Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ trong dạy học địa lí lớp 11 trung học phổ thông (Trang 94)

8. Cấu trúc luận văn

3.6.Đánh giá kết quả thực nghiệm

3.6.1. Về mặt định lượng

Bài kiểm tra ở các nhóm lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đều được chấm theo thang điểm 10 các kết quả thu được được xử lí bằng thống kê toán học nhằm so sánh và đánh giá chất lượng lĩnh hội kiến thức của học sinh kết quả phân loại bài kiểm tra học sinh được như sau:

Trung bình cộng (X ): Đo độ trung bình của một tập hợp để so sánh kết quả trung bình của học sinh lớp ĐC và lớp TN. Việc xử lý qua các lần kiểm tra

theo công thức sau:

10 1 1 i i i X n x n    Độ lệch chuẩn (S): 2 ( ) 1 i i f X X S n    

Đây là tham số đo mức độ phân tán kết quả học tập của học sinh xung quanh giá trị trung bình cộng (X ). Độ lệch (S) càng nhỏ chứng tỏ kết quả học tập của học sinh phân tán quanh X càng ít nghĩa là chất lượng tốt và ngược lại.

Từ điểm số các bài kiểm tra của hai nhóm lớp TN và ĐC sau khi tính toán được và xử lí có kết quả cụ thể (xem bảng 3.2, hình 3.1):

Bảng 3.2. Phân loại điểm kiểm tra lớp thực nghiệm và đối chứng Lần KT Lớp Sĩ số Số HS đạt điểm X 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 ĐC 150 0 0 0 8 20 35 35 40 8 4 TN 150 0 0 0 0 15 45 30 35 15 10 2 ĐC 150 0 0 0 3 15 30 40 45 12 5 TN 150 0 0 0 1 20 28 36 34 20 11 Tổng hợp ĐC 300 0 0 0 11 35 65 75 85 23 6 TN 300 0 0 0 1 35 73 66 69 35 21

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 1 2 3 4 5 6 7 ĐC TN

Hình 3.1. Biểu đồ tổng hợp điểm của nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng

Từ bảng phân loại điểm bài kiểm tra (bảng 3.2) có kết quả phân loại trình độ HS như sau (xem bảng 3.3, hình 3.2):

Bảng 3.3. Phân loại trình độ học sinh qua bài kiểm tra

Lớp Tống số HS Yếu (3-4 TB(5-6) Khá(7-8) Giỏi( 9-10) SL % SL % SL % SL % ĐC 300 56 18.7 135 45 150 50 29 9,7 TN 300 1 0,3 86 28,7 168 56 45 15 0 10 20 30 40 50 60 Yếu TB Khá Giỏi ĐC TN

Hình 3.2. Biểu đồ so sánh kết quả phân loại trình độ học sinh

Qua tổng hợp, phân tích cho thấy điểm TB của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Như vậy lớp thực nghiệm tiếp thu bài học tốt hơn lớp đối chứng, các kĩ năng sử dụng bản đồ lớp thực nghiệm tốt hơn hẳn lớp đối chứng bởi vì trong quá trình kiểm tra đánh giá đều yêu cầu HS vận dụng kiến thức trên bản đồ để trả lời câu hỏi.

3.6.2. Kết quả định tính

Qua kết quả phân tích bài kiểm tra của HS lớp thực nghiệm và đối chứng, ý kiến xây dựng bài trên lớp, ý kiến trả lời phỏng vấn có nhận xét như sau:

- Đối với lớp thực nghiệm: Đa số HS nắm nội dung khá chính xác và đầy đủ, lập luận chặt chẽ rõ ràng, tìm dược mối liên hệ trong sự vật, hiện tượng khi nghiên cứu. Tính độc lập nhận thức thể hiện rõ thông qua việc trình bày khai thác vấn đề một cách chủ động theo quan điểm của cá nhân HS. Phần lớn HS có khả năng vận dụng tri thức đã học để giải quyết vấn đề trong nhiều tình huống. Đặc biệt HS có khả năng vận dụng các kĩ năng sử dụng bản đồ vào trong học tập môn địa lí, khai thác tri thức từ bản đồ. Tuy nhiên vẫn còn một số ít học sinh chưa nắm tốt kiến thức, khả năng phân tích tổng hợp, khái quát quát hóa và vận dụng tri thức chưa được thể hiện rõ.

