8. Cấu trúc luận văn
3.5. Nội dung thực nghiệm
3.5.1. Giáo án thực nghiệm
- Giáo án 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản - Giáo án 2: Thực hành tìm hiểu sự phân hóa lãnh thổ sản xuất của Hoa Kỳ - Giáo án 3: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội, tiết 2: Kinh tế
(xem mục 2.5. Xây dựng một số giáo án dạy học địa lí 11 nhằm hình thành và tăng cường kĩ năng sử dụng bản đồ cho học sinh; xem Phần Phụ lục)
3.5.2. Tiến trình thực nghiệm
* Giai đoạn 1: Chuẩn bị thực nghiệm
+ Biên soạn giáo án thực nghiệm
+ Lựa chọn lớp thực nghiêm và lớp đối chứng
+ Xây dựng đội ngũ giáo viên thực nghiệm và trao đổi phương pháp dạy học thực nghiệm
* Giai đoạn 2: Tiến hành thực nghiệm
+ Kiểm tra sự chuẩn bị các điều kiện cho quá trình thực nghiệm; + Tiến hành dạy học thực nghiệm;
+ Kiểm tra kết quả thực nghiệm;
+ Xây dựng chuẩn và thang điểm đánh giá. Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm đưa ra chỉ tiêu đánh giá:
Kết quả định lượng: Nhằm đánh giá quá trình lĩnh hội tri thức của HS với nội dung bài học thông qua kết quả hoc tập của HS( đánh giá về mặt điểm số). Bài kiểm tra được chấm theo thang điểm 10 chia làm 4 loại:
Loại giỏi (9-10 điểm): Bài làm thể hiện nắm được nội dung bài học ở mức độ cao, trình bày đầy đủ chính xác các ý cơ bản lập luận rõ ràng thể hiện tính đọc lập sáng tạo.
Loại khá (7-8 điểm): Nội dung bài học được trình bày ở mức độ tương đối tốt, nội dung trình bày tương đối đầy đủ, chính xác các ý cơ bản,thể hiện dược tính độc lập của cá nhân.
Loại Trung bình (5-6 điểm): Nắm nội dung bài học không vũng chắc, trình bày chưa đầy đủ thiếu chính xác.
Loại yếu (1-4 điểm) Trình bày nội dung thiếu nhiều, không nắm được bài, trong đó những bài 1-2 điểm là không nắm được nội dung bài học.
Kết quả định tính: Nhằm đánh giá chất lượng của việc nắm tri thức và kỹ năng của HS, trong đó chủ yếu đánh giá khả năng thực hiện các thao tác tư duy và khả năng vận dụng tri thức của HS
Mức độ 1: Ghi nhớ máy móc theo nguyên mẫu câu chữ của GV, thiếu tính sáng tạo không độc lập và không có khả năng khái quát lại hệ thống kiến thức.
Mức độ 2 - Hiểu: Ghi nhớ tài liệu học tập một cách chủ định, hiểu vấn đề. Nắm vững nội dung bài học, thể hiện tính đọc lập cá nhân. Song chưa thể hiện rõ khả năng khái quát hệ thống hóa tri thức.
Mức độ 3 - Có khả năng vận dụng tri thức: Nắm vững nội dung bài học thể hiện tính đọc lập cao, có khả năng khái quát hóa vận dụng tri thức,giải quyết được vấn đề thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học.
Mức độ 4 - Sáng tạo: Có khả năng khái quát hóa, hệ thống hóa tri thứ, thể hiện tính độc lập cao trong quá trình nhận thức, vận dụng tri thức một cách sáng tạo.
3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm 3.6.1. Về mặt định lượng 3.6.1. Về mặt định lượng
Bài kiểm tra ở các nhóm lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đều được chấm theo thang điểm 10 các kết quả thu được được xử lí bằng thống kê toán học nhằm so sánh và đánh giá chất lượng lĩnh hội kiến thức của học sinh kết quả phân loại bài kiểm tra học sinh được như sau:
Trung bình cộng (X ): Đo độ trung bình của một tập hợp để so sánh kết quả trung bình của học sinh lớp ĐC và lớp TN. Việc xử lý qua các lần kiểm tra
theo công thức sau:
10 1 1 i i i X n x n Độ lệch chuẩn (S): 2 ( ) 1 i i f X X S n
Đây là tham số đo mức độ phân tán kết quả học tập của học sinh xung quanh giá trị trung bình cộng (X ). Độ lệch (S) càng nhỏ chứng tỏ kết quả học tập của học sinh phân tán quanh X càng ít nghĩa là chất lượng tốt và ngược lại.
