Giáo án số 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ trong dạy học địa lí lớp 11 trung học phổ thông (Trang 77 - 85)

8. Cấu trúc luận văn

2.6.1.Giáo án số 1

Bài 9: NHẬT BẢN

Tiết 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ Nhật Bản.

- Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi và khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế.

- Phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới sự phát triển kinh tế.

- Trình bày và giải thích được tình hình KT Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng bản đồ (lược đồ) để nhận biết và trình bày một số đặc điểm tự nhiên. - Nhận xét các số liệu, tư liệu.

3. Thái độ:

- Có ý thức học tập người Nhật trong lao động, học tập, thích ứng với tự nhiên, sáng tạo để phát triển phù hợp với hoàn cảnh.

- Biết được vì sao Nhật Bản có điều kiện tự nhiên không thuận lợi nhưng có nền kinh tế phát triển rất mạnh mẽ.

4. Năng lực:

- Năng lực chung: Kĩ năng giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực chuyên biệt: Đọc và phân tích lược đồ, bản đồ.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của GV:

- Bản đồ địa lí tự nhiên Châu Á, bản đồ tự nhiên Nhật Bản - Lược đồ trong tự nhiên SGK.

2. Chuẩn bị của HS:

- Đọc trước bài học.

- Xem trước các bảng số liệu 9.1, 9.2, 9.3 ở SGK.

Nhật bản có những thuận lợi và khó khăn gì về mặt tự nhiên để phát triển kinh tế?

Nhật bản có những thuận lợi và khó khăn gì về mặt tự nhiên để phát triển kinh tế?

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (3’) Dựa vào lược đồ nêu sự phân bố các cây trồng, chủ yếu của Liên Bang Nga? Giải thích sự phân bố

3. Bài mới: (1’)

Giới thiệu bài: “Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật là một nước bại trận, phải xây dựng mọi thứ từ trên điêu tàn đổ nát, trên một đất nước quần đảo, nghèo tài nguyên khoáng sản, lại thường xuyên đối mặt với thiên tai. Thế nhưng chỉ hơn một thập niên sau, Nhật Bản đã trở thành một cường quốc kinh tế. Điều kì diệu có được từ đâu chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài mới hôm nay”.

Bảng 2.2. Kịch bản dạy học (Bài 9)

Hoạt động của GV và HS Nội dung Kĩ năng cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu những đặc điểm vị trí địa lí của Nhật Bản

Hình thức: Cả lớp: Thời gian 2 phút

Phương pháp: Sử dụng bản đồ, thuyết trình

? Dựa vào bản đồ hành chính Châu Á xác định vị trí của Nhật Bản và các quần đảo trên lược đồ

GV yêu cầu học sinh quan sát và lên bảng xác định.

Đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí và lãnh thổ Nhật Bản?

- Vị trí đó có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế Nhật?

* GV bổ sung kiến thức giới thiệu những số liệu khái quát về đất nước Nhật Bản, ( * Diện tích: 378 nghìn km * Dân số: 127,7 triệu người (2005* Thủ đô: Tô-ki-ô)

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ:

- Là một quốc gia hải đảo ở vùng Đông Á

- Gồm có 4 đảo lớn: Hô- cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu và trên 1000 đảo nhỏ.

=> Dễ dàng mở rộng giao lưu với các nước trong khu vực bằng đường biển, phát triển kinh tế biển.

Kĩ năng đọc lược đồ, và xác định trên lược đồ vị trí, ranh giới của Nhật Bản. Chỉ ra được 4 quần đảo lớn.

Hoạt động 2: Tìm hiểu những điều kiện tự nhiên của Nhật Bản

Hình thức: Thảo luận nhóm: Thời gian 10 phút

Phương pháp: Sử dụng bản đồ, đàm thoại gợi mở, giải quyết vấn đề, thuyết trình.

Quan sát lược đồ H 9.2 hãy nêu đặc điểm chủ yếu về địa hình, sông ngòi và bờ biển của Nhật

*Địa hình:

+ Chủ yếu là đồi núi (chiếm 80% diện tích

Quan sát và phân tích lược đồ tự nhiên để biết được Nhật Bản

Bản

.

