Giáo án 2: Dạy học thực hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ trong dạy học địa lí lớp 11 trung học phổ thông (Trang 85)

8. Cấu trúc luận văn

2.5.2.Giáo án 2: Dạy học thực hành

Bài 6: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ (Tiếp theo) Tiết 3: THỰC HÀNH

Tìm hiểu sự phân hóa lãnh thổ sản xuất của Hoa Kỳ 1. Kiến thức:

Xác định được sự phân hóa lãnh thổ trong nông nghiệp và công nghiệp của Hoa Kì và những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hóa đó.

2. Kĩ năng:

Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích bản đồ, phân tích các mối liên hệ giữa điều kiện phát triển với sự phân bố của các ngành nông nghiệp và công nghiệp.

3. Thái độ

- Có ý thức học tập nghiêm túc.

4. Năng lực:

- Năng lực chung: Kĩ năng giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực chuyên biệt: Đọc và phân tích lược đồ.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH 1. Chuẩn bị của GV:

- Bản đồ tự nhiên Hoa Kì. - Bản đồ kinh tế chung Hoa Kì.

- Lược đồ các trung tâm công nghiệp chính của Hoa Kì (Hình 6.7).

2. Chuẩn bị của HS:

- Đọc trước bài học, SGK, tập bản đồ .

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

2. Kiểm tra bài cũ: (3’) Dựa vào lược đồ trình bày đặc điểm ngành nông nghiệp của Hoa Kì và sự phân bố các vùng sản xuất nông nghiệp chính của Hoa Kì?

3. Bài mới (1’)

Giới thiệu bài: “Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật là một nước bại trận, phải xây dựng mọi thứ từ trên điêu tàn đổ nát, trên một đất nước quần đảo, nghèo tài nguyên khoáng sản, lại thường xuyên đối mặt với thiên tai. Thế nhưng chỉ hơn một thập niên sau, Nhật Bản đã trở thành một cường quốc kinh tế. Điều kì diệu có được từ đâu chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài mới hôm nay”.

Các hoạt động dạy học (xem bảng 2.3)

Bảng 2.3. Kịch bản dạy học (Bài 6)

Hoạt động của GV và HS Nội dung Kĩ năng cần đạt Hoạt động 1:. Tìm hiểu sự phân hoá lãnh thổ nông nghiệp Hoa Kì

Hình thức: Cá nhân: Thời gian 15 phút Phương pháp: Sử dụng bản đồ, thuyết trình

Bước 1: GV yêu cầu HS

Dựa vào H 6.1 và bản đồ tự nhiên Hoa Kì xác định các khu vực?

- Đồng bằng ven biển Đông Bắc và nam Ngũ Hồ.

- Đồi núi A-pa-lat.

- Đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô. - Đồng bằng Trung tâm.

- Đồi núi Cooc-đi-e.

Bước 2: GV hướng dẫn HS: - Lập bảng theo mẫu ở SGK.

- Dựa vào lược đồ Hình 6.1 và Hình 6.6 SGK để xác định các

Điền nội dung vào bảng chuẩn kiến thức.

Yêu cầu đọc lược đồ xác định các khu vực: - Đồng bằng ven biển Đông Bắc và nam Ngũ Hồ.

- Đồi núi A-pa-lat. - Đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô.

- Đồng bằng Trung tâm.

- Đồi núi Cooc-đi-e. - Xác định các nông sản chính của từng khu vực.

nông sản chính của từng khu vực và điền vào bảng đã lập? Bước 3: HS trả lời, GV bổ sung và chuẩn kiến thức.

* Bảng chuẩn kiến thức

Cây lương thực Khu vực

Cây lương thực Cây công nghiệp và cây ăn quả

Chăn nuôi Phía Đông Lúa mi, ngô, lúa

gạo

Đậu tương, cây ăn quả cận nhiệt đới và ôn đới Thịt bò, bò sữa thủy sản Trung tâm Các bang phía Bắc

Lúa mì, ngô Củ cải đường, đỗ tương

Táo, lê rau xanh

Bò, lợn

Các bang ở giữa

Ngô, lúa mì Đỗ tương, bông, thuốc lá, củ cải đường

Các bang phía Nam

Lúa gạo Mía, cam chanh, chuối

Thủy sản, lợn

Phía Tây Lúa gạo Cây ăn quả, rừng Bò GV yêu cầu HS

Dựa vào lược đồ tự nhiên giải thích sự khác biệt về nông sản giữa các vùng?