Từ điểm số các bài kiểm tra của hai nhóm lớp TN và ĐC sau khi tính toán được và xử lí có kết quả cụ thể (xem bảng 3.2, hình 3.1):
Bảng 3.2. Phân loại điểm kiểm tra lớp thực nghiệm và đối chứng Lần KT Lớp Sĩ số Số HS đạt điểm X 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 ĐC 150 0 0 0 8 20 35 35 40 8 4 TN 150 0 0 0 0 15 45 30 35 15 10 2 ĐC 150 0 0 0 3 15 30 40 45 12 5 TN 150 0 0 0 1 20 28 36 34 20 11 Tổng hợp ĐC 300 0 0 0 11 35 65 75 85 23 6 TN 300 0 0 0 1 35 73 66 69 35 21
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 1 2 3 4 5 6 7 ĐC TN
Hình 3.1. Biểu đồ tổng hợp điểm của nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng
Từ bảng phân loại điểm bài kiểm tra (bảng 3.2) có kết quả phân loại trình độ HS như sau (xem bảng 3.3, hình 3.2):
Bảng 3.3. Phân loại trình độ học sinh qua bài kiểm tra
Lớp Tống số HS Yếu (3-4 TB(5-6) Khá(7-8) Giỏi( 9-10) SL % SL % SL % SL % ĐC 300 56 18.7 135 45 150 50 29 9,7 TN 300 1 0,3 86 28,7 168 56 45 15 0 10 20 30 40 50 60 Yếu TB Khá Giỏi ĐC TN
Hình 3.2. Biểu đồ so sánh kết quả phân loại trình độ học sinh
Qua tổng hợp, phân tích cho thấy điểm TB của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Như vậy lớp thực nghiệm tiếp thu bài học tốt hơn lớp đối chứng, các kĩ năng sử dụng bản đồ lớp thực nghiệm tốt hơn hẳn lớp đối chứng bởi vì trong quá trình kiểm tra đánh giá đều yêu cầu HS vận dụng kiến thức trên bản đồ để trả lời câu hỏi.
3.6.2. Kết quả định tính
Qua kết quả phân tích bài kiểm tra của HS lớp thực nghiệm và đối chứng, ý kiến xây dựng bài trên lớp, ý kiến trả lời phỏng vấn có nhận xét như sau:
- Đối với lớp thực nghiệm: Đa số HS nắm nội dung khá chính xác và đầy đủ, lập luận chặt chẽ rõ ràng, tìm dược mối liên hệ trong sự vật, hiện tượng khi nghiên cứu. Tính độc lập nhận thức thể hiện rõ thông qua việc trình bày khai thác vấn đề một cách chủ động theo quan điểm của cá nhân HS. Phần lớn HS có khả năng vận dụng tri thức đã học để giải quyết vấn đề trong nhiều tình huống. Đặc biệt HS có khả năng vận dụng các kĩ năng sử dụng bản đồ vào trong học tập môn địa lí, khai thác tri thức từ bản đồ. Tuy nhiên vẫn còn một số ít học sinh chưa nắm tốt kiến thức, khả năng phân tích tổng hợp, khái quát quát hóa và vận dụng tri thức chưa được thể hiện rõ.
- Đối với lớp đối chứng: Việc tiếp thu của học sinh chưa thật tốt. Trình bày vấn đề chưa chính xác, thiếu chặt chẽ, logic. Các em gặp nhiều khó khăn trong khai thác tri thức từ bản đồ, vận dụng bản đồ trong học tập. Khả năng khái quát hệ thống hóa kiến thức chưa tốt. Giờ học trầm hơn lớp thực nghiệm, kém hứng thú.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Nội dung Chương 3 đã đề ra mục đích, nguyên tắc, phương pháp, tiến trình thực nghiệm của quá trình hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ trong dạy học địa lí 11. Sau khi tiến hành thực nghiệm trên 150 HS lớp thực nghiệm đã tiến hành phân tích kết quả. Qua việc phân tích kết quả thu được đã chứng tỏ hiệu quả dạy học địa lí lớp 11 THPT theo hướng hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ trong dạy học địa lí đạt hiệu quả cao hơn so với dạy học thông thường ở lớp đối chứng, chứng minh được tính đúng đắn của vấn đề nghiên cứu trong đề tài.
