8. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
1.2.3. Các chỉ tiêu đo lường nợ xấu
Việc đo lường chính xác rủi ro tín dụng nói chung hay nợ xấu nói riêng là cần thiết để ngân hàng kịp thời có các giải pháp phòng ngừa và xử lý. Việc làm này cần được triển khai thường xuyên, khoa học, chính xác với các chỉ tiêu đánh giá phổ biến như:
Tỷ lệ này có thể nói là được sử dụng phổ biến nhất, nó giúp phản ánh tỷ lệ các khoản vay khó thu hồi đầy đủ trên tổng các khoản cho vay khách hàng. Chỉ tiêu này thấp thể hiện rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng thấp và các kế hoạch của ngân hàng sẽ được thực hiện tốt; ngược lại, rủi ro tín dụng sẽ cao và ngân hàng phải đối mặt nhiều vấn đề ảnh hưởng chi phí, thu nhập và thanh khoản.
Tỷ lệ xoá nợ ròng/Tổng dư nợ
Theo đó khoản xoá nợ ròng là chênh lệch giữa khoản cho vay không còn giá trị mà ngân hàng tiến hành xoá khỏi sổ sách so với khoản thu nhập mà sau đó ngân hàng thu được từ chính khoản nợ đã xoá. Đây là mức tổn thất thật sự, phản ánh mức rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay ngân hàng. Tỷ lệ này cao sẽ cho thấy hoạt động tín dụng ngân hàng bị tổn thất lớn, danh mục cho vay thiếu chất lượng và hoạt động kinh doanh không hiệu quả, nguy cơ phá sản cao.
Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn/Tổng nợ xấu
Chỉ tiêu này trực tiếp phản ánh rủi ro của nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) trên tổng nợ xấu. Với nhóm nợ này thì độ rủi ro gần như tuyệt đối, việc thu hồi nợ theo cam kết và qua đàm phán gần như bằng không. Tỷ lệ này càng cao thể hiện rủi ro mất vốn của ngân hàng càng lớn và bắt buộc ngân hàng phải khẩn trương và quyết liệt triển khai giải pháp xử lý nợ xấu.