Cơ cấu nợ xấu theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam001 (Trang 54 - 56)

8. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.2.3. Cơ cấu nợ xấu theo thành phần kinh tế

Đề án tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) của Bộ Tài chính năm 2012 đã xác định dư nợ của 80/96 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đến cuối năm 2010 là 872.860 tỷ đồng và gấp đến 1,6 lần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Tính đến thời điểm hết tháng 12/2014, nợ vay từ các TCTD của các tập đoàn, tổng công ty lớn là 553.014 tỷ đồng, tăng 1% so với giá trị thực hiện năm 2013. Một số đơn vị có số nợ vay từ các TCTD tương đối lớn như Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (174.434 tỷ đồng), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (108.457 tỷ đồng), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (46.170 tỷ đồng), Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (32.282 tỷ đồng)...

Cũng trong khoảng thời gian gần đây, tỷ trọng tín dụng đối với loại hình kinh tế DNNN giảm từ 35,1% năm 2008 xuống còn 18% năm 2013 và 21,2% năm 2014.

Trong khi đó loại hình doanh nghiệp khác (không tính doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các hộ gia đình tham gia sản xuất kinh doanh) tăng từ 36,6% năm 2008 lên mức 42,5% năm 2014. Mặc dù giảm về tỷ trọng song chất lượng tín dụng đối với loại hình DNNN còn thấp. Theo số liệu của NHNN vào năm 2013, các DNNN, tập đoàn kinh tế Nhà nước sử dụng vốn tín dụng chiếm tới 70% tổng số nợ xấu. Ngoài ra theo phân tích của Trung tâm thông tin tư liệu thuộc Viện quản lý kinh tế Trung ương, nợ xấu của DNNN năm 2014 có thể đã lên tới 200.000 tỷ đồng, trong đó đặc biệt lưu ý các tập đoàn kinh tế Nhà nước chiếm tới 53% tổng số nợ xấu.

Hình 2.6. Dƣ nợ tín dụng khối DNNN của các ngân hàng niêm yết

ĐVT: Tỷ đồng

Nguồn: BVSC –Báo cáo triển vọng ngành ngân hàng 2016

Thực tế nợ xấu tại khu vực DNNN là rất khó giải quyết. Khác với doanh nghiệp tư nhân, khi mà xử lý nợ xấu có thể bán tài sản hoặc nhượng cổ phần cho các doanh nghiệp khác nhằm thanh toán khoản nợ đã vay ngân hàng nhằm tránh nguy cơ bị phá sản, thì các DNNN lại rất khó để có thể bán tài sản hoặc cổ phần Nhà nước theo giá thị trường. Do đó, các khoản nợ không có khả năng trả được mà các DNNN vay lúc này phải trông cậy vào sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước dưới

hình thức xoá nợ, khoanh nợ, chuyển nợ, bổ sung vốn... Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ Tài chính cho thấy, tính đến hết ngày 31/12/2015, tỷ lệ nợ công của Việt Nam đang ở mức cao, có giá trị 2.570.248 tỷ đồng, tương đương với 61,3% GDP - tức gần chạm ngưỡng nguy cơ 65%, cùng với tỷ lệ thâm hụt ngân sách ở mức 6,34% GDP. Từ đây có thể thấy được những khó khăn của khu vực DNNN nếu muốn giảm nợ xấu xuống trong bối cảnh mà ngân sách Nhà nước “lực bất tòng tâm”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam001 (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)