.000% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Nhìn chung, dư nợ tín dụng của toàn hệ thống có sự biến động tăng giảm theo đợt sóng trong giai đoạn 2008 - 2015, với mức tăng diễn biến: Tăng giai đoạn 2008 - 2009, sau đó giảm giai đoạn 2009 - 2012, và tăng lại vào giai đoạn 2012 - 2015. Kể từ sau năm 2007, sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã giúp cho nền kinh tế có nhiều khởi sắc cũng như tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế và đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng. Việc mở cửa thị trường sâu rộng hơn, nền kinh tế tăng trưởng ở mức cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế đã thúc đẩy các TCTD, mà đặc biệt là các NHTM phát triển mạnh hơn theo hướng tiếp cận môi trường công nghệ ngân hàng hiện đại, đa năng và tiện ích.

Năm 2008, mục tiêu của Chính phủ đặt ra trong thời gian này là tập trung nguồn lực vào kiểm soát lạm phát, do đó việc thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ trong thời gian này được xem là hợp lý nhằm bình ổn nền kinh tế. Tác động từ chính sách thắt chặt tiền tệ đã làm cho lãi suất trong nền kinh tế tăng cao. NHNN trong khoảng thời gian này đã ban hành nhiều quyết định điều hành lãi suất như Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16/05/2008, Quyết định số 1098/QĐ- NHNN ngày 16/05/2008, v.v. Dưới sự điều chỉnh của các quyết định này, nhiều NHTM đã mạnh tay đưa ra những biểu lãi suất tiền gửi cực kỳ hấp dẫn nhằm thu hút lượng tiền nhàn rỗi cũng như giữ chân khách hàng, các NHTM hầu như duy trì lãi suất ở mức từ 17,5% - 18,5%/năm. Chính điều này kéo theo mức lãi suất cho vay cũng tăng lên không kém và đỉnh điểm lên tới 21%/năm vào thời điểm từ tháng 06/2008 đến tháng 08/2008. Với mức lãi suất cho vay cao đã khiến các doanh nghiệp, cá nhân gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận vốn vay, từ đó dẫn đến tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2008 còn 25,4% (năm 2007 tăng trưởng đến 53,9%).

Nhằm bám sát mục tiêu của Chính phủ để giúp nền kinh tế phục hồi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong năm 2009, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ theo hướng chủ động, linh hoạt và thận trọng thông qua các giải pháp giảm lãi suất, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ lãi suất cho các đơn vị vay vốn, hỗ trợ tín dụng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ... Cũng trong năm 2009, NHNN đã cho ban hành nhiều văn bản chỉ đạo liên quan đến chương trình hỗ trợ lãi

suất như Thông tư số 02/2009/TT-NHNN ngày 03/02/2009 về việc hỗ trợ cho các tổ chức và cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh, Thông tư số 05/2009/TT-NHNN ngày 07/04/2009 về việc hỗ trợ cho các tổ chức và cá nhân vay vốn trung dài hạn ngân hàng thực hiện đầu tư mới để phát triển sản xuất kinh doanh. Các chương trình này đã góp phần khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó việc tài trợ vốn của các TCTD cũng được tăng trưởng và dư nợ tín dụng đạt mức tăng 39,5% so với năm 2008, làm cho mức tăng trưởng đã bắt đầu lấy lại đà tăng.

Năm 2010, lạm phát có dấu hiệu tăng trở lại, điển hình là tỷ lệ lạm phát trong năm 2010 đạt 9,2% so với 6,9% của năm 2009. Thời gian này, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt theo nguyên tắc thị trường, xác định lãi suất cho vay theo cơ chế thoả thuận, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát tốt lạm phát. Các hoạt động ngân hàng trong khoảng thời gian này đã diễn ra khá sôi nổi, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng tín dụng vào năm 2010 có phần sụt giảm hơn so với trước và đạt mức 32,4%.

Sang đến năm 2011, kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức. Kinh tế thế giới biến động khó lường dưới tác động của khủng hoảng nợ công châu Âu và ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Khi đó trong nước, lạm phát tăng rất mạnh và đạt mức 18,7%. NHNN theo đó đã thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, giảm lượng cung tiền nhằm kiểm soát lạm phát, từ đó kéo theo lãi suất gia tăng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp trong nền kinh tế, và kết quả mang lại là tăng trưởng dư nợ tín dụng năm 2011 đã sụt giảm và dừng lại ở mức thấp 14,3%.

Năm 2012, nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa thể đi vào ổn định, NHNN gặp phải nhiều khó khăn khi phải tìm mọi biện pháp để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nhưng đồng thời phải cố gắng cắt giảm lãi suất nhằm hỗ trợ vốn và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Trong khoảng thời gian này, sức cầu của nền kinh tế giảm, doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động. Hơn thế

nữa, hoạt động tín dụng của ngân hàng không được khả quan, nợ xấu tăng cao và khiến cho ngân hàng phải thận trọng hơn trong cấp tín dụng nhằm giảm rủi ro cho chính ngân hàng mình. Chính các yếu tố này đã làm cho tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống giảm xuống chỉ còn 8,85% vào năm 2012 - mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây.

Sang giai đoạn 2013 - 2014, nền kinh tế Việt Nam đã dần ổn định sau những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, khủng hoảng nợ công trước đó. Các biến số vĩ mô dần ổn định, thị trường bất động sản có tín hiệu khởi sắc, hoạt động sản xuất kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp có nhiều điều kiện thuận lợi hơn. Từ đó thúc đẩy hoạt động tín dụng ngân hàng phát triển và lần lượt đạt mức tăng trưởng tăng trở lại vào các năm 2013, 2014 là 12,52% và 14,16%.

Đến năm 2015, điều hành chính sách tiền tệ đạt được những thành công nhất định. Theo thông tin của NHNN, trần lãi suất huy động bằng VND được duy trì ổn định, kết hợp với điều chỉnh giảm trần lãi suất USD, đảm bảo duy trì chênh lệch hợp lý giữa lãi suất VND và lãi suất USD. NHNN điều tiết thanh khoản của các TCTD hợp lý để tạo điều kiện giảm mặt bằng lãi suất; điều chỉnh giảm lãi suất cho vay một số chương trình tín dụng ngành, lĩnh vực xuống mức khoảng 6,5- 6,6%/năm; tiếp tục yêu cầu các TCTD rà soát giảm lãi suất cho vay của các khoản vay cũ về mức lãi suất cho vay hiện hành. Mặt bằng lãi suất cho vay giảm khoảng 0,3-0,5%/năm so với cuối năm 2014 (lãi suất ngắn hạn giảm khoảng 0,3%/năm, lãi suất trung và dài hạn giảm khoảng 0,3-0,5%/năm), đưa mặt bằng chung lãi suất giảm khoảng 50% so với thời điểm cuối năm 2011. Từ đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2015 tiếp tục làm dài đà tăng sau năm 2014, thể hiện sự hấp thụ vốn ngày càng mạnh của nền kinh tế và đạt mức 17,26%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam001 (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)