Dựa vào lược đồ H9.2 cho biết Nhật Bản chịu ảnh hưởng của những loại gió mùa nào?

- Thiên nhiên của Nhật có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế? - GV nhận xét và kết luận bổ sung kiến thức lãnh thổ), có nhiều núi lửa. + Đồng bằng nhỏ hẹp nằm ven biển đất đai màu mỡ => phát triển nông nghiệp.

*Sông ngòi: Ngắn, nhỏ và dốc =>Tiềm năng thủy điện lớn.

* Bờ biển: Khúc khuỷu nhiều vũng vịnh => Xây dựng hải cảng. * Khí hậu: + Nằm trong khu vực gió mùa, mưa nhiều. + Khí hậu thay đổi từ Bắc xuống Nam: Ôn đới, cận nhiệt đới.

*Khoáng sản: Nghèo khoáng sản, ngoài than và đồng các khoáng sản khác không đáng kể. *Khó khăn: Thiên tai (động đất, núi lửa, bảo…) Thiếu tài nguyên khoáng sản.

có những dạng địa hình nào, phân bố ra sao dạng địa hình nào chiếm ưu thế.

Quan sát trên lược đồ kể tên được các con sông lớn, nơi bắt nguồn, hướnng chảy của sông, hình dạng đường bờ biển…

Nêu được đặc điểm khí hậu trong đó có các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, các loại gió chính

Nhận biết được các kí hiệu trên bản đồ kể tên các loại khoáng sản chính.

Thiên nhiên Nhật đa dạng nhưng đầy thử thách tài nguyên nghèo nàn, thiên tai thường xuyên xẩy ra: Động đất, núi lửa, bảo sóng thần => gây ra khó khăn không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế của Nhật. Mỗi năm có khoảng trên 1000 trận động đất lớn nhỏ. Hết thời gian thảo luận GV yêu cầu các nhóm cử đại diện HS lên bản trình bày trên lược đồ.

Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm dân cư của Nhật Bản

Hình thức: cả lớp.Thời gian 5 phút

Phương pháp: Sử dụng bản đồ, giải quyết vấn đề.

GV hướng dẫn HS phân tích bảng số liệu 9.1 SGK rút ra nhận xét về quy mô, cơ cấu dân số Nhật Bản

GV chuẩn kiến thức và nêu câu hỏi:

Dân cư Nhật Bản có đặc điểm gì? Những đặc điểm đó có thuận lợi và khó khăn gì đối với việc phát triển kinh tế?

GV nhận xét và chuẩn kiến thức GV liên hệ số một câu chuyện về tính cần cù, ham học

- Là nước đông dân đứng thứ 8 trên thế giới. - Tốc độ gia tăng dân số thấp và giảm dần (Năm 2005 đạt 0,1%) - Tỷ lệ người già trong dân cư ngày càng lớn. - Lao động cần cù, tính kỉ luật và tinh thần trách nhiệm cao, coi trọng giáo dục. * Kết luận: Có đội ngũ lao động lành nghề, trình độ cao góp phần Kĩ năng phân tích và nhận xét bảng số liệu để biết được quy mô, cơ cấu dân số của Nhật Bản.

hỏi, thích ứng với khoa học kĩ thuật mới của người dân Nhật Bản.

thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh tăng khả năng cạnh tranh trên thế giới. Tuy nhiên gây khó khăn cho đất nước thiếu lực lượng trẻ trong tương lai.

Hoạt động 4: Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản

Hình thức: cả lớp. Thời gian 10 phút

Phương pháp: Sử dụng bản đồ, đàm thoại gợi mở GV nêu một số dẫn chứng nền

kinh tế Nhật bị thiệt hại nặng nề sau chiến tranh. Sau đó GV yêu cầu HS phân tích và nhận xét:

- Dựa vào bảng 9.2 nhận xét tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật thời kì 1950 – 1973?

- Giải thích nguyên nhân?

HS nhận xét và giải thích nguyên nhân về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản. GV kết luận và chuẩn kiến thức.

1. Giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ hai:

Nền kinh tế bị suy sụp nghiêm trọng. 2. Giai đoạn từ 1950 - 1973: - Nền kinh tế nhanh chóng được khôi phục và phát triển nhảy vọt (1955 - 1973)

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (>10%)

* Nguyên nhân:

- Chú trọng đầu tư hiện đại hoá công nghiệp, tăng vốn, áp dụng kĩ thuật mới.

- Tập trung cao độ vào các ngành then chốt, có trọng Kĩ năng nhận xét và phân tích bảng số liệu để thấy được nền kinh tế Nhật Bản thay đổi rõ rệt qua các thời kì.

Sau đó GV yêu cầu yêu cầu HS dựa vào bảng 9.3 nhận xét tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật thời kì 1990 – 2005?

điểm theo từng giai đoạn. - Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng. 3. Giai đoạn từ 1973 - 2005: -Tốc độ phát triển KTgiảm xuống và không ổn định. - Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năng lượng và tài chính thế giới.

- Năm 2005 quy mô nền kinh tế của Nhật Bản lớn thứ hai thế giới (sau Hoa Kì).

IV. CỦNG CỐ (4’)

Bước 1: Khái quát hóa các kiến thức và kỹ năng cơ bản của bài học Em hãy xây dựng sơ đồ nội dung bài học

Bước 2: Xác định dạng các câu hỏi lý thuyết và bài tập kỹ năng:

- Đặt một số câu hỏi ttheo nội dung bài học.

- Hãy phân loại các câu hỏi theo các dạng (Trình bày - phân tích, chứng minh, giải thích, so sánh, vận dụng)

Câu 1: Dựa vào lược đồ tự nhiên em phân tích những thuận lợi và khó khăn về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Nhật Bản đến sự phát triển kinh tế?

Đáp án trả lời dựa trên bản đồ: Biết cách xác định được vị trí địa lí - Là một quốc gia hải đảo ở vùng Đông Á

- Gồm có 4 đảo lớn: Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu và trên 1000 đảo nhỏ.

=> Dễ dàng mở rộng giao lưu với các nước trong khu vực bằng đường biển, phát triển kinh tế biển

* Đặc điểm tự nhiên: Dựa vào lược đồ tự nhiên phân đặc điểm tự nhiên cơ bản: Địa hình, khí hậu, sông ngòi, tài nguyên khoáng sản.

=> Đánh giá thuận lợi, khó khăn

* Thuận lợi: Nhiều suối nước nóng, đất tốt, khí hậu gió mùa thuận lợi cho trồng trọt.

Bờ biển dài thuận lợi xây dựng hải cảng, phát triển giao thông vận tải biển thuận lợi cho phát triển nghề đánh bát cá…

* Khó khăn: Thường xuyên có động đất, sóng thần, nghèo tài nguyên khoáng sản làm hạn chế các hoạt động kinh tế.

Câu 2: Dựa vào bản đồ phân bố dân cư và đô thị trên thế giới nhận xét đặc điểm phân bố dân cư của Nhật Bản

Đáp án trả lời: Nhật Bản là nước thứ 8 trong 10 nước đông dân nhất trên thế giới. Xác định trên bản đồ sự phân bố dân cư, nơi dân tập trung đông, nơi thưa dân và giải thích sự phân bố đó. Phần lớn dân tập trung ở vùng đồng bằng ven biển vì có điều kiện tự nhiên thuận lợi.

Bước 3: Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để định hướng trả lời các câu hỏi và bài tập, cách trình bày bài kiểm tra

Bước 4: Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn trong khu vực ĐNA. Liên kết cùng giúp đỡ nhau học tập tốt để cạnh tranh với các lớp khác.

Bước 5: Rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ.

V. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI (1’)

- Hoàn thiện phần trả lời các câu hỏi và các bài tập trong phần củng cố. - Vận dụng giải các bài toán thực tiễn

- Về nhà trả lời các câu hỏi SGK và - Đọc trước bài Nhật Bản tiết 2. -Sưu tầm tư liệu về KT Nhật Bản.

* KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ (3’)

- HS tự đánh giá. HS đánh giá nhau.

- GV đánh giá kĩ năng khai thác kiến thức từ bản đồ của HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ trong dạy học địa lí lớp 11 trung học phổ thông (Trang 77 - 85)