Kĩ năng suy giải bản đồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ trong dạy học địa lí lớp 11 trung học phổ thông (Trang 67 - 69)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.5. Kĩ năng suy giải bản đồ

Suy giải bản đồ là thông qua đối tượng được biểu thị trên bản đồ để suy ra các đối tượng không được biểu thị, hoặc dự đoán sự phát triển của đối tượng ra ngoài lãnh thổ biểu thị.

Đây là loại kỹ năng ở mức độ cao, đòi hỏi HS phải có năng lực tư duy từ những kĩ năng sử dụng bản đồ và các kiến thức Địa lí, HS có thể rút ra những kiến thức mới tiềm ẩn trên bản đồ.

Nhìn vào lược đồ (hình 2.2) HS cần tìm hiểu tại sao các trung tâm công nghiệp lại phân bố chủ yếu ở các vùng ven biển. Muốn vậy các em phải phân tích, kết hợp các điều kiện tự nhiên, đặc điểm là vị trí địa lí về điều kiện tài nguyên thiên nhiên Nhật Bản, điều kiện xã hội để giải thích.

Hình 2.2. Các trung tâm công nghiệp chính của Nhật Bản [20]

Muốn rút ra những kết luận HS không những phải kết hợp những kiến thức bản đồ mà còn nắm được những kiến thức Địa lí trên bản đồ, rồi vận dụng tư duy, so sánh, đối chiếu để rút ra những kết luận, từ đó có được những kiến thức địa hình mới.

Quy trình này đòi hỏi yêu cầu cao hơn: + Nắm được mục đích.

+ Đọc bản chú giải trên bản đồ để biết kí hiệu quy ước. + Tái hiện biểu tượng Địa lí dựa vào kí hiệu.

+ Tìm tên và vị trí của đối tượng trên bản đồ. + Quan sát các đối tượng trên bản đồ.

+ Tổng hợp các đối tượng Địa lí trong khu vực để tái tạo biểu tượng chung về khu vực.

Dựa vào các kiến thức Địa lí đã có trước đây phân tích các mối quan hệ giữa các đối tượng biểu hiện trên bản đồ để rút ra kết luận mới. Sau khi các em

xác định được các mối quan hệ của các đối tượng Địa lí trên bản đồ, GV hướng dẫn các em rút ra các kết luận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ trong dạy học địa lí lớp 11 trung học phổ thông (Trang 67 - 69)