- Đối với lớp đối chứng: Việc tiếp thu của học sinh chưa thật tốt. Trình bày vấn đề chưa chính xác, thiếu chặt chẽ, logic. Các em gặp nhiều khó khăn trong khai thác tri thức từ bản đồ, vận dụng bản đồ trong học tập. Khả năng khái quát hệ thống hóa kiến thức chưa tốt. Giờ học trầm hơn lớp thực nghiệm, kém hứng thú.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Nội dung Chương 3 đã đề ra mục đích, nguyên tắc, phương pháp, tiến trình thực nghiệm của quá trình hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ trong dạy học địa lí 11. Sau khi tiến hành thực nghiệm trên 150 HS lớp thực nghiệm đã tiến hành phân tích kết quả. Qua việc phân tích kết quả thu được đã chứng tỏ hiệu quả dạy học địa lí lớp 11 THPT theo hướng hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ trong dạy học địa lí đạt hiệu quả cao hơn so với dạy học thông thường ở lớp đối chứng, chứng minh được tính đúng đắn của vấn đề nghiên cứu trong đề tài.

KẾT LUẬN 1. Các kết quả đạt được của đề tài nghiên cứu

Qua quá trình nghiên cứu, đề tài đã đạt được một số kết quả sau:

1) Đã tiếp thu được một số quan điểm dạy học truyền thống và hiện đại, trên cơ sở đó đề ra các phương pháp nghiên cứu cơ bản, nhằm mục đích thực hiện đề tài nghiên cứu đạt chất lượng, hiệu quả.

2) Nghiên cứu, tìm hiểu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc hướng dẫn kĩ năng sử dụng bản đồ cho HS lớp 11 – THPT.

3) Phân tích khả năng giáo dục kĩ năng bản đồ trong từng bài học chương trình địa lí 11. Xây dựng quy trình, phương pháp cụ thể khi rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ.

4) Xây dựng một số giáo án mẫu, tổ chức dạy học thực nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm. Qua thực nghiệm và đánh giá kết quả cho thấy tính đúng đắn của các nghiên cứu lí luận về quá trình hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ cho học sinh lớp 11 qua dạy học địa lí.

2. Những hạn chế của đề tài

Bên cạnh một số thành công ban đầu thì đề tài còn một số hạn chế:

+ Đề tài chưa có điều kiện đi sâu vào tìm hiểu đầy đủ toàn bộ cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc hình thành kĩ năng bản đồ cho HS. Do điều kiện và thời gian có hạn nên trong luận văn chỉ đề cập đến một số kĩ năng trong một số bài học Địa lí lớp 11.

+ Về đối tượng HS thực nghiệm, tác giả cũng chỉ mới tiến hành được ở một số trường trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

3. Một số đề xuất kiến nghị

- Bộ giáo dục & Đào tạo cần chỉ đạo việc thiết kế chương trình SGK, bản đồ giáo khoa theo kịp yêu cầu đổi mới dạy học Địa lí. Cần cung cấp đầy đủ SGK, sách giáo viên và bản đồ cần cho dạy học Địa lí ở trường phổ thông.

- Giáo viên Địa lí cần quan tâm đầu tư thích đáng nhằm nâng cao năng lực sử dụng bản đồ trong dạy học Địa lí, cần giao lưu học hỏi và trao đổi những kinh nghiệm và phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa trong dạy học Địa lí có hiệu quả hơn, tăng cường sử dụng bản đồ giáo khoa trong quá trình dạy học Địa lí.

Nhà trường cần có chính sách khuyến khích giáo viên bộ môn tự xây dựng bản đồ để giảng dạy cho phù hợp với từng bài.

Trên cơ sở kết quả của đề tài đã đạt được, tác giả sẽ tiếp tục nâng cao và mở rộng phạm vi nghiên cứu cho các cấp học khác nhau.

Đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Rất mong sự đóng góp ý kiến để luận văn hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Đề án đổi mới giáo dục Đại học

Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020, Hà Nội.

2. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/11/2005), Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP “Về đổi mới cơ bản và, toàn diện giáo dục Đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020”, Hà Nội.

3. Lâm Quang Dốc (2003), Bản đồ giáo khoa, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 4. Đặng văn Đức, Nguyễn Thu Hằng (2004), Phương pháp dạy học địa lí theo

hướng tích cực, Nxb Sư phạm Hà Nội.

5. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc (1993), Lí luận dạy học địa lí, Nxb Quốc gia Hà Nội.

6. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng, Mai Hà Phương (2008), Giáo trình lí luận dạy học địa lí phần cụ thể, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

7. Phùng Thị Hằng, Đỗ Thị Hậu, Trịnh Thị Thuận, Phan Hữu Tham (2006), Đề cương bài giảng tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb Sư phạm Thái Nguyên

8. Lê Văn Hồng (1996), Tâm lý học sư phạm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

9. Nguyễn Hữu Huấn (2005), Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy, học địa lí ở lớp 7 trung học cơ sở, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục.

10. Vũ Quốc Lịch (2007), Thiết kế bài giảng địa lí 11 tập 1, 2 trung học phổ thông Nxb Hà Nội.

11. Nguyễn Phương Liên (2012), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học và phương pháp nghiên cứu địa lí, Nxb ĐH Thái Nguyên.

12. Nguyễn Trọng Phúc (1997), Phương pháp dạy học và sử dụng số liệu thống kê trong dạy học địa lí kinh tế - xã hội, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội. 13. Nguyễn Trọng Phúc (2000), Phương tiện, thiết bị kĩ thuật trong dạy học địa

14. Nguyễn Trọng Phúc (2001), Trắc nghiệm khách quan và vấn đề đánh giá trong dạy học địa lí, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội.

15. Nguyễn Trọng Phúc (2001), Một số vấn đề trong dạy học Địa lí ở trường phổ thông Việt Nam,Nxb Giáo dục.

16. Nguyễn Ngọc Quang (1998), Lí luận dạy học Địa lí đại cương, tập 1 Nxb Giáo dục

17.Phạm Xuân Sen, Nguyễn Thu Anh, Ngô Minh Thanh (2007), Đổi mới thiết kế bài giảng Địa lí 11,Nxb Giáo dục.

18. Đỗ Vũ Sơn (2009, 2013, 2016), Giáo trình Bản đồ học, Nxb ĐHTN.

19. Ngô Đạt Tam (1991), Một số vấn đề lí thuyết và thực tiễn trong việc sử dụng bản đồ giáo khoa,Luận án Tiến sĩ.

20. Nguyễn Quý Thao, Tập bản đồ thế giới và các châu lục”,Nxb Giáo dục. 21. Lê Thông, Nguyễn Thị Minh Phương, Phạm Viết Hồng, Nguyễn Việt

Hưng, Ông Thị Đan Thanh, Trần Đức Tuấn, Nguyễn Đức Vũ (2007), Địa lí 11 (sách giáo khoa), Nxb Giáo dục.

22. Trần Đức Tuấn (2007), Hướng dẫn biên soạn và giải bài tập Địa lí 11,Nxb Giáo dục.

23. Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đình Hòa, Nguyễn Đăng Chúng (2007), Kiến thức cơ bản Địa lí 11, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

24. Nguyễn Minh Tuệ (2007), 808 câu hỏi chắc nghiệm địa lí 11, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

25. Nguyễn Đức Vũ, Phạm Thị Sen, Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí ở trung học phổ thông, Nxb Giáo Dục năm 2004.

26. Nguyễn Đức Vũ, Nguyễn Đăng Chúng (2007), Tìm hiểu kiến thức địa lí 11, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

PHẦN PHỤ LỤC

GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM Giáo án 1

Bài 10. CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA Tiết 1. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết được đặc điểm và ý nghĩa của vị trí Địa lí lãnh thổ Trung Quốc. - Hiểu được sự khác biệt về đặc điểm tự nhiên giữa hai miền Tây – Đông và các đặc điểm dân cư, xã hội; từ đó đánh giá được những thuận lợi và khó khăn do đặc điểm dân cư và xã hội mang lại.

2. Kĩ năng

Rèn luyện các kĩ năng bản đồ:

+ Kĩ năng chỉ và đọc tên các đối tượng Địa lí trên bản đồ.

+ Kĩ năng xác định sự phân bố các đối tượng Địa lí trên bản đồ. + Kĩ năng phát hiện các mối quan hệ Địa lí.

+ Khai thác kiến thức từ SGK, bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, tư liệu trong bài.

+ Kĩ năng làm việc theo nhóm.

+ Liên hệ nững kiến thức đã học để phân tích, đánh giá đặc điểm tự nhiên, dân cư Trung Quốc.