- Chịu tác động của các nhân tố: địa hình, đất đai, nguồn nước, khí hậu, thị trường tiêu thụ…

- Tuỳ theo từng khu vực mà có một số nhân tố đóng vai trò chính

Tìm hiểu sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp của Hoa Kì

Hình thức: Nhóm, cá nhân: Thời gian 15 phút Phương pháp: Sử dụng bản đồ, thuyết trình

theo mẫu SGK. Thảo luận nhóm

- Quan sát lược đồ Các trung tâm công nghiệp chính của Hoa Kì để xác định tên các ngành công nghiệp phân bố ở từng vùng, phân loại theo 2 nhóm và điền vào bảng đã lập.?

Bước 2: GV gọi HS lên bảng xác định. - Các nhóm hoàn thành bảng kiến thức. Đại diên nhóm trình bày nhóm khác bổ sung kiến thức

GV chuẩn kiến thức qua bảng

lược đồ: Xác định các ngành công nghiệp, nơi phân bố. Nhận xét sự khác biệt của các vùng Đông Bắc với các vùng còn lại về mức độ tập trung công nghiệp và cơ cấu ngành * Bảng chuẩn kiến thức Vùng Các ngành CN chính Vùng Đông Bắc Vùng Phía Nam Vùng Phía Tây Các ngành công nghiệp truyền thống Thực phẩm, dệt may, cơ khí, luyện kim đen và màu, hòa chất, đống tàu, sản xuất ô tô Thực phẩm, dệt may, cơ khí, đóng tàu biển, sản xuất ô tô Luyện kim màu, đóng tàu biển, sản xuất ô tô, cơ khí Các ngành công nghiệp hiện đại

Điện tử, viễn thông Điện tử, viễn thông, hóa dầu Chế tạo máy bay tên lủa vũ trụ

Điện tử, viễn thông

Chế tạo máy bay

GV chốt kiến thức trong bảng.

Bước 3: GV yêu cầu HS

Dựa vào bảng vừa hoàn thành kết hợp với lược đồ:

Chịu tác động đồng thời của các yếu tố:

- Nhận xét sự khác biệt của các vùng Đông Bắc với các vùng còn lại về mức độ tập trung công nghiệp và cơ cấu ngành?

- Giải thích nguyên nhân của sự khác biệt trên.

Bước 4: GV chỉ định một số HS trả lời, các HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức.

- Vị trí địa lí của vùng. - Nguồn tài nguyên khoáng sản.

- Dân cư và nguồn lao động. - Mối quan hệ với thị trường thế giới.

IV. CỦNG CỐ( 5’)

- Đánh giá tinh thần học tập của lớp, nhóm, cá nhân kĩ năng sử dụng bản đồ, đọc bản đồ của học sinh. Yêu cầu HS hoàn thiện bài thực hành ở nhà.

V. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI( 1’)

- Chuẩn bị tốt bài mới ở nhà.

* KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ( 4’)

- HS tự đánh giá. HS đánh giá nhau.

- GV đánh giá kĩ năng sử dụng bản đồ của học sinh trong các giờ thực hành

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong chương 2 tác giả đã tiến hành làm rõ việc sử dụng bản đồ trong dạy học Địa lí lớp 11 THPT. Làm rõ được mục tiêu nội dung chương trình trong SGK. Đặc biệt trong chương này tác giả đã tập chung làm rõ khái niệm phân loại hệ thống bản đồ ưu điểm, nhược điểm của các loại bản đồ dùng trong chương trình dạy học và rèn luyện một số kĩ năng cơ bản trong chương trình dạy học địa lí lớp 11 địa lí. Tác giả xây dựng một số giáo án minh họa về dạy học chú trọng rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ trong dạy học Địa lí lớp 11 THPT.

Chương 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm

Mục đích thực nghiệm sư phạm là để đánh giá khả năng thực thi và tính hiệu quả của việc hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ cho học sinh qua phương pháp dạy học địa lí lớp 11.

- Thông qua kết quả dạy học thực nghiệm đánh giá được tính phù hợp với nội dung nghiên cứu của luận văn và xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện nay trong các trường THPT người học chủ động lĩnh hội các tri thức thông qua sự định hướng của GV và tăng cường rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ của học sinh.

3.2. Nguyên tắc thực nghiệm

- Thực nghiệm phải đảm bảo được kết quả về mặt định lượng có tính khoa học, khách quan và phù hợp với thực tế.