KẾT LUẬN 1. Các kết quả đạt được của đề tài nghiên cứu
Qua quá trình nghiên cứu, đề tài đã đạt được một số kết quả sau:
1) Đã tiếp thu được một số quan điểm dạy học truyền thống và hiện đại, trên cơ sở đó đề ra các phương pháp nghiên cứu cơ bản, nhằm mục đích thực hiện đề tài nghiên cứu đạt chất lượng, hiệu quả.
2) Nghiên cứu, tìm hiểu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc hướng dẫn kĩ năng sử dụng bản đồ cho HS lớp 11 – THPT.
3) Phân tích khả năng giáo dục kĩ năng bản đồ trong từng bài học chương trình địa lí 11. Xây dựng quy trình, phương pháp cụ thể khi rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ.
4) Xây dựng một số giáo án mẫu, tổ chức dạy học thực nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm. Qua thực nghiệm và đánh giá kết quả cho thấy tính đúng đắn của các nghiên cứu lí luận về quá trình hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ cho học sinh lớp 11 qua dạy học địa lí.
2. Những hạn chế của đề tài
Bên cạnh một số thành công ban đầu thì đề tài còn một số hạn chế:
+ Đề tài chưa có điều kiện đi sâu vào tìm hiểu đầy đủ toàn bộ cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc hình thành kĩ năng bản đồ cho HS. Do điều kiện và thời gian có hạn nên trong luận văn chỉ đề cập đến một số kĩ năng trong một số bài học Địa lí lớp 11.
+ Về đối tượng HS thực nghiệm, tác giả cũng chỉ mới tiến hành được ở một số trường trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
3. Một số đề xuất kiến nghị
- Bộ giáo dục & Đào tạo cần chỉ đạo việc thiết kế chương trình SGK, bản đồ giáo khoa theo kịp yêu cầu đổi mới dạy học Địa lí. Cần cung cấp đầy đủ SGK, sách giáo viên và bản đồ cần cho dạy học Địa lí ở trường phổ thông.
- Giáo viên Địa lí cần quan tâm đầu tư thích đáng nhằm nâng cao năng lực sử dụng bản đồ trong dạy học Địa lí, cần giao lưu học hỏi và trao đổi những kinh nghiệm và phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa trong dạy học Địa lí có hiệu quả hơn, tăng cường sử dụng bản đồ giáo khoa trong quá trình dạy học Địa lí.
Nhà trường cần có chính sách khuyến khích giáo viên bộ môn tự xây dựng bản đồ để giảng dạy cho phù hợp với từng bài.
Trên cơ sở kết quả của đề tài đã đạt được, tác giả sẽ tiếp tục nâng cao và mở rộng phạm vi nghiên cứu cho các cấp học khác nhau.
Đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Rất mong sự đóng góp ý kiến để luận văn hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Đề án đổi mới giáo dục Đại học
Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020, Hà Nội.
2. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/11/2005), Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP “Về đổi mới cơ bản và, toàn diện giáo dục Đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020”, Hà Nội.
3. Lâm Quang Dốc (2003), Bản đồ giáo khoa, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 4. Đặng văn Đức, Nguyễn Thu Hằng (2004), Phương pháp dạy học địa lí theo
hướng tích cực, Nxb Sư phạm Hà Nội.
5. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc (1993), Lí luận dạy học địa lí, Nxb Quốc gia Hà Nội.
6. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng, Mai Hà Phương (2008), Giáo trình lí luận dạy học địa lí phần cụ thể, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
7. Phùng Thị Hằng, Đỗ Thị Hậu, Trịnh Thị Thuận, Phan Hữu Tham (2006), Đề cương bài giảng tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb Sư phạm Thái Nguyên
8. Lê Văn Hồng (1996), Tâm lý học sư phạm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
9. Nguyễn Hữu Huấn (2005), Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy, học địa lí ở lớp 7 trung học cơ sở, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục.
10. Vũ Quốc Lịch (2007), Thiết kế bài giảng địa lí 11 tập 1, 2 trung học phổ thông Nxb Hà Nội.
11. Nguyễn Phương Liên (2012), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học và phương pháp nghiên cứu địa lí, Nxb ĐH Thái Nguyên.
