Kĩ năng vẽ lát cắt địa hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ trong dạy học địa lí lớp 11 trung học phổ thông (Trang 69 - 70)

8. Cấu trúc luận văn

2.6.7. Kĩ năng vẽ lát cắt địa hình

Vẽ lát cắt địa hình là một cách thức để khôi phục lại địa hình thực tế dựa vào các đường bình độ.

Trong giảng dạy Địa lí, lát cắt địa hình là một phương tiện trực quan cần thiết bổ sung cho bản đồ tự nhiên, giúp HS hình thành khái niệm cụ thể, chính xác về địa hình các khu vực nghiên cứu. Trong SGK Địa lí và trong các BĐGK tự nhiên (châu lục, quốc gia, nhất là các khu vực của châu lục hay quốc gia) thường có kèm theo một hoặc nhiều lát cắt địa hình theo những hướng có ý nghĩa để bổ sung làm nổi rõ những nét quan trọng nhất của địa hình, chẳng hạn bản đồ tự nhiên Châu Phi thường được kèm theo một lát cắt địa hình dọc đường xích đạo, giúp người đọc thấy rõ độ nghiêng từ Đông sang Tây của địa hình đại lục Châu Phi, hoặc bản đồ tự nhiên Bắc Mĩ thường được kèm theo lát cắt địa

hình theo vĩ độ 400B làm nổi rõ thêm đặc điểm phân bố địa hình từ Đông sang Tây của đại lục.

Sau khi làm cho HS nắm chắc khái niệm và ý nghĩa của lát cắt địa hình, GV tập cho HS đọc lát cắt theo 3 bước: Đối chiếu lát cắt với bản đồ xem lát cắt đi qua những vùng địa hình như thế nào, dựa vào lát cắt nhận định đặc điểm chung của địa hình và cuối cùng phân tích từng đối tượng biểu hiện trên lát cắt.

Ví dụ: Khi giảng bài 8. Liên Bang Nga, GV có thể vẽ lát cắt địa hình, bằng những câu hỏi gợi ý, chẳng hạn như: dựa vào lát cắt địa hình các em hãy cho biết:

Địa hình LB Nga chia thành mấy bộ phận chính? Vì sao? Kể tên.

Căn cứ vào lát cắt, xác định độ cao của những dãy núi khoảng bao nhiêu mét? Đồng bằng Đông Âu ở độ cao bao nhiêu mét? Có những sông nào chảy qua? Lát cắt địa hình giúp các em thấy được gì?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ trong dạy học địa lí lớp 11 trung học phổ thông (Trang 69 - 70)