- Các bài mẫu thực nghiệm phải có nội dung phù hợp với đề tài nhằm đánh giá tác dụng của việc hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ Địa lí cho học sinh bằng phương pháp dạy học qua dạy học Địa lí lớp 11 ở trường THPT.

- Thực nghiệm trên nhiều đối tượng khác nhau, số lượng HS được thực nghiệm phải đủ độ lớn để cho kết quả đảm bảo tin cậy.

3.3. Nhiệm vụ thực nghiệm

- Xác định tính khả thi và hiệu quả của việc áp dụng các phương pháp hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ trong dạy học Địa lí THPT;

- So sánh đối chiếu kết quả học tập và xử lí kết quả thu được của các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

3.4. Phương pháp thực nghiệm

- Địa bàn thực nghiệm: Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Trường PT Vùng Cao Việt Bắc, Trường THPT Đồng Hỷ;

- Đối tượng thực nghiệm:

+ Học sinh: Chọn trong 3 trường mỗi trường 2 lớp (trong đó có 1 lớp thực nghiệm và 1 lớp đối chứng). Các lớp thực nghiệm và đối chứng có số lượng, chất lượng, trình độ nhận thức tương đương.

+ Giáo viên thực nghiệm: là các giáo viên có kinh nghiệm và trình độ giảng dạy. Trước khi tiến hành thực nghiệm sư phạm, đã tiến hành thảo luận hướng dẫn, thống nhất nội dung và phương pháp dạy với giáo viên. (xem bảng 3.1)

Bảng 3.1: Thông tin về lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Trường THPT Họ tên GV Lớp TN Lớp ĐC Tên lớp Sĩ số Tên lớp Sĩ số Đồng Hỷ Hoàng Thu Thủy 11A 25 11C 26

11B 25 11D 24 Vùng Cao Việt Bắc Vũ Bích Hạnh 11A2 29 11A5 30 11A3 30 11A6 31 Lương Ngọc Quyến Nguyễn Tiến Việt 11A1 21 11A7 20 11A4 20 11A8 19

Tổng 3 GV 6 Lớp 150 6 Lớp 150

- Tổ chức thực nghiệm

Trước khi tiến hành gặp gỡ, trao đổi với GV tham gia thực nghiệm một cách cụ thể về mục tiêu, nội dung, phương pháp và cách thức dạy học.

Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng được cùng một GV dạy với 2 giáo án khác nhau. Lớp thực nghiệm được dạy giáo án soạn theo hướng tăng cường kĩ năng sử dụng bản đồ, lớp đối chứng được dạy theo giáo án thông thường.

Ngoài ra còn căn cứ vào ý kiến của GV đứng lớp GV phụ trách chuyên môn và nhận xét của HS về hứng thú hoạt động nhận thức của HS trong tiết học, hiệu quả của giờ dạy.

- Đánh giá quá trình thực nghiệm

+ Đánh giá thường xuyên HS trong quá trình dạy học theo các tiêu chí: Mức độ học và hiểu bài của HS qua các câu hỏi; Tính tích cực của HS thông qua không khí học, sự tập trung và nghiêm túc số lượng và chất lượng của các câu trả lời cũng như phát biểu xây dựng bài của HS;...

+ Kết thúc quá trình thực nghiệm, HS cả hai nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng sẽ được kiểm tra đánh giá với cùng một đề kiểm tra tổng hợp nhằm đánh giá định lượng, định tính mức độ lĩnh hội kiến thức của HS.

3.5. Nội dung thực nghiệm 3.5.1. Giáo án thực nghiệm 3.5.1. Giáo án thực nghiệm

- Giáo án 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản - Giáo án 2: Thực hành tìm hiểu sự phân hóa lãnh thổ sản xuất của Hoa Kỳ - Giáo án 3: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội, tiết 2: Kinh tế

(xem mục 2.5. Xây dựng một số giáo án dạy học địa lí 11 nhằm hình thành và tăng cường kĩ năng sử dụng bản đồ cho học sinh; xem Phần Phụ lục)

3.5.2. Tiến trình thực nghiệm

* Giai đoạn 1: Chuẩn bị thực nghiệm

+ Biên soạn giáo án thực nghiệm

+ Lựa chọn lớp thực nghiêm và lớp đối chứng

+ Xây dựng đội ngũ giáo viên thực nghiệm và trao đổi phương pháp dạy học thực nghiệm

* Giai đoạn 2: Tiến hành thực nghiệm

+ Kiểm tra sự chuẩn bị các điều kiện cho quá trình thực nghiệm; + Tiến hành dạy học thực nghiệm;

