Tâm sinh lí học sinh lớp 11 tác động đến quá trình dạy học địa lí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ trong dạy học địa lí lớp 11 trung học phổ thông (Trang 44 - 46)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Tâm sinh lí học sinh lớp 11 tác động đến quá trình dạy học địa lí

1.2.2.1. Đặc điểm tâm sinh lí học sinh lớp 11

Học sinh ở lứa tuổi lớp 11 đã có sự chuyển biến tâm lí từ trẻ em lên người lớn, lứa tuổi mà HS đã có khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh,… và khao khát nhận thức, tìm tòi những vấn đề về thế giới quan như sự thay đổi về đời sống trên Trái đất, về tự nhiên, về KT - XH,… Xuất phát từ khả năng nhận thức cũng như trí tuệ của lứa tuổi này mà các môn học đã xây dựng một hệ thống cấu trúc chương trình một cách hoàn chỉnh, trong đó có bộ môn Địa lí. Trong giai đoạn phổ thông trung học chương trình Địa lí sẽ cung cấp cho HS một hệ thống các khái niệm hoàn chỉnh về Địa lí KT – XH cũng như các kĩ năng Địa lí khác.

Một số chương trình nghiên cứu của các nhà tâm lí giáo dục học về quá trình nhận thức của HS THPT ở nước ta hiện nay đều cho rằng: Ở lứa tuổi này (15 – 17) HS muốn đi sâu vào tìm hiểu bản chất của sự vật, hiện tượng cũng như nguyên nhân của các quá trình Địa lí. Mặt khác, ở lứa tuổi này HS cũng đã có một trình độ hiểu biết nhất định trong học tập, đã có năng lực quan sát, phân tích, khái quát và có khả năng tự học, độc lập nắm tri thức nếu được giáo viên hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo.

Mặc dù HS ở lứa tuổi này đã có khả năng, phân tích, tổng hợp, so sánh trừu tượng hóa loại tư duy này dựa trên một hệ thống khái niệm trừu tượng nhưng chủ yếu tư duy cụ thể vẫn nắm vai trò quan trọng nhận thức các loại tư duy này hỗ trợ nhau, làm cho sự phản ánh hiện thực khách quan, sinh động, phong phú và sâu sắc.

1.2.2.2. Tác động của tâm sinh lí đến quá trình tiếp thu kĩ năng sử dụng bản đồ

Là học sinh lớp 11 các em đang dần hoàn thiện về thể chất, tư duy, logic, tư duy trừu tượng, sự hoài nghi về khoa học, tính tò mò thích tranh luận,…kinh nghiệm sống của HS ngày càng phong phú và có ý thức đúng đắn và tinh thần tự giác học tập của bản thân.

Những đặc điểm của hoạt động học tập cùng với sự phát triển của nhu cầu nhận thức, hứng thú học tập đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển trí tuệ của học sinh THPT. So với lứa tuổi trước hoạt động trí tuệ của các em có những biến đổi cơ bản và ngày càng hoàn thiện bản thân hơn.

Tri giác: Các em có khả năng phân tích, tưởng tượng các sự vật, hiện tượng phức tạp hơn khi tri giác các sự vật, hiện tượng. Khối lượng tri giác tăng lên, tri giác trở nên có kế hoạch, có trình tự và hoàn thiện hơn.

Trí nhớ của lứa tuổi thiếu niên cũng được thay đổi về chất. Đặc điểm cơ bản của trí nhớ ở lứa tuổi này là sự tăng cường tính chất chủ định, năng lực ghi nhớ có chủ định tăng lên rõ rệt. Học sinh THPT có nhiều tiến bộ trong việc ghi nhớ tài liệu trừu tượng, từ ngữ. Các em có những kĩ năng tổ chức các hoạt động

tư duy, biết tiến hành các thao tác như so sánh, hệ thống hóa, phân loại nhằm ghi nhớ tài liệu. Kỹ năng nắm vững phương tiện ghi nhớ của thiếu niên cũng được phát triển ở mức cao, các em biết sử dụng các phương pháp đặc biệt để ghi nhớ và nhớ lại. Tốc độ ghi nhớ và khối lượng tài liệu ghi nhớ tăng lên.

Tư duy,: Tư duy nói chung và tư duy tưởng tưởng nói riêng phát triển mạnh là một đặc điểm cơ bản ở lứa tuổi này. Nhưng thành phần của tư duy hình tượng - cụ thể vẫn tiếp tục được phát triển, nó vẫn giữ vai trò quan trọng trong cấu trúc của tư duy. [8]

Do vậy việc hình thành kỹ năng sử dụng bản đồ trong dạy học địa lí là rất đúng, phù hợp với đặc điểm tâm lí và trình độ nhận thức của các em hoc sinh THPT. Dựa vào đặc điểm tâm lí và trình độ nhận thức của học sinh giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp nhằm phát huy tính tư duy sáng tạo, tính độc lập của học sinh trong quá trình tự học và thu hút được nhiều học sinh tham gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ trong dạy học địa lí lớp 11 trung học phổ thông (Trang 44 - 46)