Giải pháp phòng ngừa nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam001 (Trang 88 - 90)

8. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.2. Giải pháp phòng ngừa nợ xấu

3.2.1 Vận hành tốt quá trình khai thác và phân tích tín dụng

Trong quá trình công tác, không ít lần tác giả chứng kiến quy trình khai thác và phân tích thông tin tín dụng của các NHTM còn sơ sài, chỉ cần khách hàng có tài sản bảo đảm tốt, hay có cả những hợp đồng tín dụng được duyệt qua trên cơ sở quen biết...Chính những điều này đã làm cho rủi ro tín dụng tăng lên, nợ xấu phát sinh, tức hậu quả lớn đã xảy ra bắt nguồn từ sự xem nhẹ quy trình khai thác và phân tích tín dụng.

3.2.1.1. Khai thác thông tin tín dụng

Thông tin tín dụng được khai thác sẽ giúp cho ngân hàng biết được uy tín, năng lực của khách hàng trong quá khứ, cũng như đánh giá khả năng hiện tại của khách hàng và thiện chí trả nợ trong tương lai. Trong quá trình khai thác thông tin tín dụng, ngân hàng cần phải làm rõ các mảng trọng yếu là phải xác nhận các thông tin được khách hàng cung cấp và khai thác thêm những nguồn thông tin mới để nắm rõ hơn về khách hàng. Việc thu thập thông tin này là nền tảng để ngân hàng sàn lọc, đánh giá, phân tích để quyết định cấp tín dụng an toàn và hiệu quả tối ưu.

Các nguồn thông tin mà ngân hàng khai thác chủ yếu đến từ: (i) Bộ hồ sơ mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng, trong đó có hồ sơ về pháp lý, về tình hình tài chính, về phương án kinh doanh và về tài sản bảo đảm; (ii) Lịch sử giao dịch với chính bản thân ngân hàng hoặc các ngân hàng khác, hay từ CIC; (iii) Các doanh nghiệp có mối liên quan với khách hàng xin vay, đặc biệt là nhà cung cấp, do đôi lúc việc nắm bắt thông tin của những doanh nghiệp này về khách hàng xin vay còn kịp thời và nhanh chóng hơn cả ngân hàng; (iv) Thông tin từ các cơ quan quản lý như thuế, hải quan; (v) Thông tin từ đại chúng.

3.2.1.2. Phân tích thông tin tín dụng

Bao gồm các thông tin tài chính và phi tài chính, trong phân tích phi tài chính thì trọng tâm nhằm vào các khía cạnh:

 Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp đó, lịch sử hành nghề đối với cá nhân, lịch sử quan hệ tín dụng.

− Tư cách và uy tín của khách hàng: Tư cách đạo đức nói chung của người vay là yếu tố khó xác định, những đánh giá về nó đa phần là chủ quan của người cán bộ ngân hàng. Động cơ của người vay có thể phức tạp nên sẽ khó phân tích, vì vậy đánh giá người vay chủ yếu qua thái độ làm việc và những thông tin mà chính người cán bộ đi khai thác thêm ngoài thông tin khách hàng cung cấp sẽ giúp có cái nhìn chân thật hơn. Phía ngân hàng cần phải lưu ý rằng bất kỳ một sự xuyên tạc cố ý làm sai lệch thông tin nào của người vay là một dấu hiệu cực kỳ nguy hiểm, có thể là biểu hiện cho yếu tố lừa đảo mà ngân hàng không thể bỏ qua.

− Năng lực quản lý của khách hàng: Đây là yếu tố cũng không kém phầm quan trọng so với tư cách người đi vay. Cán bộ tín dụng qua đó phải xem xét chủ yếu bằng cách quan sát hoạt động của người đi vay trong thời gian nhất định, các quyết định đưa ra và khả năng giải quyết tình huống khó khăn của người vay sẽ là cơ sở đánh giá năng lực quản lý.

Về phân tích tài chính, có nhiều yếu tố cần phải xem xét, trong đó không thể bỏ qua:

 Cơ cấu tài chính và chiến lược đầu tư của khách hàng đối với khoản vay. − Vốn của khách hàng: Đây sẽ là giá đỡ quan trọng nhằm bù đắp rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, việc tăng vốn tự có là một biểu hiện của sự tiến bộ về tài chính của khách hàng, biểu hiện cho sức khoẻ tài chính của khách hàng. Một khách hàng có vốn tự có thấp sẽ có ít khả năng chống chọi với hoàn cảnh bất lợi.

− Năng lực vay nợ và trả nợ: Sự khác biệt điển hình giữa một khoản cho vay tốt và một khoản cho vay kém biểu hiện trước hết ở việc hoàn trả khoản vay. Đánh giá khả năng trả nợ của người vay thường theo hai hướng: (i) Nghiên cứu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trước đây của khách hàng; (ii) Nghiên cứu phương án kinh doanh dự kiến triển khai trong tương lai, dự đoán dòng tiền thu nhập để trả nợ.

− Khả năng ứng phó của khách hàng trước các dự kiến rủi ro có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam001 (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)