+ Kiểm tra kết quả thực nghiệm;

+ Xây dựng chuẩn và thang điểm đánh giá. Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm đưa ra chỉ tiêu đánh giá:

Kết quả định lượng: Nhằm đánh giá quá trình lĩnh hội tri thức của HS với nội dung bài học thông qua kết quả hoc tập của HS( đánh giá về mặt điểm số). Bài kiểm tra được chấm theo thang điểm 10 chia làm 4 loại:

Loại giỏi (9-10 điểm): Bài làm thể hiện nắm được nội dung bài học ở mức độ cao, trình bày đầy đủ chính xác các ý cơ bản lập luận rõ ràng thể hiện tính đọc lập sáng tạo.

Loại khá (7-8 điểm): Nội dung bài học được trình bày ở mức độ tương đối tốt, nội dung trình bày tương đối đầy đủ, chính xác các ý cơ bản,thể hiện dược tính độc lập của cá nhân.

Loại Trung bình (5-6 điểm): Nắm nội dung bài học không vũng chắc, trình bày chưa đầy đủ thiếu chính xác.

Loại yếu (1-4 điểm) Trình bày nội dung thiếu nhiều, không nắm được bài, trong đó những bài 1-2 điểm là không nắm được nội dung bài học.

Kết quả định tính: Nhằm đánh giá chất lượng của việc nắm tri thức và kỹ năng của HS, trong đó chủ yếu đánh giá khả năng thực hiện các thao tác tư duy và khả năng vận dụng tri thức của HS

Mức độ 1: Ghi nhớ máy móc theo nguyên mẫu câu chữ của GV, thiếu tính sáng tạo không độc lập và không có khả năng khái quát lại hệ thống kiến thức.

Mức độ 2 - Hiểu: Ghi nhớ tài liệu học tập một cách chủ định, hiểu vấn đề. Nắm vững nội dung bài học, thể hiện tính đọc lập cá nhân. Song chưa thể hiện rõ khả năng khái quát hệ thống hóa tri thức.

Mức độ 3 - Có khả năng vận dụng tri thức: Nắm vững nội dung bài học thể hiện tính đọc lập cao, có khả năng khái quát hóa vận dụng tri thức,giải quyết được vấn đề thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học.

Mức độ 4 - Sáng tạo: Có khả năng khái quát hóa, hệ thống hóa tri thứ, thể hiện tính độc lập cao trong quá trình nhận thức, vận dụng tri thức một cách sáng tạo.

3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm 3.6.1. Về mặt định lượng 3.6.1. Về mặt định lượng

Bài kiểm tra ở các nhóm lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đều được chấm theo thang điểm 10 các kết quả thu được được xử lí bằng thống kê toán học nhằm so sánh và đánh giá chất lượng lĩnh hội kiến thức của học sinh kết quả phân loại bài kiểm tra học sinh được như sau:

Trung bình cộng (X ): Đo độ trung bình của một tập hợp để so sánh kết quả trung bình của học sinh lớp ĐC và lớp TN. Việc xử lý qua các lần kiểm tra

theo công thức sau:

10 1 1 i i i X n x n    Độ lệch chuẩn (S): 2 ( ) 1 i i f X X S n    

Đây là tham số đo mức độ phân tán kết quả học tập của học sinh xung quanh giá trị trung bình cộng (X ). Độ lệch (S) càng nhỏ chứng tỏ kết quả học tập của học sinh phân tán quanh X càng ít nghĩa là chất lượng tốt và ngược lại.

Từ điểm số các bài kiểm tra của hai nhóm lớp TN và ĐC sau khi tính toán được và xử lí có kết quả cụ thể (xem bảng 3.2, hình 3.1):

Bảng 3.2. Phân loại điểm kiểm tra lớp thực nghiệm và đối chứng Lần KT Lớp Sĩ số Số HS đạt điểm X 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 ĐC 150 0 0 0 8 20 35 35 40 8 4 TN 150 0 0 0 0 15 45 30 35 15 10 2 ĐC 150 0 0 0 3 15 30 40 45 12 5 TN 150 0 0 0 1 20 28 36 34 20 11 Tổng hợp ĐC 300 0 0 0 11 35 65 75 85 23 6 TN 300 0 0 0 1 35 73 66 69 35 21

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 1 2 3 4 5 6 7 ĐC TN

Hình 3.1. Biểu đồ tổng hợp điểm của nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ trong dạy học địa lí lớp 11 trung học phổ thông (Trang 85)