3. Thái độ

- Có thái độ đúng đắn trong mối quan hệ Việt – Trung.

4. Năng lực

- Năng lực chung: Kĩ năng giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: Đọc và phân tích lược đồ, xác định vị trí trên lược đồ.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV, HS 1. Chuẩn bị của GV

- Tập bản đồ thế giới và các châu lục, trong đó có Trung Quốc.

- Một số tranh ảnh về cảnh quan tự nhiên tiêu biểu của Trung Quốc. - Một số ảnh về con người và đô thị Trung Quốc

2. Chuẩn bị của HS

- Đọc trước bài học, SGK, tập bản đồ .

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định: 1’

2. Kiểm tra bài cũ:(3’) Kiểm tra vở thực hành của một số HS.

3. Bài mới( 1’)

Mở bài: Bài ngày hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về một đất nước nằm ở phía bắc nước ta và là nước có số dân đông nhất thế giới. Một đất nước được biết đến như là người khổng lồ của Châu Á và thế giới – Đất nước Trung Quốc.

Hoạt động của GV và HS Nội dung Kĩ năng cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí Địa lí và lãnh thổ Trung Quốc

Hình thức: Cả lớp - Thời gian: 5’

Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, giải quyết vấn đề. Các bước tiến hành

yêu cầu HS quan sát:

GV: Quan sát lược đồ hành chính thế giới và bản đồ tự nhiên Châu Á kết hợp với SGK cùng hiểu biết của bản thân, hãy xác định VTĐL và lãnh thổ Trung Quốc ? - Diện tích - Nằm ở khu vực I. VTĐL và lãnh thổ - Diện tích: rộng thứ 4 trên thế giới.

- Nằm ở phía Đông Châu Á. - Tiếp giáp: + Phía B, T, N giáp 14 nước.

+ Phía Đông: Có bờ biển kéo dài từ Bắc đến Nam (9000 km), mở rộng ra Thái Bình Dương.

- Nằm ở khu vực có hoạt động kinh tế sôi động.

- Kĩ năng phân biệt, chỉ, đọc các đối tượng Địa lí trên bản đồ. - Kĩ năng xác định VTĐL

- Vĩ độ Địa lí - Tiếp giáp

GV yêu cầu HS lên bảng chỉ bản đồ.

GV: Từ những đặc điểm về VTĐL và lãnh thổ Trung Quốc trên, hãy đánh giá những thuận lợi và khó khăn đo các đặc điểm đó gây ra đối với việc phát triển KT – XH. Một HS trả lời, HS khác bổ sung.

GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

Chuyển ý: Trải dài qua nhiều vĩ độ và có diện tích rộng lớn đã làm cho thiên nhiên Trung Quốc rất phong phú và đa dạng. - Có 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương. Thuận lợi:

- Cảnh quan thiên nhiên đa dạng.

- Mở rộng quan hệ với các nước bằng cả đường bộ và đường biển.

Khó khăn:

- Phát triển kinh tế biển. - Bảo vệ an ninh quốc gia. - Tổ chức sản xuất, thông tin liên lạc, GTVT.

- Đường biên giới chủ yếu là núi cao và hoang mạc nên khó khăn giao lưu, buôn bán với các nước láng giềng

Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên

Hình thức: Nhóm - Thời gian:15’

Phương pháp: Đàm thoại, giải quyết vấn đê, khai thác kiến thức từ bản đồ. GV yêu cầu HS quan

sát bản đồ Tự nhiên Châu Á để nhận biết

II. Điều kiện tự nhiên

(Xem thông tin phản hồi ở phần phụ lục)

- Xác định vị trí các yếu tố tự nhiên, KT- XH của Trung Quốc

sự phân hóa Tây – Đông của tự nhiên Trung Quốc. Khẳng định ranh giới hai miền tự nhiên là đường kinh tuyến 1050.

Bước 1: GV yêu cầu HS

Dựa vào lược đồ tự nhiên châu Á xác định đường kinh tuyến 1050Đ? Yêu cầu HS dùng bút chì kẻ đường kinh tuyến 1050Đ vào lược đồ hình 10.1 trong SGK. Bước 2: GV chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm (xem phiếu học tập phần phụ lục). Nhóm 1, 2, 3: hoàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ trong dạy học địa lí lớp 11 trung học phổ thông (Trang 94)