12. Nguyễn Trọng Phúc (1997), Phương pháp dạy học và sử dụng số liệu thống kê trong dạy học địa lí kinh tế - xã hội, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội. 13. Nguyễn Trọng Phúc (2000), Phương tiện, thiết bị kĩ thuật trong dạy học địa
14. Nguyễn Trọng Phúc (2001), Trắc nghiệm khách quan và vấn đề đánh giá trong dạy học địa lí, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội.
15. Nguyễn Trọng Phúc (2001), Một số vấn đề trong dạy học Địa lí ở trường phổ thông Việt Nam,Nxb Giáo dục.
16. Nguyễn Ngọc Quang (1998), Lí luận dạy học Địa lí đại cương, tập 1 Nxb Giáo dục
17.Phạm Xuân Sen, Nguyễn Thu Anh, Ngô Minh Thanh (2007), Đổi mới thiết kế bài giảng Địa lí 11,Nxb Giáo dục.
18. Đỗ Vũ Sơn (2009, 2013, 2016), Giáo trình Bản đồ học, Nxb ĐHTN.
19. Ngô Đạt Tam (1991), Một số vấn đề lí thuyết và thực tiễn trong việc sử dụng bản đồ giáo khoa,Luận án Tiến sĩ.
20. Nguyễn Quý Thao, Tập bản đồ thế giới và các châu lục”,Nxb Giáo dục. 21. Lê Thông, Nguyễn Thị Minh Phương, Phạm Viết Hồng, Nguyễn Việt
Hưng, Ông Thị Đan Thanh, Trần Đức Tuấn, Nguyễn Đức Vũ (2007), Địa lí 11 (sách giáo khoa), Nxb Giáo dục.
22. Trần Đức Tuấn (2007), Hướng dẫn biên soạn và giải bài tập Địa lí 11,Nxb Giáo dục.
23. Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đình Hòa, Nguyễn Đăng Chúng (2007), Kiến thức cơ bản Địa lí 11, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
24. Nguyễn Minh Tuệ (2007), 808 câu hỏi chắc nghiệm địa lí 11, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
25. Nguyễn Đức Vũ, Phạm Thị Sen, Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí ở trung học phổ thông, Nxb Giáo Dục năm 2004.
26. Nguyễn Đức Vũ, Nguyễn Đăng Chúng (2007), Tìm hiểu kiến thức địa lí 11, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
PHẦN PHỤ LỤC
GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM Giáo án 1
Bài 10. CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA Tiết 1. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết được đặc điểm và ý nghĩa của vị trí Địa lí lãnh thổ Trung Quốc. - Hiểu được sự khác biệt về đặc điểm tự nhiên giữa hai miền Tây – Đông và các đặc điểm dân cư, xã hội; từ đó đánh giá được những thuận lợi và khó khăn do đặc điểm dân cư và xã hội mang lại.
2. Kĩ năng
Rèn luyện các kĩ năng bản đồ:
+ Kĩ năng chỉ và đọc tên các đối tượng Địa lí trên bản đồ.
+ Kĩ năng xác định sự phân bố các đối tượng Địa lí trên bản đồ. + Kĩ năng phát hiện các mối quan hệ Địa lí.
+ Khai thác kiến thức từ SGK, bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, tư liệu trong bài.
+ Kĩ năng làm việc theo nhóm.
+ Liên hệ nững kiến thức đã học để phân tích, đánh giá đặc điểm tự nhiên, dân cư Trung Quốc.
3. Thái độ
- Có thái độ đúng đắn trong mối quan hệ Việt – Trung.
4. Năng lực
- Năng lực chung: Kĩ năng giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Đọc và phân tích lược đồ, xác định vị trí trên lược đồ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV, HS 1. Chuẩn bị của GV
- Tập bản đồ thế giới và các châu lục, trong đó có Trung Quốc.
- Một số tranh ảnh về cảnh quan tự nhiên tiêu biểu của Trung Quốc. - Một số ảnh về con người và đô thị Trung Quốc
2. Chuẩn bị của HS
- Đọc trước bài học, SGK, tập bản đồ .
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định: 1’
2. Kiểm tra bài cũ:(3’) Kiểm tra vở thực hành của một số HS.
3. Bài mới( 1’)
Mở bài: Bài ngày hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về một đất nước nằm