8. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
3.3.2. Xác định rõ nguyên nhân dẫn đến nợ xấu
Nợ xấu xảy ra là có thể do nhiều nguyên nhân. Khách quan có thể đến từ việc thiếu hiểu biết của bên vay, năng lực kinh doanh yếu kém của khách hàng, ảnh hưởng xấu từ môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhiều yếu tố khác mà theo đó vượt khỏi tầm kiểm soát của ngân hàng. Chủ quan xuất phát từ nội bộ chính ngân hàng như ngân hàng không tuân thủ chặt chẽ quy trình cho vay, rủi ro đạo đức...Việc tìm hiểu nguyên nhân, đánh giá khả năng thu hồi nợ ở mức độ nào, mức độ “xấu” của khoản nợ đã tới đâu, qua các yếu tố như liệu bên vay có thể xoay sở trong thời hạn bao lâu, mức độ trả được là bao nhiêu so với tổng nợ xấu, tính chắc chắn của bên vay trong việc chủ động thực hiện trả nợ...Từ chính những nguyên nhân được đảm bảo xác định chính xác này mà ngân hàng theo đó có thể đưa ra những biện pháp hiệu quả nhất hoặc có thể phối hợp các giải pháp sao cho phù hợp nhằm thu hồi số nợ nhiều nhất.
Triển khai các nghiệp vụ xử lý nợ xấu: Các ngân hàng cần phải phân loại nợ xấu để có những giải pháp thích hợp, cần tiến hành xử lý nợ xấu theo thứ tự các giải pháp từ truyền thống đến sáng tạo mới như: Giảm lãi; cơ cấu, gia hạn lại thời gian vay và số tiền phải trả của từng kỳ hạn; tìm bên bảo lãnh có thể cho vay thêm đối
với các dự án có tính khả thi; xử lý tài sản bảo đảm tiền vay; bán nợ xấu hoặc truy cứu trách nhiệm của khách hàng vay; một số giải pháp cụ thể như sau: